Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 24 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (tiết 1)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức: HS nêu được: - Khái niệm về di sản văn hoá.

 - Kể tên một số di sản văn hoá ở nước ta.

2. Về kỹ năng: Rèn cho HS kĩ năng nhận biết, phân biệt được di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.

3. Về thái độ: Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước.

II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC :

- Phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể với di sản văn hoá phi vật thể.

- Giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hoá.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Nêu quy định pháp luật và các biện pháp về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 24 - Bài 15: Bảo vệ di sản văn hoá (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 NS: 24/02/2013 Tiết 24 NG: 26/02/2013 Bài 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (Tiết 1) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: HS nêu được: - Khái niệm về di sản văn hoá. - Kể tên một số di sản văn hoá ở nước ta. 2. Về kỹ năng: Rèn cho HS kĩ năng nhận biết, phân biệt được di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. 3. Về thái độ: Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương, đất nước. II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC : - Phân tích, so sánh sự giống và khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể với di sản văn hoá phi vật thể. - Giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến di sản văn hoá. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy định pháp luật và các biện pháp về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? 3. Dạy - học bài mới: a. Giới thiệu: Vào dịp hè hay các kì nghỉ em thường cùng gia đình đi nghỉ mát hay tham quan ở những nơi nào? HS trả lời và GV nhấn mạnh những địa danh trên là di sản văn hoá của nước ta. Vậy thế nào là di sản văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh? (vào bài). b. Bài mới: Hoạt động của thầy – trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Quan sát ảnh và rút ra nhận xét. *GV giới thiệu 3 bức ảnh SGK/47 – 48 cho HS quan sát, sau đó yêu cầu HS trao đổi bàn (2’) theo câu hỏi: Nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên? -Ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc, phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo) của nhân dân ta thời kì phong kiến. -Ảnh 2: Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện chủ tịch HCM ra đi tìm đường cứu nước – đây là sự kiện trọng đại. -Ảnh 3: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh – là cảnh đẹp tự nhiên được xếp hạng là thắng cảnh TG. =>GV chuẩn xác và chốt lại: Từ 3 bức ảnh cho thấy: -Ảnh 1 là di sản văn hoá. -Ảnh 2 là di tích lịch sử. -Ảnh 3 là danh lam thắng cảnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số khái niệm. *GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2a/48 – 49 để tìm hiểu bài học: H: Khái niệm về di sản văn hoá? =>GV cho HS phân biệt khái niệm về di sản văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể và tích hợp về bảo vệ. H: Di tích lịch sử là gì? H: Thế nào là danh lam thắng cảnh? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và nhấn mạnh: Di tích, di sản và cảnh đẹp đều có giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học. Hoạt động 3: Thảo luận lấy ví dụ để phân biệt các khái niệm trên. *GV chia nhóm (2 bàn /1 nhóm) cho HS thảo luận (2’): N1: Cho một số ví dụ về di sản văn hoá? (Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, văn miếu Quốc Tử Giám, chữ Nôm, Áo dài truyền thống, bài hát quan họ) N2: Tìm một số ví dụ về di tích lịch sử? (Bến cảng Nhà Rồng, bảo tàng HCM, hoả lò Côn Đảo, hang PácBó, gò Đống Đa, địa đạo Củ Chi, đền Bến Dược, toà thánh Tây Ninh) N3: Tìm một số ví dụ về danh lam thắng cảnh? (vịnh Hạ Long, ngũ Hành Sơn, Đồ Sơn, Sầm Sơn, núi Lang Biang, Hồ Lắk, hồ Suối Vàng, thung lũng tình yêu) N4: Việt Nam có những di sản văn hoá nào được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế giới? 7 di tích : cố đô Huế (1993) ; phố cổ Hội An (1999) ; thánh địa Mỹ Sơn (1999) ; vịnh Hạ Long (1994, 2000) ; vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (2003) ; hoàng thành Thăng Long (2010) ; thành nhà Hồ (2011). =>GV có thể chia bảng làm 4 cột để sau thời gian thảo luận HS lên điền trên bảng, cả lớp nhận xét và GV chốt lại các ý đúng. I. Quan sát ảnh: II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: a/ Di sản văn hoá : - Gồm di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể. - Là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học - Được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. b/ Di sản văn hóa phi vật thể: Bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, c/ Di sản văn hóa vật thể: Bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật quốc gia. 2. Ví dụ: - Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Hoàng thành Thăng Long, - Múa rối nước, lễ hội đền Hùng, áo dài Việt Nam, chữ Nôm. - Vịnh Hạ Long, động Phong Nha- Kẻ Bàng, 4. Củng cố: *GV cho HS phân biệt di sản văn hoá vật thể và phi vật thể bằng cách lấy ví dụ cụ thể: - Di sản văn hoá vật thể: cố đô Huế, phố cổ Hội An, vịnh Hạ Long, bến cảng Nhà Rồng - Di sản văn hoá phi vật thể: kho tàng ca dao tục ngữ, chữ Hán – Nôm, các làn điệu dân ca, tác phẩm văn học, trang phục áo dài truyền thống, múa rối nước, 5. Đánh giá: GV cho HS tìm hiểu và trình bày tóm tắt về 1 vài loại di sản văn hóa vật thể hoặc DSVH phi vật thể của địa phương, của đất nước mà em biết. 6. Hoạt động tiếp nối: - Học bài theo các nội dung. - Phân biệt các khái niệm và lấy ví dụ cho từng loại. - Chuẩn bị giờ sau tìm hiểu quy định pháp luật và làm bài tập. 7. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docCD7 tuan 25 tiet 24.doc
Giáo án liên quan