I. Mục đích :
Giúp học sinh :
• Hiểu được tác hại của thuốc lá, đặc biệt là tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe.
• Rèn luyện các kỹ năng thiết thực để có thể tránh xa thuốc lá và vận đồng bạn bè, người thân không hút thuốc lá.
II Tài liệu và phương tiện :
- Giấy trắng khổ A4, A0, bút dạ các màu.
III. Các hoạt động :
Khởi động (2 phút)
Hát tập thể bài “ Trái đất này là của chúng mình”.
Vào bài từ nội dung bài hát, theo hướng : cần phải giữ cho cuộc sống trên trái đất tránh được những điều nguy hại, trong đó có thuốc lá.
* Hoạt động 1 : Thuốc lá là gì ? (18 phút)
Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu thuốc lá là gì , nhận biết được các loại thuốc lá.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- Đặt vấn đề : Trong cuộc sống ta thường thấy có những người hút thuốc lá. Em hãy cho ví dụ về những người hút thuốc lá mà em biết ? ( ví dụ : tài xế lái xe, bác sĩ, người trong gia đình ví dụ như anh trai, cậu )
- Cho học sinh phát biểu, mỗi em lấy một ví dụ về những người hút thuốc lá .
- Giáo viên ghi ý kiến của các em lên bảng. nêu tiếp vấn đề : Có nhiều người thường hút thuốc lá. Vậy thuốc lá là gì ?
Bước 2 : Chia lớp thành 5 nhóm thảo luận câu hỏi :
17 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1127 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Thuốc lá và sức khỏe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên bào và tìm cách giúp Hiếu ?
3. Ông Dũng là công nhân của một nhà máy. Thời gian vừa qua ông Dũng thường đi làm về muộn, mặt đỏ gay, miệng đầy hơi rượu, những khi đó ông hay gây sự, quát mắng, có khi còn đánh đập vợ con. Trong một lúc ông Dũng và gia đình đang cùng nói chuyện vui vẻ, Hoa và Thành con ông Dũng lựa lời trao đổi, phân tích với bố về tác hại của việc uống rượu.
4. Ông Mạnh là thợ xây. Thời gian gần đây, sau giờ làm việc, ông thường cùng các bạn trong nhóm thợ ra quán bia hơi uống đến tối. Tiền lương của ông đưa về cho gia đình ít dần, gia đình ông ngày càng túng thiếu. Vợ ông đã cùng các con lựa lời khuyên can
UỐNG RƯỢU GÂY RA NHỮNG HÀNH VI XẤU
(120 phút)
I. Mục đích :
Giúp học sinh
- Hiểu rõ thêm về tác hại của việc uống rượu đối với bản thân, gia đình và xã hội, từ đó có ý thức cảnh giác, tránh xa rượu.
- Biết đấu tranh để hạn chế và ngăn chặn những hành vi xấu do uống rượu gây ra.
- Rèn luyện kỹ năng ra quyết định và ứng phó với nguy cơ, sức ép uống rượu hoặc đồ uống có rượu.
II. Tài liệu, phương tiện
- Giấy trắng khổ A4, bút dạ các màu.
III. Các hoạt động :
Khởi động : (5 phút)
Chơi trò : Chuyền hoa
Lớp hát tập thể vừa hát vừa chuyền tây nhau một cành hoa nhựa theo một đường chuyền quy định, mổi người có nhiệm vụ nhận hoa từ tay người trước và chuyền ngay vào tay người tiếp theo, chú ý là không được chuyền nhảy cách hoặc vứt hoa sang người khác. Khi đền chữ cuối cùng kết thúc, bài hát mà cành hoa ở trên tay người nào thì người ấy phải chịu phạt một bài hát, ngâm thơ hoặc kể chuyện.
