I- Mục tiêu bài học:
1- KT:
- Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị.
- Tại sao phải sống giản dị.
2- TĐ:
Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
3- KN:
- Tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh; lời nói, cử chỉ, tác phong cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.
- Biết xây dựng kế hoạch ràn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị.
II- Tài liệu và phương tiện:
- SGV, SGK.GDCD 7.
- Tranh ảnh các câu chuyện về lối sống giản dị.
III- Các hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra đồ dùng, sách vở của học sinh.
3- Học bài mới:
32 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 (chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh đọc sgk, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm những nội dung sau.
N1:
? Gia đình cô Hoà có mấy người thuộc mô hình gia đình ntn?
N2:
? Đời sống tinh thần của gia đình co Hoà ra sao?
N3:
? Gia đình cô Hoà đối xử ntn với bà con xóm giềng?
N4:
? Gia đình cô Hoà đã làm tố nhiệm vụ công dân ntn?
KL:
Gia đình cô Hoà đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
I- Truyện đọc:
N1:
- Gia đình cô Hoà có 3 người.
- Thuộc mô hình gia đình ít con.
N2:
- Mọi người chia sẻ lẫn nhau.
- Đồ đạc trong nhà được sắp xếp ngăn nắp.
- Không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ.
- Mọi người trong gia đình bíêt chia sẻ buồn, vui cùng nhau.
- Cô chú đọc sách báo, trao đổi chuyên môn, Tú ngồi học bài.
- Cô chú là chiến sĩ thi đua, Tú là học sinh giỏi.
N3:
- Quan tâm giúp đỡ hàng xóm.
- Tận tình giúp đỡ những người đau ốm bệnh tật.
- Tích cực xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư.
N4:
- Vận động bà con làm vệ sinh môi trường.
- Chống các tệ nạn xã hội.
Hoạt động 3:
Liên hệ thực tế nhằm phát triển nhận thức của học sinh tìm hiểu tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
GV: Cho hs trao đổi.
? Theo em những tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng gia đình vă hoá là gì?
GV: Cho học sinh trả lời theo các chủ đề sau:
* Gia đình bác An là cán bộ công chức về hưu tuy nghèo nhưng mọi người rất yêu thương nhau.Con cấi ngoan ngoãn, chăm học chăm làm, gia đình bác luôn thực hiện tốt bổn phận công dân.
* Cô chú Hùng là gia đình giầu có, cô chú mài làm ăn không quan tâm đúng mức đến các con nên con cái cô chú đã hư hỏng. Gia đình cô chú không quan tâm đến mọi người xung quanh.
* Gia đình bà Yến quá nghèo, con cái bà không có tiền ăn học.
GV: KL. Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất, tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc, góp phần tạo nên xã hội văn minh.
GV:
Cho học sinh liên hệ tìm những tiêu chuẩn gia đình văn hoá ở địa phương.
* Tiêu chuẩn cơ bản:
- Thực hiện kế hoạch hoá gia dình.
- Xây dựng gia đình hoà thuận, tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh.
- Đoàn kết với cộng đồng.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
* Học sinh tự do bày tổ ý kiến.
- Gia đình bác An tuy ko giầu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc.
- Gia đình chú Hùng giầu có nhưng ko hạnh phúc thiếu hẳn cuộc sống tinh thần lành mạnh.
- Gia đình bà Yừn bất hạnh vì nghèo.
Tuần
GV: Cho học sinh liên hệ thực tế rút ra bài học rèn luyện.
? Tiêu chuẩn cụ thể về việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì?
? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá.
* Tiêu chuẩn cụ thể:
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
- Nuôi con khoa học, con cái ngoan ngoãn, học giỏi.
- Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định.
- Thực hiện bảo vệ môi trường.
- Thực hiẹn nghĩa vụ quân sự.
- Hoạt động ttừ thiện, tránh xa và bài ttrừ tệ nạn xã hội.
* Trách nhiệm của mỗi thành viên:
- Chăm học, chăm làm.
- Sống giản dị, lành mạnh.
- Thật thà, tôn trọng mọi người.
- Kính trọng lề phép.
- Đoàn kết, giúp đỡ mọi người trong gia. đình.
- Không đua đòi ăn chơi.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học:
GV: Tổ chức đàm thoại cùng học sinh.
? Thế nào là gia đình văn hoá?
? Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn?
? Bản thân em có bổn phận và trách nhiệm ntn trong việc xây dựng gia đình văn hoá?
? Em hãy cho biết những biểu hiện trái với gia đình văn hoá?
? Nguyên nhân nào dẫn tới biểu hiện sống đó?
II- Nội dung bài học:
1- Gia đình văn hoá: Là
- Gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
- Đoàn kết với hàng xóm láng giềng.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
2- ý nghĩa:
- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng con người.
- Gia đình bình yên, xã hội ổn định.
- Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
3- Trách nhiệm của bản thân:
- Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị.
- Chăm học, chăm làm, ngoan ngoãn, học giỏi.
- Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi.
- Tránh xa tệ nạn xã hội.
4- Biểu hiện trái với xây dựng gia đình văn hoá:
- Coi trọng tiền bạc.
- Không quan tâm giáo dục con.
- Con cái hư hỏng, vợ chồng bất hoà, không chung thuỷ.
- Bạo lực trong gia đình.
- Đua đòi ăn chơi.
* Nguyên nhân:
- Cơ chế thị trường.
- Chính sách mở cửa, ảnh hưởng tiêu cực của nền văn hoá ngoại lai.
- Tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng.
- Quan hệ lạc hậu.
Hoạt động 5: Luyện tập.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk.
Cho học sinh lên bảng làm bài tập.
