Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 31 đến tiết 35

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN(4 điểm).

Câu1: Đánh dấu (x) vào các ý đúng(0,5 điểm)

 Bảo vệ di sản văn hoá là phải:

a. Vứt rác bừa bãi xung quanh các di tích

b. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh

c. Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu

d. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật

e. Đập phá, khắc chữ vào các di sản văn hoá

Câu2: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất(1đ)

 1. Nước ta có tên gọi là Cộng hoà XHCN Việt Nam từ:

 a. 2 – 7 - 1976 c. 2 – 9 - 1976

 b. 2 – 7 - 1978 d. 2 – 9 - 1978

 2. Tự do tín ngưỡng và tôn giáo:

 a. Là quyền của công dân. c. Là trách nhiệm của công dân.

 b. Không phải quyền của công dân. d. Tất cả các ý trên

 

doc13 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 31 đến tiết 35, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.MỤC TIấU 1. Kiến thức. - Giúp học sinh hiểu sơ lược những vấn để của địa phương nơi mình sinh sống như những thành tựu đã đạt được hay những khó khăn phải trải qua. 2. Kĩ năng. - Biết tránh xa các tệ nạn xã hội ở địa phương. 3. Thỏi độ. - Thực hành các tình huống có thể sẽ gặp ở địa phương. II. PHƯƠNG PHÁP. - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề.. - Thảo luận. III. PHƯƠNG TIỆN. - Hệ thống các cõu hỏi và bài tập - Tình hình về địa phương trong những năm qua và thời gian tới.. - Các tình huống.... IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài củ:(4’) 3. Bài mới: a. Vào bài(3’) Đất nước ta đã và đang ngày càng đổi mới. Chính nhờ sự đổi mới mà chúng ta có được những thành tựu như ngày hôm nay.ở địa phương chúng ta cũng không nằm ngoài sự phát triển của xã hội, tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển dịa phương mình còn gặp không ít những khó khăn. Vậy những khó khăn đó là gì chúng ta cùng tìm hiểu. b. Cỏc hoạt động Hoạt động 1: (12’) Tìm hiểu những vấn đề của địa phương.. Gv yêu cầu học sinh liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi: ? Theo sự đánh giá của em thì hiện nay địa phương có những thay đổi gì? H/s: - Đời sống của người dân được nâng cao. - Các công trình điện, đường, trường, trạm... được xây dựng khang trang sạch đẹp hơn trước... - Hầu hết trẻ em trong vùng đến tuổi đều được đi học. - Trong sản xuất bà con nông dân đều đã chú trọng đến năng suất... ? Vậy theo em những thay đổi trên là do đâu? GV: Không chỉ có sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương mà dịa bàn xã ta còn được sự ủng hộ và tạo điều kiện của các dự án do nước ngoài tài trợ để xây dựng CSVC. Ví dụ như trường học, trạm y tế... ? Theo em ở địa phương ta có gặp những khó khăn gì? ? Biện pháp để khắc phục khó khăn? H/s: - Tận dụng mọi cơ hội để học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác, Cần có các buổi tập huấn về nâng cao trình độ cho các cán bộ địa phương. Thu hút đầu tư của các dự án... 1. Tình hình của địa phương: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong phát triển làm ăn kinh tế, xoá đói giảm nghèo. b. Khó khăn: - Nguồn vốn tập trung cho sản xuất còn thiếu. - KHKT chưa được áp dụng nhiều vào sản xuất. - Cơ cấu kinh tế đang ở mức nhỏ, lẻ, chưa phát triển. Hoạt động 2:(10’) Tìm hiểu tình hình an ninh trật tự ở địa phương.. ? Tình hình an ninh trật tự ở địa phương như thế nào? H/s: - Vẫn còn hiện tượng đánh bạc, trộm cắp vặt, đánh nhau, rượu chè... - Học sinh thì còn hiện tượng bỏ học để theo kẻ xấu, sa vào các tệ nạn như cờ bạc, đánh bida, chơi trò chơi điện tử... ? