Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 11: Tự tin

1.MỤC TIÊU :

 1.1/Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

-HS nêu được một số biểu hiện của tính tự tin .

-Nêu được khái niệm,ý nghĩa của tính tự tin .

1.2/ Kỹ năng: Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể .

1.3/Thái độ : Tin ở bản thân mình, không a dua dao động trong hành động .

2.NỘI DUNG HỌC TẬP :

-Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin .

-Nêu được khái niệm, ý nghĩa của tính tự tin .

3.CHUẨN BỊ :

3.1/Giáo viên :Câu chuyện: Đẽo cày giữa đường .,Ca dao tục ngữ về tự tin .

 3.2/Học sinh: - Bảng phụ, phiếu học tập.

 -Liên hệ thực tế, phát biểu cảm tưởng, nói lên nguyện vọng.( Hs)

4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện , vở ghi chép .

4.2./Kiểm tra miệng :

? Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là gì ?Hãy kể truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mà em biết ? (10 đ)

HS: - Là nối tiếp, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống đó .( 5đ)

-Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng em biết : Nghề làm bánh tráng , nghề đúc đồng , nghề mây đan tre.( 5đ)

?Nêu các truyền thống tiêu cực cần được xóa bỏ ở địa phương em ?Vì sao giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp lại tăng thêm sức mạnh cho mọi người.?