* Hoạt động 1: Thực hành đánh giá nguy cơ của việc uống rượu (20 phút)
Mục tiêu : Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đánh giá mức độ nguy cơ của các tình huống uống rượu
Đồ dùng : Phiếu học tập số 1 (để giáo viên dùng và đọc từng câu lên cho các em )
Cách tiến hành :
Bước 1 : Chia lớp học thành 3 khu vực nguy cơ cao, trung bình, thấp.
Nguy cơ thấp
Nguy cơ trung bình
Nguy cơ cao
Bước 2 : Giáo viên lần lượt đọc từng tình huống, học sinh đứng vào khu vực mình lựa chọn. Có thề đứng giữa 2 khu vựa tùy theo sự đánh giá nguy cơ của mình. Mời học sinh đại diện cho từng khu vực giải thích sự đánh giá cùa mình. Khuyến khích sự tranh luận giữa các khu vực khác nhau
Bước 3 : Giáo viên chốt lại các ý chính và kết luận.
Kết luận :
- Uống rượu trong bất kỳ tình huống nào cũng đều có hại và đều có thể dẫn đến nguy cơ cao.
- Chú ý : Khi xét đến mức độ nguy cơ, cần lưu ý đến loại rượu, hòan cảnh uống, số lượng và việc uống có thường xuyên hay không.
* Họat động 2 : Rượu nào cũng có hại (25 phút)
Mục tiêu : Giúp HS thấy được việc uống bia, rượu “Tây” cũng đều có hại, từ đó xác định thái độ không tán thành việc uống bất kỳ loại rượu nào.
Cách tiến hành :
Bước 1 : Chia lớp thành 2 nhóm tranh luận về việc uống rượu “Tây” và uống bia
+ Nhóm 1 : đóng vai đại diện của nhà máy sản xuất bia, với nhiệm vụ tìm lý lẽ chứng minh việc uống bia là có lợi
+ Nhóm 2 : đóng vai tổ chức phòng chống rượu, bia, với nhiệm vụ phản bác ý kiến của nhóm 1
+ Nhóm 3 : đóng vai đại diện của một hãng rượu “Tây”, với nhiệm vụ tìm lý lẽ chứng minh việc uống rượu “Tây” không có hại
+ Nhóm 4 : đóng vai tổ chức phòng chống rượu, bia, với nhiệm vụ phản bác ý kiến của nhóm 3
Bước 2 : Tổ chức tranh luận trước lớp
Các nhóm chuẩn bị nội dung, lý lẽ tranh luận
+ Nhóm 1 tranh luận với nhóm 2, các nhóm khác nhận xét, góp ý
+ Nhóm 3 tranh luận với nhóm 4 , các nhóm khác nhận xét, góp ý
Giáo viên nhận xét, chốt lại các ý chính.
Kết luận :
- Uống bia về cơ bản cũng có hại như uống rượu. Tác hại của bia còn có thể lớn hơn rượu do người uống bia thường rất nhiều. Lượng cồn vào cơ thể khi uống rất nhiều bia sẽ lớn hơn khi uống ít rượu. Ngòai ra uống bia cũng thường tiêu tốn nhiều thời gian và tiền của hơn uống rượu.
- Uống rượu Tây về cơ bản cũng có hại như uống rượu. Tác hại của rượu Tây còn có thể lớn hơn rượu ta do người uống lầm tưởng rượu Tây không có hại nên mất cảnh giác khi uống rượu Tây. Ngoài ra rượu Tây rất đắt nên tác hại về mặt kinh tế cũng lớn hơn uống rượu ta nhiều.
* Họat động 3 : Rượu với các quan hệ gia đình, xã hội (35 phút)
Mục tiêu : Giúp học sinh thấy được uống rựơu gây ra những hành vi xấu làm hại gia đình và xã hội.
Đồ dùng : 5 phong bì lớn để đính lên bảng, các phiếu nhỏ (mỗi em 4-5 phiếu)
Cách tiến hành :
Buớc 1 : Trên bảng có đính 5 phong bì, ghi chủ đề những hành vi xấu do uống rượu gây ra.