GV: Nhận xét, cho điểm.
III- Bài tập:
1- Bài d:
Đáp án:
- Đồng ý với các ý kiến: 5, 3.
- Không đồng ý với các ý kiến:
1, 2, 4, 6, 7.
4- Củng cố:
Cho học sinh xử lí tình huống:
+ Anh chị em đối xử với nhau.
+ Con, cháu đối xử với ông bà, cha mẹ.
KL: Vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng.Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành nhân cách con người. Xây dựng gia dình văn hoá là góp phần cho xã hội bình yên, hạnh phúc. Học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện góp phần xây dựng gia đình có lối sống văn hoá - Giữ vững truyền thống của dân tộc.
5- Dặn dò:
- Học sinh về nha học bài, làm các bài tập còn lại .
- Đọc và chuẩn bị bài học giờ sau.
______________________________
Tuần
giữ gìn và phát huy truyền thống
tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Ngày soạn:
Ngày dạy :
I- Mục tiêu bài học:
1- KT:
- Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp và ý nghĩa của nó.
- Hiểu bổn phận và trách nhiệm của mọi người trong việc giữ gìn và phát huy TT tốt đẹp.
2- TĐ:
- Có thái độ trân trọng, tự hoà vể những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.
- Biết ơn và mong muố lầm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp đó.
3- KN:
- Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ.
- Biết đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của mình.
II- Tài liệu và phương tiện:
- SGV, SGK.....GDCD 7.
- Tranhảnh về những truyền thống tốt đẹp.
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy cho biết những tiêu chuẩn của gia đình văn hoá? xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa ntn?
3- Học bài mới:
Hoạt động 1: Định hướng.
GV: Cho học sinh quan sát ảnh trong sgk.
? Em cho biết bức ảnh đó nói lên diều gì?
Dẫn dắt vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện
GV: Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa, tổ chức cho hs trả lời các câu hỏi.
N1:
? Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người của gia đình trong truyện được thể hiện qua những tình tiết nào?
N2:
? Kết quả mà gia đình đó đạt được là gì?
N3:
? Việc làm nào chứng tỏ nhân vật tôi đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?
? Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đứctính gì?
GV: KL.
Sự lao động không mệt mỏi của các thành viên trong gia đình trong truyện nói riêng và của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỉ lại hay chờ người khác mà phải tự đi lên băng sức lao động của chính mình.
I- Truyện đọc:
N1:
- Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, trai sạm.
- Bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời "trận địa".
- Đấu tranh gay go quyết liệt, kiên trì, bền bỉ.
N2:
- Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu.
- Trang trại có hơn 10 Ha đất đai mầu mỡ.
- Trồng cây, chăn nuôi.
N3:
- Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ chuồng gà nhỏ bé.
- Từ 10 gà con nay thành 10 gà đẻ trứng.
- Số tiền thu được dùng cho mua sắm đồ dùng học tập.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tiễn.
GV: Cho học sinh liên hệ.
? Hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình.
? Khi nói về truyền thồng tốt đẹp của gia đình, dòng họ em có suy nghĩ gì?
* Các truyền thống:
- Truyền thống hiếu học.
- Có nghề mây tre đan.
- Nghề làm thuốc.....
* Suy nghĩ:
Tiếp thu cái mới gạt bỏ truyền thống lạc hậu, bảo thủ, không còn phù hợp.
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Tổ chức thảo luận cùng học sinh.
? Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bao gồm những nội dung gì?
GV: Bổ sung: Truyền thống có thể phân chia thành nhiều loại.
- Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất, tri thức khoa học.
VD: kinh nghiệm trồng lúa nước...
- Truyền thống đạo đức bao hàm các mối quan hệ giữa con người với bản thân, với mọi người, với công việc, với người khác.
- Truyền thống văn hoá gồm cách giao tiếp, phông tục tập quán.
- Truyền thống nghệ thuật bao gồm tranh dân gian, múa rối nước, các làn điệu dân ca...
? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống?
? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp?
? Chúng ta phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống?
II- Nội dung bài học:
1- Nội dung:
- Học tập.
- lao động.
- Nghề nghiệp. đạo đức, văn hoá...
2- Giữ gìn và phát huy truyền thống: Là.
- Bảo vệ.
- Tiếp nối.
- Phát triển làm rạng rỡ thêm truyền thống.
3- ý nghĩa:
- Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh.
- Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc.
4- Trách nhiệm:
- Trân trọng, tự hào, tiếp nối truyền thống.
- Sống trong sạch, lương thiện.
- Không bảo thủ, lạc hậu.
- Không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
Hoạt động 5: Luyện tập.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tâp sgk.
Cho hs lên bảng làm bài tập.
GV: Nhận xét, cho điểm.
III- Bài tập:
1- Bài tập c:
Đáp án:
- Đồng ý với các ý kiến: 1, 2, 5.
- HS Giải thích.
4- Củng cố:
- Cho học sinh nhắc lại những nội dung chính của bài.
- Cho học sinh giải thích câu tục ngữ.
+ Cây có cội, nước có nguồn.
+ Chim có tổ, người có tông.
+ Giấy rách phải giữ lấy lề.
KL:
Mỗi gia đình dòng họ đều có những truyền thốngtốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau, không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của cha ông ta ngày trước. Lấp lánh trong mỗi trái tim chúng ta là hình ảnh" Dân tộc Việt Nam anh hùng". Chúng taphải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn.
5- Dặn dò:
- Học sinh về nhà học bài, làm các bài tập còn lại.
- Đọc và chuẩn bị bài học sau.
________________________________
File đính kèm:
- Bai Soan GDCD lop 7.doc