Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 21: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 HOẠT ĐỘNG 1: HS Hiểu: Phân biệt một số hành vi vi phạm quyền của trẻ em.

 HOẠT ĐỘNG 2: HS Biết: Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được qui định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

• Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.

• Nêu trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

 HOẠT ĐỘNG 3: HS hiểu: Vận dụng quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em để làm bài tập.

2. Kĩ năng:

 HS thực hiện: Xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.

• Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 HS thực hiện thành thạo: Nhận biết các hành vi vi phạm quyền của trẻ em.

3. Thái độ:

 Thói quen: Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.

 Tính cách: Phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

 *. Tích hợp KNS: KN tư duy phê phán, KN giải quyết vấn đề, KN ra quyết định, KN kiên định.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 21: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM Tuần: 22; Tiết: 21 Ngày dạy: 14 /1/2013 I. Mục tiêu: Kiến thức: HOẠT ĐỘNG 1: HS Hiểu: Phân biệt một số hành vi vi phạm quyền của trẻ em. HOẠT ĐỘNG 2: HS Biết: Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được qui định trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. Nêu trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. HOẠT ĐỘNG 3: HS hiểu: Vận dụng quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em để làm bài tập. Kĩ năng: HS thực hiện: Xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. HS thực hiện thành thạo: Nhận biết các hành vi vi phạm quyền của trẻ em. Thái độ: Thói quen: Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè. Tính cách: Phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em. *. Tích hợp KNS: KN tư duy phê phán, KN giải quyết vấn đề, KN ra quyết định, KN kiên định. Nội dung học tập: Nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam. Chuẩn bị: GV: Bài tập tình huống. Hiến pháp 1992. HS: Sưu tầm tranh ảnh về quyền trẻ em. Tổ chức các hoạt động học tập: Ổn định tổ chức và kiểm diện: 7A1 7A2 7A3 Kiểm tra miệng: *. Câu hỏi: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? (6đ) @. TL: Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. *. Câu hỏi: Để đảm bảo cân đối công việc cần có yêu cầu gì?(3đ) @ TL: Học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, phụ giúp gia đình. *. Câu hỏi: Thế nào là quyền giáo dục?(1đ) @ TL: Là quyền được học tập, được dạy dỗ, có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên, học sinh Nội dung bài học *. Giới thiệu bài(2’) Giáo viên cho học sinh xem hình về 4 nhóm quyền của trẻ em (SGk) ? Nêu tên của 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em mà các em đã học ở bài 12, lớp 6? HS: Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền tham gia, quyền phát triển. GV: Bản thân các em đã được hưởng các quyền đó chưa? Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào về quyền trẻ em. Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 1: Khai thác truyện đọc sgk.(8’) GV: Giới thiệu cho học sinh một vài câu chuyện “Lời yêu thương”, “Bạn cùng cảnh ngộ”...để học sinh thông cảm và noi theo. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán Phương pháp thảo luận: Đọc truyện “Một tuổi thơ bất hạnh”SGK GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Tuổi thơ của Thái diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì? ? Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền nào so với các bạn cùng lứa? ? Thái phải làm gì để trở thành người tốt? ? Chúng ta phải làm gì để giúp đỡ Thái? HS: Đứng tại chỗ trả lời. HS: Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét, đánh giá. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng kiên định Phương pháp động não: Nếu em ở vào hoàn cảnh của Thái em sẽ xử lý như thế nào? GV kết luận: Công ước LHQ về quyền trẻ em đã được Việt Nam tôn trọng và phê chuẩn năm 1990 và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung các quyền đó. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu luật và nội dung bài học.