I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
- Cũng cố, bổ sung những hiểu biết của HS về bảo vệ môi trường và TNTN ( Nguyờn nhõn, tỏc hại, biện phỏp và 1số quy định của pháp luật về việc bảo vệ MT ).
- HS nhận biết được những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, biết cách ứng xử trước những tỡnh huống đó.
- Hỡnh thành ở HS thỏi độ tích cực như yêu quý mụi trường, ủng hộ những việc làm bảo vệ môi trường và lên án, phê phán những việc làm ngược lại.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
- Thầy: Cỏc cõu hỏi, tỡnh huống và đáp án.
- Trò: Một cây hoa có trang trí đẹp mắt.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, giải thích.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. OÅn định tổ chức:
2. Giảng bài mới: GV nêu tầm quan trọng của môi trường, hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay và sự cần thiết phải học nội dung của bài.
31 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 7 - Năm 2009 - 2010 - Trường THCS Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cồng kềnh, không sử dụng ô, không bám, kéo đẩy các phương tiện khác, không đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một và đúng phần đường quy định. Hàng hoá xếp trên xe phải đảm bảo an toàn không gây cản trở giao thông.
3. Một số quy định cụ thể về ATĐS :
- Khi đi trên đoạn đường bộ có giao cắt đường sắt ta phải chú ý quan sát ở hai phía. Nếu có phương tiện đường sắt đi tới phải kịp thời dừng lại cách rào chắn hoặc đường ray một khoảng cách an toàn.
- Không đặt vật chướng ngại trên đường sắt, trồng cây, đặt các vật cản trở tầm nhìn của người đi đường ở khu vực gần đường sắt, không khai thác đá cát, sỏi trên ĐS .
III. Bài tập:
- Bài tập 2: Chấp hành theo sự điều khiển của người điều khiển GT. Vì người điều khiển trực tiếp sẽ phù hợp với tình hình thực tế lúc đó.
- Bài tập 3: + Đồng ý: b, đ, h.
+ Không đồng ý: a, c, d, e, g, I, k, l.
4. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu tiếp luật GTĐB.
ảảảả
Tuaàn 34 - Tieỏt 34
Ngaứy soaùn: 02 - 12 - 09
Ngaứy daùy: 05 - 12 – 09
Ôn tập
I. Mục tiêu bài giảng:
- Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kỳ II. Giúp học sinh nắm chắc kiến thức, hệ thống khoa học, ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ.
- Giáo dục học sinh ý thức yêu thích môn học, có ý thức tìm tòi, nâng cao khả năng nhận thức của mình phục vụ đời sống.
- Rèn kỹ năng ôn tập logic, có chất lượng.
II. Phương tiện thực hiện:
- Thầy:Giáo án, câu hỏi ôn tập, đáp án.
- Trò: Ôn bài.
III. Cách thức tiến hành: Vấn đáp, thảo luận, liệt kê, hệ thống.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ.
3. Giảng bài mới:
? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
? Môi trường là gì.
? Tài nguyên thiên nhiên là gì.
? Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
? Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng cách nào.
? Di sản văn hoá là gì.
? Nêu những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
? Tín ngưỡng là gì.
? Tôn giáo là gì.
? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì.
1. Sống và làm việc có kế hoạch:
Là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày một cách hợp lý có hiệu quả, chất lượng, đảm bảo cân đối nhiệm vụ.
2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người.
- TNTN là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống.
- MT và TNTN tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội tạo phương tiện sinh sống.
- Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường.
3. Bảo vệ di sản văn hoá:
- DSVH gồmDSVH vật thể và phi vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
* Cấm:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH.
+ Huỷ hoại DSVH.
+ Đào bới trái phép địa chỉ khảo cổ, xây dựng trái phép
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật.
4. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
- Tín ngưỡng: Là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức
- CD có quyền theo hay không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào, người đã theo một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoạc bỏ để theo một tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở.
4. Củng cố bài: - Giáo viên hệ thống nội dung cần ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra vào tiết 34.
ảảảả
Tuaàn 35 - Tieỏt 35
Ngaứy soaùn: 02 - 12 - 09
Ngaứy daùy: 05 - 12 - 09
Kiểm tra học kỳ II
I. Mục tiêu kiểm tra:
- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua chương trình học kỳ II.
-Rèn cho học sinh kỹ năng hệ thống hoá kiến thức khoa học, logic, dễ hiểu.
- Giáo dục các em tính trung thực khi làm bài, trình bày bài khoa học.
II. Phương tiện thực hiện:
Thầy: Giáo án, câu hỏi, đáp án, hướng dẫn chấm.
Trò: Ôn bài, giấy kiểm tra.
III. Cách thức tiến hành: Kiểm tra viết.
IV. Tiến trình giờ kiểm tra:
1. ổn định tổ chức:
7A:
7B:
7C:
7D:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
A. đề bài:
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Theo em trong các hành vi sau hành vi nào gây ô nhiễm, phá huỷ môi trường? Khoanh tròn vào những hành vi mà em chọn ?
Gom rác thải đổ dúng nơi quy định
Tham gia chiến dịch trồng cây.
Phá rừng trồng ngô, khoai, sắn.
Vệ sinh nơi ở thường xuyên.