Những hành vi xấu đối với người xung quanh
Những hành vi xấu đối với gia đình
Những hành vi gây tai nạn giao thông
Những hành vi phạm pháp
Những hành vi xấu
Bước 2 : Phát cho mỗi học sinh một vài tờ phiếu nhỏ
Học sinh làm việc cá nhân : Tương ứng với mỗi phong bì, hãy cho ví dụ cụ thể về các hành vi xấu do uống rượu gây ra mà em đã nhìn thấy, nghe kể hoặc đọc qua sách báo (Ví dụ : la hét trong khu xóm, đánh đập người trong gia đình )
Bước 3 : Mở phong bì
- Gv lấy ở mỗi phong bì một số phiếu, mời vài học sinh lần lượt đọc lên các hành vi
- GV khơi gợi thảo luận trong lớp và tóm tắt các ý chính.
Kết luận :
- Uống rượu gây ra nhiều những hành vi xấu làm hại gia đình, xã hội.
- Nguyên nhân chung của hầu hết các hành vi xấu đó là : rượu kích thích thần kinh làm cho người ta vượt ra khỏi những giới hạn dễ dàng hơn lúc bình thường nhiều và trở nên liều lĩnh, hung dữ với chính bản thân họ và với những người khác.
- Cần có cách ứng xử thích hợp vả kiên quyết để hạn chế và ngăn chặn nhữnh hành vi xấu do uống rượu gây ra.
* Họat động 4 : Thi tuyên truyền viên phòng chống rượu (30 phút)
Mục tiêu : Rèn luyện kỹ năng tham gia các hoạt động phòng chống rượu
Đồ dùng : Giấy trắng khổ A0, bút dạ các màu.
Các tiến hành :
Bước 1 : Nêu nội dung và yêu cầu của cuộc thi.
Thi tuyên truyền viên của phường (xã) với nội dung :
- Tình hình uống rượu ở địa phương.
- Tác hại của việc uống rượu.
- Giải pháp để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng uống rượu như trên.
Bước 2 : Chia lớp thành 3 nhóm dự thi : Phát giấy A0, bút dạ cho các nhóm chuẩn bị thi.
Các yêu cầu : Thời gian chuẩn bị cho nhóm là 10 phút, thời gian trình bày cho mỗi tuyên truyền viên là 4-5 phút, người nào nói quá dài hoặc quá ngắn đều bị trừ điểm.
Khuyến khích các hình thức minh họa (hát, thơ, tranh vẽ, đóng vai ) cho bài tuyên truyền. Khuyến khích người tham gia minh họa cho bài tuyên truyền.
Bước 3 :
Các nhóm bàn bạc, chuẩn bị nội dung , cách thể hiện cho phần dự thi của nhóm mình.
Giáo viên cùng giúp học sinh lập Ban giám khảo học sinh để chấm điểm cho cuộc thi.
Bước 4 : Lần lượt các nhóm trình bày phần dự thi. Ban giám khảo cho điểm ngay sau phần dự thi của mỗi nhóm. Tổng kết điểm, xếp loại sau khi các nhóm trình bày xong.
Giáo viên tổng hợp qua phần trình bày của các nhóm
Kết luận :
- Uống rượu gây ra tác hại nhiều mặt cho bản thân, gia đình và xã hội. Cần kiên quyết đấu tranh để xóa bỏ việc lạm dụng rượu.
- Mọi tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia các họat động phòng chống rượu.
