Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 7. năm học 2013 – 2014

Câu 1: Thế nào là làm việc có kế hoạch ?

Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng.

Câu 2: Ích lợi khi làm việc có kế hoạch ?

- Tiết kiệm thời gian, đạt hiệu quả cao.

 - Giúp ta chủ động trong công việc trong cuộc sống và thực hiện được mục đích đề ra.

 - Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa; giúp con người thích nghi được đời sống hiện đại; yêu cầu kĩ thuật cao.

Câu 3: Nhiệm vụ khi làm kế hoạch ?

- Phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: Học tập, lao động , nghĩ ngơi, rèn luyện thân thể, giúp đỡ gia đình và các hoạt động vui chơi giải trí khác.

- Biết điều chỉnh kế hoạch khi thật cần thiết phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh.

- Quyết tâm, kiên trì, sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đề ra.

 

doc9 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Giáo dục công dân 7. năm học 2013 – 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộc trên các lĩnh vực. - Những di sản, di tích và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Câu 16 : Nhà nước đã có những quy định gì để bảo vệ di sản văn hóa ? - Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa, chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. - Nghiêm cấm các hành vi: + Chiếm đoạt làm sai lệch di sản văn hóa. + Hủy hoại, hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. + Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài. + Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa`để thực hiện những hành vi trái pháp luật. * Tình huống: Trong một lần đi tham quan Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào. Em đồng tình với quan điểm nào? Vì sao? Trả lời: - Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung. Vì: Hằng ngày có biệt bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa - Việc khắc tên, kí tên lên vách đá gây nguy cơ hủy hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long. Câu 17: Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì ? - Tín ngưỡng là lòng tin vào cái gì đó thần bí như: thần linh, thượng đế, chúa trời - Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức, với quan niệm giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Câu 18.: Mê tín dị đoan là gì? Tác hại của mê tín dị đoan? Kể 1 số việc làm thể hiện mê tín dị đoan? - Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên. - Tác hại của mê tín dị đoan: mang lại hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể là tính mạng con người. * Một số việc làm thể hiện mê tín dị đoan: Xem bói để biết trước tương lai, chữa bệnh bằng bùa chú, nước thánh, không ăn trứng trước khi đi thi,lên đồng, xin quẻ, yểm bùa. Câu 19: Nêu quy định của pháp luật về quyền tự do, tín ngưỡng và tôn giáo? - Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào; Người đã theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào có thể thôi không theo nữa, họăc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở. - Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm điều trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Câu 20: Em hãy kể 1 số tôn giáo ở Việt Nam mà em biết ? Đạo phật, đạo thiên chúa, đạo cao đài, đạo tin lành, đạo hồi giáo Câu 21: Tôn giáo, tín ngưỡng khác với mê tín dị đoan như thế nào ? Tôn giáo, tín ngưỡng là lòng tin , sự sùng bái vào cái gì đó thần bí trong khi đó mê tín dị đoan là quá tin ( tin đến mức mê muội) vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên * Tình huống: Cứ đến ngày rằm và mồng một hàng tháng là bà ngoại của Tâm lại thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Hơn thế nữa, bà ngoại Tâm rủ 1 số bạn bè cùng tín ngưỡng đi lễ chùa để cầu nguyện. Tâm cho rằng việc làm của bà là mê tín dị đoan vì việc làm ấy không mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống. Em có đồng ý với ý kiến của Tâm không ? Vì sao? Trả lời: Không đồng ý với ý kiến của Tâm. Vì việc làm của bà ngoại Tâm không phải là mê tín dị đoan mà đó là thể hiện sự tín ngưỡng. Việc thắp nhang ở bàn thờ tổ tiên và đi lễ chùa là để cầu mong những điều tốt lành đến cho những người thân trong gia đình, đồng thời nhắc nhở mình phải ăn ở hiền lành, đức độ để luôn gặp may mắn trong cuộc sống. Như vậy, việc làm của bà ngoại Tâm không phải là không có ý nghĩa. Câu 22: Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như thế nào ? Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác: - Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu, nhà thờ - Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Câu 23: Những hành vi như thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ? - Bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. - Đập phá, thiếu tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu, nhà thờ - Phân biệt đối xử với công dân vì lí do tín ngưỡng, tôn giáo. - Lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm điều trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Câu 24: Bản chất của nhà nước CHXHCNVN là gì? Bản chất của nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do Đảng Cộng sản VN lãnh đạo. Nhà nước ta là thành quả Cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Câu 25: Nêu phân cấp bộ máy nhà nước CHXHCNVN? - Bộ máy nhà nước được chia thành 4cấp: + Bộ máy nhà nước cấp trung ương: Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. + Bộ máy nhà nước cấp tỉnh: HĐND, UBND, TAND, VKSND. + Bộ máy nhà nước cấp huyện: HĐND,UBND,TAND, VKSND. + Bộ máy nhà nước cấp xã: HĐND, UBND. Câu 26: Nêu phân công bộ máy nhà nước CHXHCNVN? - Bộ máy nhà nước gồm có 4 loại cơ quan: + Các cơ quan quyền lực, đại biểu của nhân dân: Quốc hội, HĐND các cấp + Các cơ quan hành chính: Chính phủ, UBND các cấp + Các cơ quan xét xử: TAND: tối cao, tỉnh, huyện, quân sự. + Các cơ quan kiểm sát: VKSND: tối cao, tỉnh, huyện, quân sự. Câu 27: Nêu 1 số việc làm mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã của em đang ở ? - Đăng kí hộ khẩu. - Xin cấp giấy khai sinh. - Sao giấy khai sinh. - Khai báo tạm vắng, tạm trú. - Xác nhận lí lịch . - Xác nhận tình trạng hôn nhân. - Xác nhận gia đình nghèo trung ương, địa phương. Câu 28: Nêu chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội? Quốc hội: là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra, được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại: + Làm và sửa đổi Hiến pháp, Luật. + Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và dối ngoại của đất nước. + Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của nhân dân. Câu 29: Vì sao gọi Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ? Vì Quốc hội là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân lựa chọn bầu ra, đại diện cho mình để tham gia những việc quan trọng nhất của đất nước. Câu 30: Nêu chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ? Chính phủ: là cơ quan chấp hành của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ: + Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật phát huy quyền làm chủ của công dân. +Thống nhất việc quản lí thực hiện các nhiệm vụ + Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân Câu 31: Vì sao Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ? Chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Vì: Chính phủ do Quốc hội bầu ra để điều hành công việc hành chính nhà nước trong toàn quốc Câu 32: Nêu chức năng, nhiệm vụ của HĐND? HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra, có nhiệm vụ: + Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương + Quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt ở địa phương. Câu 33: Vì sao HĐND là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương ? Bởi vì: HĐND là cơ quan bao gồm những người có tài, có đức do nhân dân từng địa phương bầu chọn, đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương để tham gia công việc của nhà nước ở địa phương. Câu 34: Nêu chức năng, nhiệm vụ của UBND? UBND: là cơ quan chấp hành của HĐND, do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. Câu 35: Vì sao UBND được gọi là cơ quan chấp hành của HDND và là cơ quan hành chính của địa phương ? Vì UBND do HĐND bầu ra để quản lí, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương Câu 36: Nêu chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân? Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự là cơ quan xét xử; xét xử công khai và quyết định theo đa số. Câu 37: Nêu chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân? Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. * Tình huống: Cứ đến ngày rằm và mồng một hàng tháng là bà ngoại của Tâm lại thắp hương khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Hơn thế nữa, bà ngoại Tâm rủ 1 số bạn bè cùng tín ngưỡng đi lễ chùa để cầu nguyện. Tâm cho rằng việc làm của bà là mê tín dị đoan vì việc làm ấy không mang lại ý nghĩa gì cho cuộc sống. . Em có đồng ý với ý kiến của Tâm không ? Vì sao? Trả lời: Không đồng ý với ý kiến của Tâm. Vì việc làm của bà ngoại Tâm không phải là mê tín dị đoan mà đó là thể hiện sự tín ngưỡng. Việc thắp nhang ở bàn thờ tổ tiên và đi lễ chùa là để cầu mong những điều tốt lành đến cho những người thân trong gia đình, đồng thời nhắc nhở mình phải ăn ở hiền lành, đức độ để luôn gặp may mắn trong cuộc sống. Như vậy, việc làm của bà ngoại Tâm không phải là không có ý nghĩa.

File đính kèm:

  • docDECUONG GDCD 7 HKII.doc