(20’) GV: Cho HS quan sát một số quyền trẻ em. Mở rộng: Cho học sinh kể một số quyền tương ứng với các hình ở SGK: Quyền được khai sinh, quyền được sống chung với cha mẹ và được chăm sóc, quyền được học tập, vui chơi, quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể ? Thế nào là quyền được bảo vệ? ? Thế nào là quyền được chăm sóc? . ? Thế nào là quyền được giáo dục? Nhấn mạnh: Nhà nước đã quan tâm quy định các quyền trên để bảo vệ trẻ em. GV: Giới thiệu cho HS một số điều luật liên quan đến quyền trẻ em VN như Điều 59,61,65...Hiến pháp 1992 ? Vậy trẻ em phải có bổn phận gì? Vì sao trẻ em phải có bổn phận đó? HS: Để thể hiện lòng biết ơn đền đáp những người đã quan tâm chăm sóc, dạy dỗ. *. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng giải quyết vấn đề ? Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em? *. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán. Lưu ý: Nếu trẻ em vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích của người khác thì trách nhiệm thuộc về gia đình là trước tiên. Trách nhiệm gia đình quan trọng nhất vì gia đình là tế bào của xã hội . Liên hệ: Ở trường, địa phương em có những hoạt động gì để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn? *. Câu hỏi dành cho lớp chọn: ? Em hiểu gì về câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người “ HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập.( 8’) Bài tập SGK: Trong các hành vi sau, theo em hành vi nào là xâm phạm đến quyền trẻ em ? 1. Làm khai sinh chậm. 2. Đánh đập, hành hạ trẻ. 3. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. 4. Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống 5. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện. 6. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc. I. TRUYỆN ĐỌC: “Một tuổi thơ bất hạnh “. - Phiêu bạt, bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi. -Vi phạm: Lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi; bỏ đi bụi đời; chuyên cướp giật. - Bố mẹ ly hôn khi 4 tuổi, bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng, làm thuê vất vả. - Thái không được bố mẹ chăm sóc nuôi dưỡng, dạy bảo, không được đi học, không có nhà ở. - Đi học, rèn luyện tốt, vâng lời cô chú, thực hiện tốt quy định của trường. - Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng; giúp Thái hòa nhập với cộng đồng khi Thái ra trường, tạo điều kiện để Thái đi học và có việc làmchính đáng để tự nuôi sống bản thân. - Nếu rơi vào hoàn cảnh của Thái thì: không nghe theo kẻ xấu, vừa đi học, vừa đi làm để có cuộc sống yên ổn, ở với mẹ nuôi chịu khó làm việc để có tiền đi học. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam: a .Quyền được bảo vệ: Là quyền được khai sinh và có quốc tịch. Được nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. b. Quyền được chăm sóc: Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. c. Quyền được giáo dục: Là quyền được học tập, được dạy dỗ, có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. 2. Bổn phận của trẻ em: - Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ; lễ phép với người lớn, chăm chỉ học tập, không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. - Đối với xã hội: Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác. 3. Trách nhiệm của gia đình: - Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích. III. BÀI TẬP: 1. Làm khai sinh chậm. (x) 2. Đánh đập, hành hạ trẻ.(x) 4. Bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống (x) 6. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đánh bạc, hút thuốc.(x) Tổng kết: Sắm vai : *. Tích hợp kĩ năng sống: Kĩ năng ra quyết định để bảo vệ quyền của mình: Phương pháp đóng vai: Cho học sinh đóng vai theo tình huống. Trên đường đi học về ngang qua chợ, 3 bạn: An, Hòa, Thắng nhìn thấy bà bán nước đang xua đuổi một em bé tật nguyền, ăn xin. An kịp thời can ngăn và cho em bé một nghìn đồng. Hòa chờ An và mắng: “mày dở hơi à, bỗng dưng mất tiền ăn quà”. Còn Thắng đã đi từ lúc nào. Hướng dẫn học tập: @ Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, làm bài tập SGK Sưu tầm bài hát nói về quyền trẻ em. @ Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài 13: đọc truyện “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên” . + Đọc kĩ thông tin và sự kiện . + Trả lời các câu hỏi SGK. + Tìm các biện pháp bảo vệ môi trường. + Sưu tầm tranh ảnh về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Phụ lục:

File đính kèm:

  • docTiet 21.doc