Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 35

A- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.

2. Kỹ năng:

Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

B- Phương pháp

- Đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi.

C- Chuẩn bị

1. GV:

- Soạn, nghiên cứu bài giảng.

- Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị.

2, HS: Đọc kĩ bài trong sgk

 

doc86 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra trước Toà án). II. Nội dung bài học: 1, Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. 2, Nhà nước ta do ĐCS lãnh đạo. 3, Bộ máy nhà nước có 4 cơ quan: Cơ quan quyền lực. Cơ quan hành chính. Cơ quan xét xử. Cơ quan kiểm sát. 4, Quyền và nghĩa vụ công dân. - Quyền: Làm chủ, giám sát, góp ý. - Nghĩa vụ: - Thực hiện chính sách PL. - Bảo vệ cơ quan NN. - Giúp đỡ cán bộ thi hành công vụ. Nhà nước XHCN - Của dân, do dân, vì dân. - ĐCS lãnh đạo. - Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Đoàn kết, hữu nghị. Nhà nước TB - 1 số người đại diện cho giai cấp TS - Nhiều Đảng chia quyền lợi. - Làm giàu giai cấp TS. - Chia rẽ, gây chiến tranh. III. Bài tập: - d. Đáp án: 2, 4, 7. IV. Củng cố: - HS chơi TC: Đặt các từ thích hợp vào ô cần thiết. N.Dân ? Nêu quyền và nghĩa vụ của bản thân em? GV tổng kết: Ngày 2.9.1945, tại quảng trường Ba Đình. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước VNDCCH. Đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mỗi chúng ta phải ra sức học tập, thực hiện tốt các chính sách của NN, góp phần xây dựng xã hội bình yên, hạnh phúc. V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài. - Nghiên cứu trước bài 18. ----------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 31 Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được bộ máy cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước cấp cơ sở (UBND, HĐND xã (Phường, thị trấn)). 2. Kỹ năng - Giúp và giáo dục HS biết xác định đúng cơ quan nhà nước ở địa phương mà mình cần đến để giải quyết những công việc của cá nhân hay gia đình như cấp, sao giấy khai sinh, đăng kí hộ khẩu. Tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương thi hành công vụ. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS tính tự giác trong công việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những quy định của chính quyền nhà nước ở địa phương. - Có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng và an toàn xã hội ở địa phương. B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm. C. Chuẩn bị: 1. GV: Sơ đồ bộ máy nhà nứơc ở địa phương. Kế hoạch phát triển kinh tế- XH- VH địa phương năm 2005. 2. HS: Nghiên cứu bài. D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Bộ máy nhà nước gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? HS2: Công dân Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ gì? HS chúng ta có những quyền và nghĩa vụ gì? - HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - Hoạt động 1. ? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực, cơ quan nào là cơ quan hành chính? Khi gia đình (Cá nhân) chúng ta có việc cần giải quyết. Làm (Sao) giấy khai sinh thì chúng ta đến đâu làm? GV: Để hiểu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay. GV ghi đề. 2. Triển khai bài: Hoạt động 2: HS quan sát sơ đồ PCBMNN. Tìm hiểu tình huống SGK. 2HS đọc tình huống. ? Mẹ em sinh em bé. Gia đình em xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? 1. Công an thị trấn. 2. Trường THCS. 3. UBND thị trấn. ? Khi làm mất giấy khai sinh thì cần đến đâu xin lại? Thủ tục? Hoạt động 3: Luyện tập. - HS làm BTc theo nhóm. - HS trình bày bài tập. - HS nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. - HS làm bài tập. I. Tình huống: * Sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm: - HĐND xã (Phường, thị trấn). - UBND xã (Phường, thị trấn). - Khi bị mất giấy khai sinh thì đến UBND nơi mình cư trú để xin cấp lại. - Thủ tục: + Đơn xin cấp lại giấy khai sinh. + Sổ hộ khẩu. + Chứng minh thư. _ Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật. - Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. II. Luyện tập: c. Đáp án: - Công an giải quyết: Khai báo tạm trú, tạm vắng. - UBND xã giải quyết: Đăng kí hộ khẩu, xin (Sao) giấy khai sinh, xác nhận lý lịch, đăng kí kết hôn. - Trường học: Xác nhận bảng điểm học tập. - Xin sổ y bạ khám bệnh: Trạm y tế. b. Đáp án 2 đúng. IV. Củng cố: - GV nhắc lại nội dung cần nhớ. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài: - Làm bài tập a(62) - Chuẩn bị: + Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở. + Các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 32 Bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn ) (Tiếp) A. Mục tiêu bài học: Như tiết 31. B. Phương pháp: Giải quyết vấn đề. Trò chơi. C. Chuẩn bị: 1. GV: Tình huống. 2. HS: Đọc trước bài ở nhà, làm BT. D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: ? Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực? Cơ quan nào là cơ quan hành chính? Các cơ quan đó do ai bầu ra? - Chữa bài tập a. - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: Hoạt động 4: Tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp cơ sở. - 2HS đọc thông tin ở SGK. ? HĐND thị trấn (Xã, phường) có nhiệm vụ và quyền hạn gì? ? UBND có nhiệm vụ gì? - HS làm bài tập: Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND thị trấn: 1. Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương. 2. Giám sát thực hiện nghị định của HĐND. 3. Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương. Quản lý hành chính địa phương. Tuyên truyền giáo dục pháp luật. Thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bảo vệ tự do bình đẵng. Thi hành pháp luật. Phòng chống tệ nạn xã hội. - HS trình bày, GV nhận xét ghi điểm. Những hành vi nào sau đây góp phần xây dựng nơi em ở? 1. Chăm chỉ học tập. 2. Chăm chỉ lao động. 3. Giữ gìn môi trường. Tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi. Phòng chống tệ nạn xã hội. Học sinh trả lời, GV nhận xét. ? Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở? - HS trả lời, GV nhận xét. Hoạt động: Luyện tập. - HS làm bài tập trên phiếu. 1. Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau: HĐND xã. UBND xã. Công an xã. Trạm y tế xã. Ban văn hoá xã. Đoàn TNCS HCM xã. Mặt trận Tổ quốc xã. HTX nông nghiệp. Hội cựu chiến binh. Trạm bơm. Theo em, ý nào đúng? 2. Bạn An 12 tuổi đi xe máy phân khối lớn, rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng, bị CSGT huyện bắt giữ. Gia đình An đã nhờ ông Chủ tịch xã bảo lãnh và để UBND xã xử lý. a. Việc làm của gia đình An đúng hay sai? 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thị trấn (Xã, phường): - Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng (XD kinh tế - XH, AN, QP, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. - Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã, giám sát việc thực hiện nghị quyết cảu HĐND xã. đ HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân về: + ổn định kinh tế. + Nâng cao đời sống. + Củng cố AN-QP 2. Nhiệm vụ của UBND. - Chấp hành nghị quyết của HĐND. - Quản lý NN ở địa phương. - Tuyên truyền GD pháp luật. - Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội - Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản. - Chống tham nhũng và tệ nạn XH. 3. Trách nhiệm công dân: - Tôn trọng và bảo vệ. - Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước. - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. - Quy định của chính quyền địa phương. Luyện tập: Đáp án: a, b, c, d, e. - HS thảo luận nhóm, tự do trình bày ý kiến. b. Vi phạm của An xử lý thế nào? IV. Củng cố: - HS chơi trò chơi: Sắm vai tình huống xảy ra ở điạ phương. GV kết luận: HĐND và UBND là cơ quan nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nước. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Với chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó chúng ta phải chống lại những thói quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng của một số quan chức địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công việc đổi mới của quê hương. V. Hướng dẫn học ở nhà: Học bài. BT: Tìm hiểu gương cán bộ giỏi ở địa phương. ----------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 33 Thực hành, ngoại khoá các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học. A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Củng cố và bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, về bộ máy nhà nước. 2. Kỹ năng - HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thiên nhiên, về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. 3. Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ tích cực như yêu quý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng cảu người khác, tôn trọng và giúp đỡ cán bộ địa phương làm nhiệm vụ. đồng thời giúp HS biết phản đối việc làm sai, làm ô nhiễm, phá hoại môi trường, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng để làm điều sai trái: Bói toán, phù phép, lợi dụng quyền hành để tham ô tài sản nhà nước. B. Phương pháp: Nêu vấn đề. Thảo luận nhóm. Trò chơi. C. Chuẩn bị: 1. GV: Giấy khổ to, bút, băng dính. Tình huống. Hoa. 2. HS: Gương cán bộ giỏi ở địa phương. D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, UBND ở địa phương. HS2: Thái độ và trách nhiệm cuẩ chúng ta đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở. GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: Hoạt động 1 Giới thiệu bài Chúng ta được học và biêt về môi trường và tài nguyên thiên, về tự do tín ngưỡng và về bộ máy nhà nước. Hôm nay cô cùng các em ôn lại các kiến thức đó và tìm hiểu thực tế địa phương về các vấn đề này. Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế địa phương. HS thảo luận theo nhóm tổ. ? Vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em hiện nay như thế nào? ? Vấn đề tự do tín ngưỡng ở địa phương em hiện nay như thế nào? --------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 34 ôn tập học kì II Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 35 Kiểm tra học kì II

File đính kèm:

  • docCD7theo chuan kien thuc.doc
Giáo án liên quan