PHỤ LỤC :
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
( dùng cho hoạt động 1 – lớp 9)
STT
Tình huống
Nguy cơ
Cao
Trung bình
Thấp
1
Uống rượu và sử dụng các chất kích thích khác
2
Pha lẫn các loại rượu khác nhau
3
Uống 3 chén rượu
4
Chuốc rượu cho nhau say
5
Uống 3 vại bia hơi
6
Uống bia say bét nhè
7
Đi xe mà tài xế đang say rượu
8
Đi về nhà trong tình trạng say rượu
9
Uống rượu trong tiệc cưới
10
Uống rượu khi mang thai
11
Uống rượu thành thói quen trước bữa ăn
12
Đi qua đường khi đang say rượu
13
Thường xuyên đi quán uống bia hơi
14
Uống rượu trong giờ nghỉ giải lao
15
Thử 1 cốc rượu bắt chước bố và anh
THÔNG TIN CƠ BẢN DÀNH CHO GIÁO VIÊN
Những con số
Trong năm 1995, 10 nhà máy bia lớn nhất thế giới đã kiếm được tổng số 8.3 tỷ USD lợi nhuận. Số tiền này tương đương với giá của 40 triệu tấn gạo.
Các hãng sản xuất rượu lớn nhất thế giới hàng năm cũng kiếm được từ 500 triệu đến 3.4 tỷ USD.
Từ những năm 80, 10% ngân sách quốc gia của Kenya là do doanh số bán rượu đóng góp, ở Tanzania con số này là 15%, còn ở Zambia là 16%
Năm 1995, 4% thu nhập của Zimbabue là từ thuế đánh vào rượu, ở Harazê con số này là 2%
Một bản khảo sát năm 1996 của Tổ chức y tế thế giới đã xác minh được rằng 3.5% tổng số thương tổn thể chất và cái chết trên tòan thế giới là do rượu gây ra.
Ở Zimbabue, khoảng 7% lương của nam giới được chi tiêu vào rượu và thuốc lá, con số này ở Thái Lan là 3-4%
Ở Chi –Lê 40% các vụ tử tự và gần 50% các vụ giết người được gây ra dưới ảnh hưởng của rượu. Còn ở Liên Xô cũ, 60% các vụ giết người và những hành động bạo lực nghiêm trọng được gây ra dưới ảnh hưởng của rượu. Ở Srilanka, 82% số phụ nữ được hỏi đã nói rằng rượu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bạo lực ở gia đình.
Quá trình rượu được đưa vào và thải ra khỏi cơ thể
Rượu được đưa vào và thải ra khỏi cơ thể qua 4 giai đọan là hấp thu, phân phối, ôxy hóa, thải ra.
Hấp thụ : rượu được hấp thụ ở dạ dày và ruột non. Ở đó cồn trong rượu được hấp thụ qua các mạch máu rất nhỏ ở thành dạ dày và ruột non, sau đó được đưa tới khắp cơ thể.
Phân phối : cồn được đưa tới tất cả các bộ phận , các tế bào và tác động tới các bộ phận khác nhau của cơ thể.
Ôxy hóa : cồn được ôxy hóa trong gan với tốc độ 8-15ml trong một giờ. Sau khi ôxy hóa cồn được chuyển thành CO2, nước và năng lượng. Sau đó các chất này được đưa vào màu chuyển tới thận.
Thải ra : thận sẽ lọc các sản phẩm của giai đọan oxy hóa ra, sau đó chúng được thải ra khỏi cơ thể. 95-98% lượng cồn uống vào trải qua quá trình trên, chỉ có 2-5% cồn không bị biến chất được thải trực tiếp qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu
Người nghiện rượu
Người nghiện rượu bị phụ thuộc vào rượu cả mặt tâm lý và thể chất.
Xét về mặt tâm lý : rượu trở thành trung tâm của mọi suy nghĩ, tình cảm và hoạt động của người nghiện, làm người đó không có khả năng ngừng uống. Rượu trở thành một nhu cầu bắt buộc, một sự khao khát thèm muốn.
Về mặt thể chất : nếu ngưới nghiện ngừng uống rượu đột ngột sẽ dẫn đến hội chứng cai nghiện như mất ngủ, lo sợ, run rẩy, co giật, mê sảng do đó người nghiện rất khó cai rượu.
File đính kèm:
- THUỐC LÁ VÀ SỨC KHỎE.doc