I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu: Nội dung xây dựng gia đình văn hóa.Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.
2/. Kĩ năng:
- Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình.
- Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội.
3/. Thái độ:
- Hình thành cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, và mong muốn xây dựng gia đình văn hóa, văn minh hạnh phúc.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Tranh ảnh về quy mô gia đình.
- Bài tập tình huống đạo đức.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về chủ đề.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Đọc trước truyện đọc “Một gia đình văn hóa”. Soạn phần gợi ý a, b, SGK.
- Sưu tầm truyện kể, ca dao tục ngữ thể hiện chủ đề.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 11 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11 Ngày soạn: 22 – 10 – 2008
Tiết : 11
Bài 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA.(t1)
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu: Nội dung xây dựng gia đình văn hóa.Mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống.
2/. Kĩ năng:
Học sinh biết giữ gìn danh dự gia đình.
Tránh xa thói hư tật xấu, các tệ nạn xã hội.
3/. Thái độ:
Hình thành cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, và mong muốn xây dựng gia đình văn hóa, văn minh hạnh phúc.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Tranh ảnh về quy mô gia đình.
- Bài tập tình huống đạo đức.
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về chủ đề.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Đọc trước truyện đọc “Một gia đình văn hóa”. Soạn phần gợi ý a, b, SGK.
- Sưu tầm truyện kể, ca dao tục ngữ thể hiện chủ đề.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc bài cũ (5’)
Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý mà em cho là đúng?
A/ Nên tha thứ cho lỗi nhỏ của bạn.
B/ Khoan dung là nhu nhược , không cân bằng.
C/ Người khoan dung là người có tấm long bao dung.
D/ Quan hệ mọi người sẽ tốt đẹp nếu có lòng khoan dung.
E/ Chấp nhặt và định kiến sẽ có hại cho bạn bè.
Dự kiến trả lời:
Khoanh tròn vào A,C,D .
3/. Giảng bài mới:
a/. Đặt vấn đề:
GV nêu tình huống: “Thôn ta đã phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa.Tôi chủ nhật vừa rồi bác trưởng thôn tới trao cho gia đinh Mai giấy chứng nhận gia đình văn hóa và dặn dò nhắc nhở gia đình Maicố gắng giữ vững danh hiệu đó.Khi bác trưởng thôn ra về, Mai vội hỏi Mẹ”Mẹ ơi gia đình văn hóa có nghĩa là gì hả Mẹ?” Mẹ Mai cườiđể giúp đỡ bạn Mai và các bạn hiểu thế nào là gia đình văn hóa => Bài mới.
b/. Tiến trình:
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
15’
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc=> Hình thành khái niệm.
GV: Gọi HS đọc truyện “Một gia đình văn hóa”.
Gvphát phiếu ghi sẵn nội dung thảo luận:
Gia đình cô Hà có mấy người? Thuộc mô hình gia đình như thế nào?
Đời sống tinh thần gia đình cô Hà ra sao?
Gia đình cô Hà đối xử thế nào với bà con hàng xóm láng giềng?
Gia đình cô Hà làm tốt nhiệm vụ công dân thế nào?
GV: Nhận xét phần thảo luận của các nhóm.Khẳng định :gia đình cô Hà là gia đình văn hóa.
Gia đình văn hóa là gia đình như thế nào?
Gv nhận xét, chốt lại ghi bài.
Hs đọc diễn cảm,các bạn còn lại theo dõi, lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm theo bàn.
Thời gian 4’
Cách thức:
Các bạn trong bàn hợp tác với nhau,bàn bạc đi đến ý kiến thống nhất ghi vào phiếu học tập .
Hết thời gian ,đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm khác bổ sung.
HS trả lời:
-Gia đình văn hóa là:
Gia đình hòa thuận,hạnh phúc tiến bộ.
Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Đoàn kết với cộng đồng dân cư.
Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
12’
Hoạt động 2: Phát triển nhận thức của học sinh, tìm hiểu tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
GV yêu cầu hs liên hệ tình hình địa phương và nêu ví dụ để minh họa cho 4 tiêu chuẩn về gia đình văn hóa.
Em có nhận xét gì về 4 tiêu chuẩn gia đình văn hóa nói trên?
GV nhận xét bổ sung và chốt lại vấn đề.Nói đến gia đình văn hóa là nói đến đời sống vật chất,đời sống tinh thần.Đó là sự kết hợp hài hòa tạo nên gia đình hạnh phúc.Gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên xã hội ổn định và văn minh.
GV liên hệ cho hs thấy có những gia đình chưa đạt gia đình văn hóa là vì những lý do :chưa đạt những tiêu chí của bản đăng kí gia đình văn hóa.
HS trả lời tự do theo suy nghĩ của bản thân:
+Gia đình bác Aân không giàu nhưng vui vẻ,đầm ấm hạnh phúc.
+Gia đình chú Hùng giàu nhưng không hạnh phúc. Thiếu hẳn cuộc sống tinh thần.
+Gia đình bà Yến bất hạnh vì nghèo.
+Gia đình bác Huy bất hòa vì thiếu nề nếp gia phong.
HS tự do phát biểu ý kiến.
10’
Hoạt động 3: Nêu những biểu hiện trái với gia đình văn hóa.
GV chia lớp làm hai đội,tham gia trò chơi “thi tiếp sức”
GV nêu thể lệ cuộc chơi ,thời gian 3phút.
GV : hết thời gian tổng kết đội thắng ,tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi “thi tiếp sức”
-Thời gian :3’
-Nội dung:
Một số thành viên trong gia đình lời lao động,không có việc làm.
Không khí gia đình nặng nề ,căng thẳng.
Phát ngôn bừa bãi.
Sử dụng văn hóa phẩm đòi trụy.
Trẻ em trong độ tuổi đến trường chưa được đi học.
Gây ô nhiễm môi trường.
4/. Dặn dò: (1’)
+ Về nhà ôn bài.và làm bài tập a, b, c, d SGK .
+ Tìm hiểu những tiêu chuẩn cụ thể công nhận gia đình văn hóa trên địa bàn dân cư.
+ Sưu tầm tục ngữ ca dao thể hiện lòng yêu thương con người.
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- Tiet 11.doc