Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 21 - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em Việt Nam

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS

ã Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

ã Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.

ã Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Kĩ năng:

ã Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

ã Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.

ã Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

 

doc10 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 21 - Bài 13: Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thương. Tranh 5: Trẻ em có quyền được hưởng nguồn nước sạch. Tranh 6: Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt. ?) Vậy pháp luật nước ta đã có những quy định gì về quyền cơ bản của trẻ em? àDHTL: * Quyền được bảo vệ: - Trẻ em có quyề được khai sinh và có quốc tịch. - Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. * Quyền được chăm sóc: - Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển. - Được bảo vệ sức khỏe. - Được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. - Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị, phục hồi chức năng. - Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy. * Quyền được giáo dục - Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ. - Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, được tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao. GV: Đúng như các bạn vừa trình bày. Quyền cơ bản của trẻ em được quy định từ điều 5 đến điều 12 trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em. Một bạn đứng đậy đọc to cho cả lớp nghe nội dung một số điều. GV chốt: Tất cả những nội dung chúng ta vừa tìm hiểu đã được cụ thể hóa trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em; yêu cầu tất cả mọi người đều phải tuân theo. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với trẻ em. Quan sát tranh Trả lời cá nhân - 1HS nói về quyền được bảo vệ. - 1HS nói về quyền được chăm sóc. - 1HS nói về quyền được giáo dục. Quan sát và ghi nhanh Đọc II. Nội dung bài học: 1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em * Quyền được bảo vệ: * Quyền được chăm sóc: * Quyền được giáo dục: * Hoạt động 4: HD HS tìm hiểu bổn phận của trẻ em (8’) - Mục tiêu: HS biết được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. - Phương pháp: thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại - Cách tiến hành: 2. Bổn phận của trẻ em. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nhỏ GV chiếu tình huống: Gia đình vốn nghèo, lại đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đồng để anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú đã bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm lên lớp và phải học lại. Hãy nêu nhận xét của em về những việc làm của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn bổn phận nào của trẻ em? GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ GV gọi đại diện một nhóm trình bày kết thảo luận, các nhóm khác nghe và nhận xét, bổ sung. à ĐHTL: * Nhận xét về việc làm của Tú: - Không vâng lời cha mẹ. - Lười học, giao du với bạn xấu. - Ham chơi, không giúp đỡ gia đình. * Tú cần phải: - Chăm chỉ, tự giác học tập. - Giúp đỡ gia đình. - Yêu thương, chăm sóc các em. - Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ. ?) Dựa vào kết quả thảo luận trên, em hãy cho biết trẻ em có bổn phận gì đối với quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của mình? GV chốt trên máy. GV chiếu và gọi 1 HS đọc to. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Điều 13: Trẻ em có bổn phận: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình những việc vừa sức mình. Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể; tuân theo nội quy của trường. Tôn trọng pháp luật; thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông; giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.. Điều 14: Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe. Quan sát tình huống. Thảo luận theo nhóm nhỏ. Trình bày Nhận xét, bổ sung Trả lời cá nhân Bổ sung Đọc Ghi nhanh * Hoạt động 5: HD HS tìm hiểu Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội (10’) - Mục tiêu: HS biết được được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em; Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. - Phương pháp: đóng vai, đàm thoại - Cách tiến hành: 3. Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, xã hội GV: Chúng ta thấy rằng trẻ em ngày nay đã được hưởng rất nhiều điều kiện tốt để có thể phát triển một cách toàn diện. Thế nhưng, ở một vài nơi nào đó vẫn còn có những em nhỏ, những bạn học sinh mà quyền lợi của họ đang có nguy cơ bị đe dọa hoặc bị đe dọa. Các em hãy theo dõi các tình huống sau đây rồi đóng vai thể hiện, sau đó nêu lên ý nghĩa của các tình huống đó. GV tổ chức cho HS đóng vai theo tình huống: Thời gian thảo luận: 2’; thời gian thể hiện: 2’; số người tham gia tối đa: 3 người. Phân công: Tổ 1: Tình huống 1. Tổ 2: Tình huống 2. Tổ 3: Tình huống 3. Tổ 4: Nhận xét, nêu ý nghĩa của các trình huống. GV chiếu tình huống: Một em trai bị cha mẹ bắt bỏ học và phải lao động kiếm sống. Khi trẻ đến tuổi đi học mới làm khai sinh. Trẻ bị phân biệt đối xử khi trong