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? H/s: - Du nhập nhiều văn hoá phẩm đồi truỵ, băng hình không lành mạnh... - Bố mẹ ít quan tâm đến con cái... - Kinh tế còn nghèo... ? Theo em là học sinh và cũng là những người con của địa phương mình thì em có trách nhiệm gì? 2. Tình hình an ninh trật tự: - không xảy ra những vụ việc lớn. - ANTT luôn dược đảm bảo. 3. Trách nhiệm của học sinh: - Chăm ngoan, học giỏi - Tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương... 4. Củng cố:(5’) Tổ chức trò chơi sắm vai cho học sinh. Tình huống là những vấn đề ở địa phương có liên quan đến học sinh. 5. Dặn dũ:(2’) - Ôn tập các bài 1,3,12,16,18,20,21 để chuẩn bị kiểm tra học kì 2 6. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 34 ôn tập học kì 2 I.MỤC TIấU 1. Kiến thức. - Giúp học sinh ôn tập lại phần đạo đức và pháp luật của môn học. 2 Kĩ năng. - Biết vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra. 3 Thỏi độ. - Có thái độ tốt và thực hành theo những chuẩn mực xã hội và các quy định của pháp luật. II. PHƯƠNG PHÁP. - Đàm thoại - Hướng dẫn - Thảo luận. III. PHƯƠNG TIỆN. - Hệ thống các cõu hỏi và bài tập - Các vấn đề cần ôn tập. - Các tình huống đạo đức và pháp luật. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài củ:(4’) 3. Bài mới: a. Vào bài(3’) Như vậy chúng ta đã hoàn thành xong chương trình môn học. Để giúp cho các em có thể ôn lại những kiến thức cơ bản nhằm chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì 2 hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập. b. Cỏc hoạt động Hoạt động 1: (12’) Giới hạn nội dung cần ôn tập. + Bài 3: Tự trọng + Bài 4: Đạo đức và kỉ luật + Bài 6: Tôn sư trọng đạo + Bài10: Giữ gìn và phát huy... + Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. + Bài: 15: Bảo vệ di sản văn hoá +Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo... + bài 17: Nhà nước CHXH CN Việt Nam. * Các câu hỏi cần ôn tập: ? Trình bày một số hành vi bảo vệ di sản văn hoá? í nghĩ của việc bảo vệ di sản văn hoá? ? Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.? Nêu ví dụ? ? Bản chất của nhà nước CHXH CN Việt Nam? ? So sánh sự giống và khác giữa đạo đức và kỉ luật? 1. Các nội dung cần ôn tập: - Nắm rỏ các khái niệm, ý nghĩa và cách rèn luyện của các phẩm chất đạo đức. - ý nghĩa của việc Nhà nước ban hành Hiến pháp và pháp luật. - Sự giống và khác nhau giữa đạo đức và kỉ luật... Hoạt động 2:(10’) Giải quyết các tình huống và câu hỏi . Gv chia lớp thành 2 nhóm. Yêu cầu 1 nhóm hỏi và nhóm kia trả lời. Các câu hỏi phải xung quanh vấn đề cần ôn tập. Sau 5 phút sẽ luân phiên đến nhóm khác hỏi và trả lời. Các câu hỏi gợi ý: ? Tự trọng là gì? ? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật? ? Đọc một câu ca dao về tôn sư trọng đạo? ? Tìm các câu ca dao tục ngữ...? 4. Củng cố:(5’) Gv yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ: ? Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo là gì?? ? Di sản văn hoá và các loại di sản văn hoá? ?Nhà nước ta có tên là “ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” từ khi nào?? 5. Dặn dũ:(2’) - Tìm các mẫu chuyện đạo đức và pháp luật? - Học kĩ các nội dung đã được hướng dẫn ôn tập 6. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết:35 Kiểm tra học kì ii I. MỤC TIêU. 1. Kiến thức. - Giúp học sinh ôn lại các kiến thức cơ bản đã học để vận dụng vào bài làm 2. Kĩ năng. -Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế 3. Thái độ. - Nghiêm túc khi làm bài kiểm tra II. PHƯƠNG PHáP -Trắc nghiệm - Tự luận III. PHƯƠNG TIỆN. - Đề kiểm tra photo sẵn IV. cáC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài củ: 3. Bài mới: Đề kiểm tra I. Trắc nghiệm khách quan(4 điểm). Câu1: Đánh dấu (x) vào các ý đúng(0,5 điểm) Bảo vệ di sản văn hoá là phải: a. Vứt rác bừa bãi xung quanh các di tích * b. Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh * c. Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu * d. Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật * e. Đập phá, khắc chữ vào các di sản văn hoá * Câu2: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất(1đ) 1. Nước ta có tên gọi là Cộng hoà XHCN Việt Nam từ: a. 2 – 7 - 1976 c. 2 – 9 - 1976 b. 2 – 7 - 1978 d. 2 – 9 - 1978 2. Tự do tín ngưỡng và tôn giáo: a. Là quyền của công dân. c. Là trách nhiệm của công dân. b. Không phải quyền của công dân. d. Tất cả các ý trên 3. Biểu hiện của sống giản dị là: a. Không xa hoa, lãng phí c. Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bên ngoài b. Không cầu kì kiểu cách, d. Tất cả các ý trên 4. Quốc hội do: a. Nhà nước bầu ra. c. Chính phủ bầu ra. b. Nhân dân bầu ra. d. Hội đồng nhân dân bầu ra. Câu3: Điền những ý còn thiếu vào ô trống để tạo thành các khái niệm hoàn chỉnh(1,đ) a. Tôn giáo.................có hệ thống tổ chức,.................... và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. b. .................. là cơ quan quyền lực cao nhất,................những nhiệm vụ trọng đại nhất của quốc gia./. Câu4: Nối cột A với cột B (theo thứ tự) để tạo thành các khái niệm hoàn chỉnh(1,5đ) A B 1. Đạo đức 2. Kỉ luật. a. Là những quy định, những chuẩn mực ứng xử. b. Là những quy định chung của một cộng đồng hay một tổ chức xã hội c. Yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất d. Của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên e. Hành động để đạt chất lượng hiệu quả trong công việc f. Và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện 1 nối với:.................... 2 nối với: ................... II.Tự luận(6 điểm) Câu1: Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và TNTN? Nêu một số hành vi thể hiện bảo vệ MT và TNTN?(2đ) Câu2: Bản chất của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là gì? Giải thích?(1đ) Câu3: Trách nhiệm của công dân đối với quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác? Nêu ví dụ?(3đ) Đáp án--------Biểu điểm I. Trắc nghiệm khách quan(4 điểm) Câu1: (0,5 điểm) - Các ý đúng: a-----c Câu2: (1 điểm-mỗi ý 0,25 điểm) 1. b 2. d 3. c 4. a Câu3: (1,5đ - mỗi ý 0,5 điểm) a. + Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo b. + Tài nguyên thiên nhiên + Có tác động tới đời sống sự tồn tại và phát triển +Mà con người có thể khai thác, sử dụng, chế biến Câu4: (1 đ - mỗi ý 0,25 đ 1. b -----d-----e 2. a.----c------f II. Tự luận(6 điểm) Câu1 :(2 điểm) Bảo vệ môI trường và TNTN là giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác và sử dụng hợp lí nguồn TNTN. Vai trò của MT và TNTN là: Có tầm quan trọng rất đặc biệt đối với đời sống con người, tạo nên CSVC để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống... Câu2: (1 điểm) Trẻ em có bổn phận: - Yêu Tổ quốc... - Chăm chỉ học tập... - Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác. - Không đánh bạc... - Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ Câu3: (3 điểm) Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. ý nghĩa của việc bảo vệ DSVH: Là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của thế hệ tổ tiên.... 4. Củng cố(1/) - Nhắc nhở h/s còn 5 phút làm bài 5. Dặn dò: (2/) - Đọc và chuẩn bị cho bài mới . - Tìm hiểu các tác hại của tệ nạn xã hội. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doctiet 3135.doc