I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
3. Thái độ:
- Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.
- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Nghiên cứu trường hợp điển hình, động não, thảo luận, xử lí tình huống.
- Các ví dụ, tình huống, phiếu học tập.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 14 - Bài 11: Tự tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 - Bài 11
TỰ TIN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
1. Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.
- Nêu được ý nghĩa của tính tự tin.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể.
3. Thái độ:
- Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.
- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
- Nghiên cứu trường hợp điển hình, động não, thảo luận, xử lí tình huống.
- Các ví dụ, tình huống, phiếu học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
1.Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thế nào là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? ý nghĩa của giữ gìn...Là HS chúng ta phải làm gì.?
3. Bài mới.
*Giới thiệu chủ đề: GV nêu một tấm gương về lòng tự tin sau đó khái quát vào vào bài.
* Phát triển chủ đề:
- GV ghi đầu bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện“ Trịnh Hải Hà và chuyến du học Sinhgapo”.
*Mục tiêu: - Giúp HS hiểu thế nào là tự tin.
- Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
- GV cho HS đọc.
+? Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?
+? Hà đã đạt được thành tích gì trong học tập?
+? Do đâu mà Hà lại giỏi Tiếng Anh như vậy?
+? Em có cảm nhận gì về đức tính của Hà?
+? Hãy tìm những biểu hiện của sự tự tin ở Hà?
- HS dựa vào SGK trả lời .
- GV kể thêm cho HS một số tình huống về sự tự tin. VD: Chuyện “ Hai bàn tay” – Tình huống GDCD – tr 31.
+? Vậy em hiểu tự tin là gì?
+? Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện sự tự tin?
- VD: Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đông người; không lúng túng, sợ sệt khi đối mặt với những khó khăn mà bình tĩnh tìm cách giải quyết...
+? Nêu một số ví dụ thể hiện thiếu tự tin?
- Luôn lo sợ, túng lúng, mất bình tĩnh khi đứng trước đông người....
1. Truyện đọc:
+ Điều kiện học tập: Góc học tập là căn gác nhỏ, sách ít, đài cát xét cũbố mẹ
+ Thành tích: Là học sinh giỏi.
+ Do: Tự học, nói chuyện với người nước ngoài.
+ Biểu hiện sự tự tin của Hà: Nói chuyện với khách thoải mái, tự tin và chững chạc. Tự tin kể cho người nước ngoài về truyền thuyết Hồ Gươm...
2. Nội dung:
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong mọi việc; dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn không hoang mang, dao động; cương quyết dám nghĩ, dám làm.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của tự tin.
- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin.
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
- GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận:
+ Nhóm 1: Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần hợp tác với ai, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
+Nhóm 2: Trong hoàn cảnh nào con người cần có tự tin? Nêu VD 1 tình huống và cách ứng xử?
+Nhóm 3: Để có suy nghĩ và hành động một cách tự tin, con người cần có phẩm chất và điều kiện gì nữa?
- GV giải thích câu tục ngữ trong SGK.
+? Tự tin có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?
+?Tự tin khác với tự cao, tự đại và khác tự ti như thế nào?
- Tự cao, tự đại là quá đề cao năng lực của bản thân.
- Tự ti: Quá hạ thấp mình, không dám tin vào bản thân.
+ Cần có sự hợp tác vì nó giúp ta thêm sức mạnh
+ Khó khăn, trở ngại..
+ Kiên trì, tích cực, chủ động.
+ Ý nghĩa:
- Tự tin giúp ta có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo làm nên sự nghiệp lớn.
* Hoạt động 3: Liên hệ thưc tế.
*Mục tiêu: - Giúp HS biết thể hiện tự tin trong những công việc cụ thể.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin.
Hoạt động dạy và học
Ghi bảng
+?Em hãy tìm một số tình huống cần phải có tự tin của HS?
- VD:
+ Tự giải quyết lấy các công việc của mình trong học tập, lao động, trong các hoạt động, trong cuộc sống cá nhân.
+ Khi gặp bài khó việc khó, không nản lòng, không chùn bước.
+ Không phụ thuộc dựa dẫm vào người khác...
+ ? HS cần rèn luyện như thế nào để được đức tính tự tin ?
- GV cho HS đọc nội dung bài học.
- HS: Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động.
4. Luyện tập, củng cố:
- GV đưa bảng phụ BTb:
+ Gọi HS làm. ( đồng ý với ý 1, 3, 4, 5, 6, 8)
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học kĩ nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại, liên hệ rèn tính tự tin.
- Chuẩn bị bài mới : Ngoại khoá - thực hành.
File đính kèm:
- t14hagiang.doc