Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 30

A MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu được:

- Những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông

- Ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông

2. Thái độ:

- Học sinh có ý thức tôn trọng luật lệ an toàn giao thông, ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ an toàn giao thông và phản đối những việc làm không tôn trọng luật lệ an toàn giao thông.

3. Kỹ năng:

- Biết xử lý một số tình huống khi đi đường thường gặp.

- Biết đánh giá hành vi đúng hoặc sai của người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông, thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông, nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

B.PHƯƠNG PHÁP.

Thảo luận,xử lí tình huống,nêu và giải quyết vấn đề.

C.TÀI LIỆU PHƯƠNG TIÊN.

Bài tập tình huống,hệ thống biển báo giao thông.

 

doc83 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/1945” khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và ngày nay là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để hiểu được vấn đề nhà nước, cơ cấu chức năng và quyền hạn, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay. Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt Học sinh (đọc thêm và hiểu phần thông tin sự kiện ). - Học sinh đọc phần thông tin sự kiện, sau đó học sinh trình bày ý kiến cá nhân: - Nước ta - nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời từ bao giờ và khi đó ai là chủ tịch nước? - Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời từ thành quả cuộc cách mạng nào? Cuộc cách mạng đó do Đảng nào lãnh đạo? - Nhà nước ta đổi tên thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào? Tại sao đổi tên như vậy? - Nhà nước ta là nhà nước của ai? - Bộ máy nhà nước được chia thành mấy cấp? Tên gọi của từng cấp? Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học - Yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước (Giáo viên chuẩn bị sơ đồ giống trong SGK) - Yêu cầu học sinh làm bài tập a trong SGK. Vì sao nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân? - Yêu cầu trả lời cá nhân * Em hãy đặt các từ vào các ô cần thiết: Quốc hội, HĐND, Chính phủ, UBND. 4.Củng cố: (3’) Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước từ địa phương đến TW được chia thành 4 cấp và các cơ quan này đều có các chức năng và quyền hạn khác. Điều này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu ở bài sau. 5.Hướng dẫn về nhà (2’) - Học thuộc bài 1. Thông tin sự kiện (12’) - Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời ngày 2/9/1945 do Bác Hồ làm chủ tịch. - Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời nhờ vào thành quả cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 Cuộc cách mạng đó do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo. - Ngày 2/7/1976 Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 đã giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cả nước bước lên thời kỳ quá độ lên CNXH. - Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Phân cấp bộ máy nhà nước . - Bộ máy nhà nước ta gồm 4 cấp : + Trung ương + Tỉnh (TP thuộc TW) + Huyện (thị xã, quận, TP thuộc tỉnh) + Xã (phường, thị trấn) => Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. 2. Nội dung bài học (13’) a. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. b. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo 3. Bài tập (5’) Ngày soạn: 3/4/2013 Ngày dạy : 6/4/2013 Tiết 30 NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Tiết 2) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của ai, ra đời từ bao giờ, do Đảng nào lãnh đạo? - Cơ cấu tổ chức của Nhà nước ta hiện nay gồm những loại cơ quan nào? Phân cấp như thế nào? - Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan Nhà nước? 2. Thái độ: - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách, pháp luật và tinh thần trách nhiệm bảo vệ cơ quan nhà nước. 3. Kỹ năng: - Giúp học sinh biết thực hiện pháp luật, quy định của địa phương, quy chế nội quy của trường học, giúp đỡ cán bộ nhà nước làm nhiệm vụ. - Đấu tranh với hiện tượng tự do vô kỷ luật. B. PHƯƠNG PHÁP: - Tổ chức trò chơi - Thảo luận C. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: - SGK, SGV, tranh ảnh, sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy nhà nước, Hiến pháp 1992. D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức.1’ 2. Kiểm tra bài cũ (3’) - Nhà nước ta ra đời vào ngày, tháng, năm nào?Ai là chủ tịch? - Nhà nước Việt Nam là nhà nước của ai?Do ai lãnh đạo? 3. Bài mới: 1' Từ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước học sinh vừa viết giáo viên đặt câu hỏi: Nhìn vào sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước em hãy cho biết bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào? Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt *HS tìm hiểu tiếp nội dung bài học. - Bộ máy nhà nước ta gồm những loại cơ quan nào? - Vì sao Quốc hội được gọi là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dânvà là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? -Vì sao hội đồng nhân dân được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương và cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương? - Vì sao chính phủ được gọi là cơ quan chấp hành của Quốc hội ? -Vì sao UBND được gọi là cơ quan chấp hành của HĐND? Giáo viên chia nhóm yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Nêu chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ? - Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đại biểu do mình bầu ra và đối với cơ quan nhà nước? * Học sinh làm bài tập sách giáo khoa. Bài tập a : Giải thích vì sao Nhà nước ta là nhà nước của dân,do dân và vì dân ? * Yêu cầu học sinh làm bài tập e - SGK. Em hãy kể một số việc mà bản thân em hoặc gia đình em đã đến cơ quan 4.Củng cố kiến thức (3’) Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, hoạt động vì lợi ích của nhân dân, mỗi chúng ta phải ra sức học tập, thực hiện tốt các chính sách của nhà nước, góp phần xây dựng xã hội bình yên, hạnh phúc. 5.Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài - Xem trước bài 18 - “Bộ máy nhà nước cấp cơ sở” c. Các cơ quan nhà nước (9’) - Quốc hội :Cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân - Chính phủ :Cơ quan hành chính nhà nước - Tòa án nhân dân :Cơ quan xét xử - Viện kiểm sát nhân dân :Cơ quan kiểm sát d.. Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nhà nước:9' - Quốc hội, HĐND - HĐND - chính phủ. - UBND - Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến. - Học sinh nghiên cứu kỹ trong SGK e.Quyền và nghĩa vụ của công dân (5’) Quyền: làm chủ giám sát góp ý kiến Nghĩa vụ: thực hiện chính sách pháp luật bảo vệ cơ quan nhà nước giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ 3. Bài tập (12’) - Học sinh trả lời Giáo viên nhận xét - Học sinh trả lời Giáo viên nhận xét Ngày soạn: 10/4/2013 Ngày dạy: 13/4/2013 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ (Tiết 1) (Xã, phường, thị trấn) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn) gồm có những cơ quan nào? - Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 2. Thái độ: - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của địa phương. - Học sinh có ý thức tôn trọng giữ gìn an ninh, trật tự công cộng về an toàn xã hội ở địa phương. 3. Kỹ năng: - Học sinh xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình. - Tôn trọng ý kiến và những việc làm của cán bộ địa phương. - Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ. B. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm C. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN: - SGK, SGV, tranh ảnh về bầu cử - Sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở ND ND QH HĐND CP UBND D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức.1’ 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Yêu cầu học sinh lên bảng vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước. Giáo viên nhận xét cho điểm 3. Bài mới: Giới thiệu bài (2’) Liên quan nhiều nhất và trực tiếp đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, phương, thị trấn). Để hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay. Hoạt động của GV & HS Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình huống thông tin trong SGK - Học sinh đọc tình huống trong SGK (?) Khi cần xin cấp giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? - Giáo viên đưa thêm tình huống: “Mẹ em sinh em bé. Gia đình em cần xin cấp giấy khai sinh, đồng thời làm một số bản sao thì đến cơ quan nào?” - Yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng. + Công an xã (phường, thị trấn) + Trường THPT + UBND xã (phường, thị trấn) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp cơ sở (13’) - Giáo viên chiếu trên máy điều 119 và điều 10 trong Hiến pháp. HĐND: là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ. + Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật tại địa phương. + Quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh ở địa phương - HĐND xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra? - HĐND có nhiệm vụ quyền hạn gì? - Giáo viên giới thiệu điều 12 hiến pháp Việt Nam 1992. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. - UBND xã do ai bầu ra? - UBND xã có nhiệm vụ quyền hạn gì? Luyện tập (10’) Yêu cầu học sinh xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND và UBND xã. a) Quyết định chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương. b) Giám sát thực hiện nghị định của HĐND. c) Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương d) Quản lý hành chính địa phương e) Tuyên truyền giáo dục pháp luật g) Thực hiện nghĩa vụ quân sự h) Thi hành pháp luật i) Bảo vệ tự do bình đẳng k) Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương 4.Củng cố kiến thức (3’) - Giáo viên nhắc lại việc xin cấp giấy khai sinh, xin cấp lại giấy khai sinh và sao giấy khai sinh là đến UBND. - Nhắc lại nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND và UBND. 5.Hướng dẫn về nhà (2’) - Yêu cầu học sinh xem lại phần nội dung - Làm bài tập a, b trong SGK trang 62 1. Tình huống, thông tin (10’) - Gồm 2 cơ quan: HĐND (xã, phường, thị trấn) UBND (xã, phường, thị trấn) - Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã (phường, thị trấn) nơi đương sự cư trú, hoặc đang đăng ký hộ tịch thực hiện. - Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm: + Đơn xin cấp lại giấy khai sinh + Sổ hộ khẩu + Chứng minh thư nhân dân + Các giấy tờ khác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật. + Thời gian: 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ Đáp án đúng: UBND xã (phường, thị trấn) - HĐND xã (phường, thị trấn) do nhân dân xã (phường, thị trấn) trực tiếp bầu ra. - Học sinh trả lời dựa vào SGK. - Giáo viên nhận xét bổ sung. - UBND xã do HĐND xã bầu ra - Học sinh trả lời dựa vào SGK - Giáo viên nhận xét bổ sung - Yêu cầu một số học sinh trả lời cá nhân - Giáo viên nhận xét đưa ra đáp án đúng. * Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND: a, b, c, d, h * Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND: e, g, i, k .

File đính kèm:

  • docgiaáo án GDCD lớp 7 Bản chuẩn.doc
Giáo án liên quan