I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức:
- Ýnghĩa của các di sản văn hóa.
- Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa
2 Kỹ năng:
- Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh ngăn chặn hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lí.
- Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo ve, tôn tạo các di sản văn hoá.
3 Thái độ: Tôn trọng và tự hào các di sản văn hóa của quê hương đất nước.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
- Kĩ năng phân tích so sánh về sự giống và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định
2. Bài cũ : Em hãy lấy ví dụ về văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể?
3. Bài mới: Liên hệ kiến thức tiết 1 để vào các phần tiết 2
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5429 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 25 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Ngày soạn: 04 / 03/ 2013.
TIẾT 25 Ngày dạy: 09/ 03 / 2013.
BÀI 15 : BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (TT)
I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức:
- Ýnghĩa của các di sản văn hóa.
- Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa
2 Kỹ năng:
- Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh ngăn chặn hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm xử lí.
- Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo ve, tôn tạo các di sản văn hoá.
3 Thái độ: Tôn trọng và tự hào các di sản văn hóa của quê hương đất nước.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN GIÁO DỤC:
- Kĩ năng phân tích so sánh về sự giống và khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và phi vật thể
- Kĩ năng giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hóa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định
2. Bài cũ : Em hãy lấy ví dụ về văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể?
3. Bài mới: Liên hệ kiến thức tiết 1 để vào các phần tiết 2.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học
?: Di sản văn hoá là gì?
?: Có mấy loại di sản văn hoá? Cho ví dụ?
HS suy nghĩ, cho vi dụ minh hoạ
?: Vì sao ta phải bảo vệ di sản văn hoá?
HS suy nghĩ trả lời
GV kết luận mục b - sgk
GV: để làm tốt công tác bảo vệ di sản văn hoá Đảng và nhà nước ta đã ban hành luật di sản văn hoá
?: Nhà nước ta có quy định gì để bảo vệ di sản văn hoá?
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm di sản văn hoá:
- Di sản văn hoá thế hệ khác
(sgk trang 48)
- Phân loại: có 2 loại
Di sản văn hoá phi vật thể
Di sản văn hoá vật thể sgk
2. Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá (sgk phần b trang 49)
3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá .
Phần c /sgk trang 49
Hoạt động 2: Luyện tập
HS đọc
Thảo luận nhóm 2’
HS thảo luận đại diện nhóm trả lời
Các nhóm khác theo dõi bổ sung
GV chốt ý đúng
HS đọc
?: Kể tên một số việc làm: Bảo vệ hoặc phá hoại di sản văn hoá?
HS tự suy nghĩ trả lời
III. Bài tập
2. Bài tập b – sgk – 50
Ý kiến của Dung là đúng vì hành vi khắc, viết tên lên trên các hang động là hành vi phá hoại nét đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long -> Phá hoại di sản văn hoá.
3. Bài tập đ – sgk – 51
Tìm hiểu một vài việc làm của những người xung quanh mà em cho đó là việc làm bảo vệ hoặc phá hoại di sản văn hoá.
Hoạt động 3: Khắc sâu mở rộng kiến thức
GV giới thiệu: luật di sản văn hoá Việt Nam ra đời ngày 29/6/2001
Điều 5, điều 10, điều 13
GV sử dụng bảng phụ để ghi bài tập:
?: Em hãy cho biết ý kiến đúng về ý nghĩa của ngành du lịch nước ta hiện nay:
Giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.
Thể hiện tình yêu quê hương đất nước
Phát triển kinh tế xã hội
Thương mại hoá du lịch
GV cho HS tự do đưa ra suy nghĩ , cách lựa chọn của mình tuỳ theo khả năng nhận thức của các em.
GV kết luận: Vai trò của ngành du lịch đối với việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá trong thời kỳ hội nhập.
?: Là HS, em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ di sản văn hoá?
HS suy nghĩ , trả lời
Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá
Tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá
Chống mệ tín di đoan
Tham gia lễ hội truyền thống
4. Củng cố
Em hiểu như thế nào về câu nói sau:
“Nếu anh bắn vào quá khứ của cha, ông anh bằng súng lục thì con cháu của anh sẽ bắn vào anh bằng đại bác”
GV kết luận: xã hội ngày càng văn minh, phát triển thì người ta càng quan tâm đến di sản văn hoá. Đó là nhu cầu của cuộc sống. Thế hệ mai sau có quyền biết được những giá trị văn hoá nói chung di sản văn hoá nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá để làm giàu cho đất nước, làm phong phú thêm văn hoá của nhân loại.
5. Đánh giá:
Khi cùng đi tham quan một di sản van hóa ở địa phương( một ngôi chùa cổ), có bạn đã dùng cây sắt nhọn và khắc tên mình lên chiếc cột của ngôi chùa. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
6. Dặn dò:
Hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK
Sưu tầm các tranh ảnh về các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thăng cảnh.
7. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- cd7tuan25tiet25.doc