gia đình có người nghiện ngập, bị nhiễm HIV. GV cảm ơn các nhóm đã tham gia, chốt các ý kiến nhận xét. Gợi ý nhận xét: ?) Trẻ em trong các tình huống trên đã không được hưởng những quyền gì? ?) Để giúp đỡ các em nhỏ này, theo em, gia đình, Nhà nước và các tổ chức xã hội có thể làm gì? ?) Từ đây, em hãy rút ra trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em? GV chốt: Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội là phải đảm bảo tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ em được phát triển một cách toàn diện, để trở thành người công dân có ích cho đất nước. GV: Nội dung này được quy định cụ thể tại điều 16 đến điều 22 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em. Các em có thể tham khảo thêm ở bảng phụ vào cuối giờ. GV gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc các quy định của pháp luật nước ta về trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội đối với quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em. GV chiếu: Điều 16 1- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiờn chịu trỏch nhiệm về việc bảo vệ, chăm súc, nuụi dạy trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phỏt triển của trẻ em. Điều 18 1- Nhà trẻ, trường, lớp mẫu giỏo, trường phổ thụng phải cú những điều kiện cần thiết để bảo đảm chất lượng nuụi dạy trẻ em, thực hiện tốt mục tiờu giỏo dục của Nhà nước. Điều 19 1- Nhà nước dành một tỷ lệ ngõn sỏch thớch đỏng trong kế hoạch hàng năm cho việc bảo vệ, chăm súc và giỏo dục trẻ em. 2- Cỏc Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cỏc cơ quan khỏc thuộc Hội đồng bộ trưởng, Hội đồng nhõn dõn và Uỷ ban nhõn dõn cỏc cấp, theo chức năng, quyền hạn của mỡnh, chịu trỏch nhiệm tổ chức thực hiện chương trỡnh cụng tỏc bảo vệ, chăm súc và giỏo dục trẻ em, bảo đảm thực hiện cỏc quyền của trẻ em. 3- Cỏc cơ quan bảo vệ phỏp luật, theo chức năng của mỡnh, cú trỏch nhiệm thực hiện hoặc phối hợp thực hiện việc bảo vệ cỏc quyền và lợi ớch của trẻ em, phũng ngừa hành vi vi phạm phỏp luật của trẻ em, giỏo dục trẻ em hư và cải tạo trẻ em vi phạm phỏp luật. Hoạt động nhóm Các nhóm nhận nhiệm vụ Phân công vai diễn và thể hiện Nhận xét Trả lời cá nhân Nhận xét, bổ sung. Ghi nhanh * Hoạt động 6: Củng cố – Luyện tập (12’) - Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức bài học, liên hệ thực tế. - Phương pháp: đàm thoại, trò chơi, giải quyết tình huống - Cách tiến hành: *1. GV cho HS tìm hiểu truyện đọc: “Một tuổi thơ bất hạnh” và trả lời câu hỏi: - Thái đã có những hành vi vi phạm pháp luật nào? Hoàn cảnh nào dẫn đến những hành vi đó của Thái? - Thái đã không được hưởng những quyền gì? - Nhà nước và các tổ chức xã hội đã có những việc làm gì để giúp Thái? - Thái cần phải làm gì để trở thành người tốt? * 2. GV cho HS làm BT ứng xử: Tình huống: Trong trường hợp bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì? Tại sao em lại làm như vậy. GV gọi 3-4 HS đưa ra cách ứng xử của riêng; cho điểm HS có cách ứng xử tốt. GV chốt: Trong tình huống trên, các em hãy bình tĩnh, khéo léo tìm cách báo cho người lớn hoặc các cơ quan, tổ chức để được giúp đỡ giúp đỡ, đồng thời tránh những việc không hay có thể xảy ra. * 3. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tay nhân ái” Luật chơi: Quan sát trên màn hình xuất hiện 2 hình ảnh nói lên việc trẻ em cần được giúp đỡ. Sau khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu”, từng thành viên của mỗi đội chơi nhanh chóng viết các việc làm có thể giúp đỡ trẻ em này và ai là người giúp đỡ. Sau 3’, đội nào viết được nhiều và đúng yêu cầu, đội đó sẽ thắng. Đội thua sẽ phải hát tặng đội thắng một bài hát. Chú ý: trình bày bảng đẹp, rõ; không viết tắt, không viết ngoáy. Đội Nhân Nghĩa: viết việc làm giúp đỡ một trẻ em lang thang Đội Nhân ái: viết việc làm giúp đỡ một trẻ em khuyết tật. GV chọn đội chơi (mỗi đội 5 em), cử hai trọng tài lên giám sát hai đội chơi và tổng kết điểm. GV nhận xét, trao phần thưởng cho đội thắng, phạt đội thua, chốt hoạt động. Làm việc cá nhân Mỗi HS trả lời 1 câu Nhận xét Làm việc cá nhân Tả lời Nhận xét Bổ sung Theo dõi luật chơi. Lần lượt mỗi thành viên sẽ viết một việc làm trẻ em cần được giúp đỡ sau đó chạy nhanh về trao phấn cho bạn mình và đi về cuối hàng chờ đến lượt mình. III. Luyện tập: 1. Truyện đọc: “Một tuổi thơ bất hạnh” 2. Bài tập ứng xử tình huống. 3. Trò chơi: “Vòng tay nhân ái” GV kết bài: GV cho HS nghe lại bài hát: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đúng như lời bài hát: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là khẩu hiệu ghi nhận quyền trẻ em của UNESCO. Trẻ em là niềm tự hào, là tương lai của đất nước, là lớp người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mai sau nên cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ. Đúng như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Cô hi vọng rằng, sau bài học ngày hôm nay các em nhận thấy được các quyền và bổn phận của mình để sống, lao động, học tập cho tốt, mai này trở thành người công dân có ích cho xã hội. 3. Dặn dò, giao bài về nhà: - Học bài. - Làm bài b SGK trang 41 - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về chủ đề bảo vệ môi trường và đóng thành tập san theo tổ.

File đính kèm:

  • docBai 13 Quyen duoc bao ve cham soc giao duc cua tre em VN.doc