I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: HS nêu được:
- Ý nghĩa của di sản văn hoá.
- Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
2. Về kỹ năng:HS biết:
- Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
- Đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hoá phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ: Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC :
- Tư duy sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Hợp tác, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hoá.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 25 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 NS: 3/03/2013
Tiết 25 NG: 5/03/2013
Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: HS nêu được:
- Ý nghĩa của di sản văn hoá.
- Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
2. Về kỹ năng:HS biết:
- Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
- Đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.
- Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hoá phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ: Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC :
- Tư duy sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Hợp tác, đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn hoá.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu khái niệm và cho ví dụ về di sản văn hoá?
- Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Lấy ví dụ?
- Thế nào là di sản văn hóa vật thể? Lấy ví dụ?
3. Dạy - học bài mới:
a. Giới thiệu: Tiết học trước các em đã tìm hiểu và biết được các khái niệm cũng như phân loại di sản văn hoá – di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Vậy, Nhà nước có quy định như thế nào và các di sản đó có ý nghĩa gì? (vào bài).
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa:
*GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin mục 2(b, c)/48 cho biết:
H: Những di sản văn hoá có ý nghĩa gì?
H: Vậy chúng ta phải có trách nhiệm gì?
=>HS trả lời theo thông tin 2(b), GV chuẩn xác và bổ sung: Nhiều nước du lịch sinh thái trở thành ngành kinh tế chủ chốt để thiết lập quan hệ quốc tế và hội nhập phát triển.
H: Nhà nước có trách nhiệm gì với những di sản đó?
=>GV nhấn mạnh: Bảo vệ - giữ gìn và sử dụng hợp lý là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các quy định của pháp luật.
H: Pháp luật có quy định gì về bảo vệ di sản văn hóa?
HS dựa vào thông tin mục 2c- SGK/49 để trả lời.
Hoạt động 3: Thảo luận liên hệ thực tế
*GV giới thiệu cho HS biết về thời gian ra đời của Luật di sản văn hoá (29.06.2001).
*Sau đó, GV chia nhóm cho HS thảo luận (2’) (2 bàn /1 nhóm) theo câu hỏi:
N1,3: Ngành du lịch nước ta hiện nay phát triển có ý nghĩa gì?
(Giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và phát triển kinh tế xã hội)
N2,4: Nêu những việc làm cụ thể của bản thân em để góp phần bảo vệ di sản?
(Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương, đi tham quan tìm hiểu các di sản, không xả rác bừa bãi, tố giác kẻ ăn cắp cổ vật – di vật, tham gia vào lễ hội truyền thống)
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét và có thể liên hệ cho HS về bộ phim mới chiếu trên truyền hình liên quan đến vận chuyển cổ vật để giáo dục HS
Hoạt động 4: Luyện tập:
*Cuối cùng, GV yêu cầu HS làm một số bài tập tại lớp. (Riêng BT a – SGK/50 không làm).
-Cho HS liên hệ tại địa phương theo bài tập d/51.
=>HS đưa phương án và bổ sung, GV nhận xét và chốt ý trả lời đúng.
3. Ý nghĩa:
a) Đối với nước ta:
- Là cảnh đẹp đất nước.
- Là tài sản và truyền thống dân tộc.
- Thể hiện công đức cha ông trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thể hiện kinh nghiệm dân tộc trên các lĩnh vực.
b) Đối với thế giới:
Đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới.
4. Quy định của pháp luật:
- Nghiêm cấm:
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đào bới trái phép.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép cổ vật.
III. Bài tập.
*Bài d/51: Di sản văn hoá phi vật thể của Tây Nguyên (Lễ hội văn hoá cồng chiêng).
4. Củng cố: GV khái quát nội dung cần nắm.
5. Đánh giá: Em có biết vì sao tại các nơi trưng bày hiện vật cổ, người ta đều để bảng “cấm sờ vào hiện vật” không?
6. Hoạt động tiếp nối:
- Học bài theo các nội dung.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD7 tuan 26 tiet 25.doc