Câu 2: Theo em trong những hành vi sau hành vi nào thể hiện sự phá hoại di sản văn hoá? ( Đánh dấu + trước hành vi phá hoại di sản văn hoá ).
Vệ sinh sạch sẽ khu di tích.
Khắc tên mình ở khu di tích để làm kỷ niệm.
Tổ chức tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá.
Giúp cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.
Câu 3: Khi cần sao giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? ( khoanh tròn vào trước hành vi mà em chọn).
Trạm y tế.
Trường học.
Uỷ ban nhân dân xã.
Đến gặp tổ trưởng tổ dân phố.
II. Phần tự luận:
Câu 1: Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nêu cách bảo vệ chúng?
Câu 2: Theo em.Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân dược pháp luật quy định như thế nào?
B. Đáp án và hướng dẫn chấm:
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1: 1 điểm.
- Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm.
- Đáp án đúng: 3.
Câu 2: 1 điểm.
- Mỗi lựa chọn dúng được 1 điểm.
- Đáp án đúng: 2.
Câu 3: 1 điểm.
- Mỗi lựa chọn đúng được 1 điểm.
- Đáp án đúng: 3.
II. Phần tự luận:
Câu 1: 3.5 điểm.
- Môi trường là điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Nó tạo nên cơ sở vật chất để phát triển KT,VH,XH tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường . mỗi hoạt động kinh tế khai thác TNTN dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường .
- Chúng ta cần giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh tháI, cải thiện môi trường ngăn chặn, khác phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 2: 3.5 điểm.
- Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân có nghĩa là công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa hoặc bỏ để theo một tôn giáo, tín ngưỡng khác mà không ai được cưỡng bức, cản trở.
4. Củng cố :
- giáo viên thu bài kiểm tra.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
Tuaàn 17 - Tieỏt 17
Ngaứy soaùn: 02 - 12 - 09
Ngaứy daùy: 05 - 12 - 09
Kiểm tra học kỳ I
I. Mục tiêu kiểm tra:
- Kiểm tra đánh giá sự nhận thức của học sinh qua nội dung kiến thức đã học ở học kỳ I
- Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức và ôn bài khoa học.
- Giáo dục học sinh tính trung thực khi làm bài.
II. Phương tiện thực hiện:
Thầy: Giáo án, câu hỏi, đáp án.
Trò: Học bài, giấy kiểm tra.
III. Cách thức tiến hành: Kiểm tra viết.
IV. Tiến trình kiểm tra:
1. OÅn định tổ chức:
2. Bài mới:
A: Đề bài:
Câu 1. Đạo đức là gì? Kỷ luật là gì? Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật?
Câu 2. Thế nào là tự tin? Vì sao cần phải tự tin? Làm thế nào để có sự tự tin?
Câu 3. Em hãy cho biết những hành vi nào sau đây thể hiện lòng yêu thương con người? Vì sao?
Tổ chức đi thăm bố bạn bị ốm.
Từ chối đưa một người mù qua đường.
Từ chối không cho bạn nhìn bài khi kiểm tra.
Thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của bạn.
Chép bài hộ bạn khi bạn bị mệt.
Câu 4. Hãy kết nối những chuẩn mực ở cột a với những hành vi ở cột b sao cho phù hợp.
a
b
a. Kỷ luật .
1. Quí trọng những điều thầy cô dạy.
b. Tự trọng.
2. Tham gia ủng hộ người nghèo.
c. Giản dị.
3. Luôn sống cởi mở gần gũi mọi người.
d. Tôn sư trọng đạo.
4. Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ.
đ. Yêu thương con người.
5. Luôn giữ lời hứa trong mọi hoàn cảnh.
e. Khoan dung.
6. Tham khảo ý kiến rồi tự quyết định một cách chắc chắn.
g. Tự tin.
7. Kính thầy yêu bạn, giúp cha mẹ xếp dọn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau.
h.Xây dựng gia đình văn hoá
8. Ăn mặc dúng trang phục học sinh.
B: Đáp án và hướng dẫn chấm:
Câu 1: 3 điểm.
- Đạo đức là những qui định, chuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc, với thiên nhiên và môi trường được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.
- Kỷ luật là những qui định chung của cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người tuân theo tạo ra sự thống ngất trong hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
- Đạo đức và kỷ luật quan hệ chặt chẽ với nhau, người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỷ luật và ngược lại.
Câu 2: 3 điểm.
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động mọi việc, dám tự quyết định và hành động chắc chắn, không hoang mang dao động.
- Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
- Rèn luyện bằng cách chủ động, tự giác trong học tập và tham gia hoạt động tập thể.
Câu 3: 2 điểm.
Hành vi thể hiện yêu thương con người là: 1, 3, 4, 5 .
Vì đó là những hành vi thể hiện sự thông cảm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người trong cuộc sống nên nó thể hiện lòng yêu thương con người.
Câu 4: 2 điểm:
Mỗi kết nối đúng được 0,25 điểm.
Kết nối như sau: 1+d, 2+đ, 3+e, 4+a, 5+b, 6+g, 7+h, 8+c.
4. Củng cố bài:
- Giáo viên thu bài kiểm tra.
- nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
File đính kèm:
- cong dan(1).doc