Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 25: Bảo vệ di sản văn hoá

A- Mục tiêu bài học.

 Như ở tiết 1.

B- Chuẩn bị.

1- Phương pháp.

- Thảo luận.

- Giải quyết vấn đề.

2- Đồ dùng, phương tiện.

- Tranh, ảnh về các di sản văn hoá.

- Bảng phụ, giấy khổ lớn.

C- Hoạt động dạy và học.

1- ổn định tổ chức.

2- Kiểm tra bài cũ.

3- Bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 25: Bảo vệ di sản văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn: Tiết PPCT: 25 bảo vệ di sản văn hoá (Tiết 2) A- Mục tiêu bài học. Như ở tiết 1. B- Chuẩn bị. 1- Phương pháp. - Thảo luận. - Giải quyết vấn đề. 2- Đồ dùng, phương tiện. - Tranh, ảnh về các di sản văn hoá. - Bảng phụ, giấy khổ lớn. C- Hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt ? Em hãy nêu khái niệm về di sản văn hoá, di tích lịch sử? Danh lam thắng cảnh? ? ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh? GV: Ngày nay di sản văn hoá có ý nghĩa kkinh tế không nhỏ. ở nhiều nhiều nước, du lịch sinh thái văn hoá đã trở thành nghành kinh tế chủ chốt, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế, hội nhập cùng phát triển. ? Trách nhiệm của công dân được qui định trong pháp luật? GV: Bảo vệ di sản văn hoá còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc hiện nay. - Để làm tốt vấn đề này, đảng và nhà nước ta đã ban hành luật Di sản văn hoá. Bảo vệ và giữ gìn sử dụng hợp lí di sản văn hoá là quyền và nghĩa vụ của công dân. Chúng ta cần vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. Nếu phát hiện hành vi vi phạm thì kịp thời ngăn chặn và xử lí theo pháp luật. Hoạt động 5: Luyện tập HS: Đọc yêu cầu bài tập a, SGK. Hoạt động 6: Mở rộng kiến thức. Luật di sản văn hoá VN ra đời ngày tháng năm nào? Em hãy cho biết ý kiến đúng về ý nghĩa du lịch của nước ta hiện nay. Giới thiệu đất nước, con người VN. Phát triển kinh tế, xã hội. Thương mại hoá du lịch. 3- Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh? II- Nội dung bài học. 1- Khái niệm. - Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác... - Di tích lịch sử văn hoá là: Công tình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá khoa học. - Danh lam thắng cảnh là cảnh quan hiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học... 2- ý nghĩa. - Di sản văn hoá, di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc. Thể hiện công công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc và bảo vệ tổ quốc. Thể hiện kinh nghiệm dân tộc trên các lĩnh vực. - Những di tích, di sản và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn và pháp huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. 3- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá: - Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá. - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá. - Nghiêm cấm các hành vi: + Chiếm đoạt làm sai lệnh di sản văn hoá. + Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. + Mua bán, trao đổi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật... III- Bài tập. Bài tập a. Đáp án: Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá:3,7,8,9,11,12. Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1,2,4,5,6,10,13. Ngày 29/6/2001. Đáp án: a,b,c. Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương. Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá. Không vứt rác bừa bãi. Tố cáo kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật... Chống mê tín dị đoan. Tham gia các lễ hội truyền thống D- Dặn dò. - Về nhà hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK. - Làm bài tập 3 phần luyện tập củng cố. - Sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Tuần: 26 Ngày soạn: Tiết PPCT: 26 Kiểm tra (1 tiết) A- Mục tiêu bài học. - Qua bài kiểm tra để đánh giá trình độ nhận thức và vận dụng kiến thức. - Hiểu được câu hỏi dạng trắc nghiệm. B- Nội dung bài kiểm tra. Phần I: Trắc nghiệm. Những việc làm nào sau đây thực hiện quyền trẻ em. Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo. Lập quĩ khuyến học giúp trẻ em vượt khó. Tổ chức lớp học tình thương. Kinh doanh trên sức lao động của trẻ em. Tổ chức văn nghệ thể thao cho trẻ em đường phố. Quan tâm chăm sóc trẻ em khuyết tật. Phần II: Tự luận. Câu 1: Hãy nêu những biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 2: Nêu khái niệm di sản văn hoá? Trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ môi trườngvà giữ gìn các di sản văn hoá? Đáp án. Phần I: Trắc nghiệm:(4đ) Những việc làm thực hiện quyền trẻ em: 1,2,3,5,6. Phần II: Tự luận:(6đ). Câu 1:(3đ): biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Thực hiện qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện quyền bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo với cơ quan thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình huỷ hoại môi trường. Câu 2:(3đ) a- Khái niệm: Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác... Trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá: - Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá. - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá. Nghiêm cấm các hành vi: + Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá. + Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. + Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh. + Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật... C- Củng cố. Nhận xét – thu bài. D- Dặn dò. - Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docTuan 26.doc