Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 7 - Bài 7: Đoàn kết tương trợ (Tiết 1)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ.

- Kể được một số biểu hiện của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống.

- Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. Giúp con người dễ hoà nhậpvà hợp tác với nhau; có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- Biết đoàn kết tuơng trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Quý trọng sự tương trợ, đoàn kết của mọi người; sẵn sàng giúp đỡ người khác.

- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Kĩ năng giải quyết vấn đề.

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm chia sẻ.

- Kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:

- Xử lí tình huống.

- Đóng vai.

- Xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn có khó khăn theo tổ nhóm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 992 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Trường THCS Gio Quang - Tiết 7 - Bài 7: Đoàn kết tương trợ (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/10/2011. Ngày dạy : 9/10/2011. TIẾT 7: BÀI 7: ĐOÀN KẾT TƯƠNG TRỢ. T1 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ. - Kể được một số biểu hiện của đoàn kết tương trợ trong cuộc sống. - Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. Giúp con người dễ hoà nhậpvà hợp tác với nhau; có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Biết đoàn kết tuơng trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Quý trọng sự tương trợ, đoàn kết của mọi người; sẵn sàng giúp đỡ người khác. - Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. - Kĩ năng thể hiện sự thông cảm chia sẻ. - Kĩ năng hợp tác, đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Xử lí tình huống. - Đóng vai. - Xây dựng kế hoạch giúp đỡ bạn có khó khăn theo tổ nhóm. IV Phương tiện dạy học. 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức, máy chiếu, các phương tiện khác liên quan. 2. Học sinh: - Đọc tìm hiểu truớc bài học ở nhà ( SGK ). Các tư liệu khác liên quan đến bài học. V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: ( 2 phút). 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). - Thế nào là tôn sư trọng đạo? Hãy nêu những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo? - Làm bài tập b, c sgk/ 20. 3. Bài mới. a. Khám phá. (2 phút). - GV giới thiệu bài mới. Gv cho học sinh chơi trò bẻ đũa sau đó dẫn dắt vào bài. b Kết nối: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung kiến thức cơ bản, *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu phần ĐVĐ ở sgk. - Khai thác nội dung truyện đọc: Gv: Gọi HS đọc truyện Gv: Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì?. Gv: Lớp 7B đã làm gì?. Gv: Những hình ảnh, câu nói nào thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau của hai lớp?. Gv: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?. HS: Thảo luận theo nhóm. HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . * HĐ2:( 10 phút) Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học. Gv: Đoàn kết tương trợ là gì?. Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện sự đoàn kết tương trợ, của lớp, trường, địa phương chúng ta. Gv: Trái với đoàn kết, tương trợ là gì? Hs: Chia rẽ, ích kỉ, mâu thuẫn... Thảo luận nhóm Gv: Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo nội dung: N1: Tìm những câu chuyện nhờ có đoàn kết tương trợ mới thành công. N2: Tìm những câu chuyện do mâu thuẩn, chia rẽ dẫn đến thất bại. ( Hs: thảo luận nh ận xét, bổ sung, GV chốt lại) Gv: Vì sao phải đoàn kết, tương trợ? HS: Thảo luận nhóm. HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . * HĐ3: ( 6 phút) Liên hệ thực tế, luyện tập. Gv: HD học sinh làm bài tập a, b, c SGK/22. Gv: Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chủ đề bài học? Hs: - Một cây làm chẳng nên non..... - Dân ta nhớ một chữ đồng đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. - Đoàn kết, ..........( HCM). Gv: HD học sinh giải thích câu ca dao và danh ngôn sgk. Gv: Theo em cần làm gì để rèn luyện tính đoàn kết, tương trợ? HS: thảo luận nhóm. HS: các nhóm nhận xét bổ sung. GV:nhận xét chốt lại ý chính . * HĐ4:(6 phút) Tổ chức trò chơi. Gv: chia HS làm 4 nhóm Cách chơi: Nhóm trưởng chọn chủ đề câu chuyện, các bạn trong nhóm, mỗi người viết một câu rồi gấp lại, chuyền tay nhau viết, sau đó nhóm trưởng đọc nội dung câu chuyện. Nhóm nào có nội dung phù hợp nhất thì nhóm đó thắng. 1. Đoàn kết, tương trợ: - Là sự thông cảm, chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. 2. Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. - Sống đoàn kết, tương trợ giúp chúng ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý. - Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. - Là truyền thống quý báu của dân tộc ta. 3. Cách rèn luyện: Biết đoàn kết trong gia đình, lớp học, khu dân cư, nơi ở Đoàn kết với bạn bè trong nước, trong khu vực, và trên thế giới... Phê phán lên án các biểu hiện chia rẽ mất đoàn kết c. Thực hành / luyện tập ( 6 phút). - Bài tập SGK. d.Vận dụng: ( 2 phút) Gv: Kể chuyên "Hai người bạn". yêu cầu HS rút ra bài học trong quan hệ bạn bè. Sau đó Gv cho Hs khái quát nội dung toàn bài 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập d SGK/22. - Xem lại nội dung các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết. VI. Rút kinh nghiệm tiết dạy:.. . . . . Chuyêm môn kiểm tra. Tổ chuyên môn kiểm tra. Ngày tháng năm 2011. Ngày tháng năm 2011.

File đính kèm:

  • docTIET 7.doc