I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là khoan dung và biểu hiện của lòng khoan dung.
- Biết được lòng khoan dung qua một số câu tục ngữ, ca dao.
- Tìm cách ứng xử trong tình huống liên quan đến khoan dung.
- Biết được những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa.
- Hiểu được bổn phận của các thành viên trong gia đình.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
- Biết được về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Biếu được biểu hiện của tự tin.
- Giải thích câu tục ngữ nói về tự tin.
2. Về kỹ năng:
- HS biết thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.
- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình.
- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Biết thể hiện sự tự tin trong công việc.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: NS: 13/12/2012
Tiết 18: NG: 15/12/2012
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được thế nào là khoan dung và biểu hiện của lòng khoan dung.
- Biết được lòng khoan dung qua một số câu tục ngữ, ca dao.
- Tìm cách ứng xử trong tình huống liên quan đến khoan dung.
- Biết được những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa.
- Hiểu được bổn phận của các thành viên trong gia đình.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
- Biết được về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Biếu được biểu hiện của tự tin.
- Giải thích câu tục ngữ nói về tự tin.
2. Về kỹ năng:
- HS biết thể hiện lòng khoan dung trong cuộc sống.
- Biết thể hiện hành vi văn hóa trong cư xử, lối sống ở gia đình.
- Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Biết thể hiện sự tự tin trong công việc.
3. Về thái độ:
- HS khoan dung độ lượng với mọi người.
- Coi trọng danh hiệu gia đình văn hóa.
- Trân trọng và tự hào truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
II. XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Kết hợp TNKQ và Tự luận ( 30% TNKQ, 70% TL)
III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Khoan dung.
Biết được lòng khoan dung qua một số câu tục ngữ, ca dao.
Hiểu được thế nào là khoan dung và biểu hiện của lòng khoan dung.
Tìm cách ứng xử trong tình huống liên quan đến khoan dung.
Số câu
Số điểm
0,5 câu
1,0 điểm
0,75 câu
0,75điểm
1,0 câu
2,0 điểm
Số câu: 2,25
Số điểm: 3,75
2.
Xây dựng gia đình văn hóa.
Biết được tiêu chuẩn của gia đình văn hóa.
Biết được những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa.
Hiểu được bổn phận của các thành viên trong gia đình.
Hiểu được trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc xây dựng gia đình văn hóa.
Số câu
Số điểm
0,25 câu
0,25 điểm
0,5 câu
1,0 điểm
0,25 câu 0,25điểm
0,5 câu
2,0 điểm
Số câu: 1,5
Số điểm: 3,5
3.
Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Biết được về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Số câu
Số điểm
0,5 câu
0,5 điểm
Số câu: 0,5
Số điểm: 0,5
4.
Tự tin.
Biếu được biểu hiện của tự tin.
Giải thích câu tục ngữ nói về tự tin.
Số câu
Số điểm
1,25 câu
1,25 điểm
0,5 câu
1,0 điểm
Số câu: 1,75
Số điểm: 2,25
Tổng số
Số câu: 3
Số điểm: 4
Số câu: 2
Số điểm: 4
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 6
Số điểm: 10
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ: (Biên soạn câu hỏi theo ma trận)
I. TRẮC NGHIỆM (3,0đ):
Câu 1 (1,0 đ): Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Thế nào là Khoan dung?
A. Bỏ qua cho người khác. C. Không chấp nhận.
B. Rộng lòng tha thứ lỗi lầm. D. Không để ý người khác.
2. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?
A. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. C. Hay chê bai người khác.
B. Tìm cách che giấu khuyết điểm cho bạn. D. Đổ lỗi cho người khác.
3. Theo em, làm những công việc trong gia đình là bổn phận của ai?
A. Cha và mẹ. C. Tất cả mọi thành viên trong gia đình.
B. Mẹ và con gái. D. Cha và anh trai.
4. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xóa bỏ.
B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.
C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có truyền thống tốt đẹp.
D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.
Câu 2 (1,0đ): Hãy nối 1 ô cột trái (A) với 1 ô ở cột phải (B) sao cho đúng:
A
B
Đáp án
1. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
a. Tự tin.
1-...........
2. Tha thứ và chấp nhận người khác.
b. Truyền thống gia đình.
2-...........
3. Hành động chắc chắn, cương quyết.
c. Khoan dung.
3-...........
4. Sự lao động cần cù, quyết tâm vượt khó.
d. Gia đình văn hóa.
4-...........
e. Yêu thương con người.
Câu 3 (1,0đ): Hãy điền những cụm từ cho sẵn dưới đây vào những chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học:
Tự tin là ..(1)..... vào khả năng của bản thân, .....(2)..... trong mọi việc, dám tự ....(3)..... và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động...(4)......, dám nghĩ, dám làm.
A. cương quyết C. tin tưởng
B. chủ động D. quyết định
II. TỰ LUẬN (7,0đ):
Câu 1 (3,0đ):
Em hãy nêu những tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hóa?
Mọi người và học sinh cần phải làm gì để gia đình luôn là gia đình văn hóa?
Câu 2: (2,0):
a. Nêu 2 câu ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung mà em biết?
b. Giải thích câu tục ngữ “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”?
Câu 3: (2,0đ) Tình huống: “Mạnh chẳng may quệt bút vào chiếc áo trắng của Hoa. Hoa rất tức giận mặc dù Mạnh đã xin lỗi. Hoa quyết định sẽ mách lại chuyện này với cô giáo và bố mẹ vì hành động vô ý thức của Mạnh”.
a) Em có nhận xét gì về hành động của Mạnh và Hoa?
b) Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì?
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐÁP ÁN) VÀ THANG ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (3,0đ):
Đáp án
1
2
3
4
Tổng
Câu 1
B
A
C
D
1,0 đ
Câu 2
d
c
a
b
1,0 đ
Câu 3
C
B
D
A
1,0 đ
II. Tự luận (7,0đ):
Câu 1 (3,0đ):
a. (1,0đ) Các tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hóa là:
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. (0,25đ)
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình. . (0,25đ)
- Đoàn kết với xóm giềng. . (0,25đ)
- Làm tốt nghĩa vụ công dân. . (0,25đ)
b. (2,0đ)
* Đối với mọi người: (1,0 đ)
- Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình. (0,5đ)
- Sống giản dị, tránh xa các tệ nạn xã hội. (0,5đ)
* Đối với học sinh: (1,0đ)
- Chăm ngoan, học giỏi. . (0,25đ)
- Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ. . (0,25đ)
- Thương yêu anh chị em. . (0,25đ)
- Không đua đòi, ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. . (0,25đ)
Câu 2 (2,0đ):
a. VD:
- Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại. (0,5đ)
- Giơ cao đánh khẽ. (0,5đ)
b. Câu tục ngữ “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”: khuyên người ta phải có lòng tự tin, trước khó khăn thử thách (sóng cả: sóng lớn) không nản lòng, không chùn bước. (1,0đ)
Câu 3 (2,0 đ): HS có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng phải đảm bảo được các ý sau:
a) Về Mạnh: Không cố ý và đã biết lỗi. (0,5đ)
Về Hoa:
- Tức giận có phần đúng vì bị làm bẩn áo. (0,25đ)
- Những không khoan dung vì bạn đã xin lỗi rồi. (0,5 đ)
b) Nếu là Hoa:
- Chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ cho bạn. (0,5đ)
- Không mách cô giáo và bố mẹ Mạnh. (0,25đ)
* Rút kinh nghiệm:
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA HKI
Lớp
Giỏi
Khá
Trung Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
File đính kèm:
- CD7 tiet 18.doc