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 11: Tự tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 14 TIẾT 14 NGÀY DẠY : 24/11/2013 Bài 11 TỰ TIN 1.MỤC TIÊU : 1.1/Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: -HS nêu được một số biểu hiện của tính tự tin . -Nêu được khái niệm,ý nghĩa của tính tự tin . 1.2/ Kỹ năng: Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể . 1.3/Thái độ : Tin ở bản thân mình, không a dua dao động trong hành động . 2.NỘI DUNG HỌC TẬP : -Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin . -Nêu được khái niệm, ý nghĩa của tính tự tin . 3.CHUẨN BỊ : 3.1/Giáo viên :Câu chuyện: Đẽo cày giữa đường .,Ca dao tục ngữ về tự tin . 3.2/Học sinh: - Bảng phụ, phiếu học tập. -Liên hệ thực tế, phát biểu cảm tưởng, nói lên nguyện vọng.( Hs) 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 4.1/Ổn định tổ chức và kiểm diện :Kiểm diện , vở ghi chép . 4.2./Kiểm tra miệng : ? Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là gì ?Hãy kể truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mà em biết ? (10 đ) HS: - Là nối tiếp, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống đó .( 5đ) -Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng em biết : Nghề làm bánh tráng , nghề đúc đồng , nghề mây đan tre..( 5đ) ?Nêu các truyền thống tiêu cực cần được xóa bỏ ở địa phương em ?Vì sao giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp lại tăng thêm sức mạnh cho mọi người.? HS: -Bài bạc , rượu chè , bói toán, lười lao động , đánh nhau ..( 5đ) -Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc .(5 đ) Câu hõi bài mới:Em nào có thể hát một bài cho cả lớp cùng thưởng thức được không ?Em thấy bạn trình bày bài hát như thế nào ?Vì sao vậy ?... HS: ... Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hay ngại ngùng ,thiếu tin tưởng vào bản thân nhất là trong học tập, nhiều học sinh không tự tin khi lên bảng trả lời nguyên nhân nào dẫn đến như vậy.Và để chuẩn bị hành trang vững vàng bước vào cuộc sống các em cần rèn luyện cho bản thân mình tính tự lực và tự tin để bước vào cuộc sống . 4.3/Tiến trình bài học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HOẠT ĐỘNG 1: -Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin .( 15 phút) *Yêu cầu Hs đọc truyện SGK . ?Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh nào? HS: Hoàn cảnh : Khó khăn bố là bộ đội ,mẹ là công nhân nghỉ hưu đồng lương ít ỏi.. ? Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học nước ngoài? Điều gì giúp Hà vượt qua khó khăn đó ?(Lòng tin ) ? Em hãy nêu những biểu hiện của tự tin ở bạn Hà? ? Hà có thực hiện được ước mơ đó không ? Vì sao ?Em rút ra bài học gì cho bản thân ? HOẠT ĐỘNG 2: .( 20 phút) Kiến thức :Nêu được khái niệm, ý nghĩa của tính tự tin ? Em hiểu như thế nào là tự tin ? ? Nêu ví dụ về tự tin ? ? Điều nào chứng tỏ bạn Hà không hoang mang dao động? HS: Tự tin kể chuyện cho người nước ngoài ( mặc dù trước đó còn lúng túng). ? Người như thế nào được gọi là người có tính tự tin? HS: Tin vào khả năng của mình có thể làm được việc gì .Nhưng không mù quáng ,chủ quan. Liên hệ : Bạn em thách đố em trốn học thì em có làm theo không ? đó có phải là tự tin không ? Phương pháp nghiên cứu trường hợp :Ngoài tấm gương của Trịnh Hải Hà còn tấm gương nào khác nói về tự tin ? HS: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thầy Nguyễn Ngọc Kí... Phương pháp nêu vấn đề :Trái với tự tin là gì?(Kĩ năng so sánh tự tin và thiếu tự tin ) HS:- Trái: tự ti, lúng túng, ngại ngùng Hoạt động tự tin thi văn nghệ :Thủ thuật sơ đồ tư duy. Kết quả : Thành công , mừng vui. Phương pháp trình bày suy nghĩ: Tự tin sẽ giúp chúng ta đạt được những gì?(Kĩ năng xác định giá trị ) ? Nếu không tự tin dẫn đến hậu quả gì ? HS: Yếu đuối ,nhỏ bé, dể hỏng việc. ? Các em có muốn lớp mình học tốt không ?Vậy các em có giơ tay phát biểu không ?Những em không giơ tay thì sao ? Mở rộng : Nêu tình huống phân biệt : -Tự tin : Tin vào khả năng của bản thân mình . -Tự lực : Tự làm lấy và giải quyết công việc .. -Tự lập :Là xây dựng cuộc sống cho mình không cần dựa dẫm . Tự tin ? Nêu mối quan hệ giữa 3 đức tính trên ? ( phòng tranh ) Tự lực Tư lập . HS: Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ,có tự tin thì mới có tự lập và tự lực . * Giải thích các khái niệm : HS:-Tự ti : Không tin tưởng vào bản mình cho rằng mình nhỏ bé .(Mặc cảm ) -Tự cao ,tự đại : Đề cao vai trò cá nhân . -Tự ái :Xấu có lỗi nhưng không nhận lỗi, mà giận hờn trách móc . -A dua ba phải :Không có lập trường nói sao nghe vậy . -Rụt rè nhút nhác : Không dám trò chuyện nơi đông người . Nhấn mạnh : Tự cao ,tự đại ,tự ti rụt rè ba phải là những biểu hiện lệch lạc tiêu cực cần phê phán và khắc phục . ?Có ý kiến cho rằng người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai, không cần hợp tác với ai . Theo em ý kiến đó đúng hay sai ? Vì sao? HS: Ý kiến đó là không đúng ,vì có ý kiến của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc của mình . Sự hợp tác sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm, thành công trong công việc . Phương pháp xử lí tình huống :Để có thể suy nghĩ và hành động một cách tự tin con người cần có phẩm chất và điều kiện gì ?(Kĩ năng nhận thức ) HS: Cần kiên trì tích cực chủ động học tập , không ngừng vương lên nâng cao nhận thức năng lực để có khả năng hành động một các chắc chắn .Qua đó lòng tự tin được củng cố và nâng cao . ? Trong hoàn cảnh nào con người cần có tự tin ? Ví dụ ? HS: Khó khăn trở ngại , cần vững tin ,dám nghĩ . Ví dụ: Thi hội thao chào mừng 20/11.. Kể câu chuyện ngụ ngôn: “Đẽo cày giữa đường .” ? Em hãy cho biết cách anh chàng đẽo cày là người như thế nào ? HS: Là người không có lập trường , tự tin . ? Vì sao anh ta thiếu tự tin ? HS:Vì anh ta là người thiếu hiểu biết không tin chắc vào việc làm của mình và hậu quả đã bị thất bại. ? Người thiếu tự tin dẫn đến kết quả gì ? HS:Gặp khó khăn và thất bại trong cuộc sống . ? Từ câu chuyện trên em thấy mình cần phải làm gì để có tính tự tin ? ? Em hiểu gì về câu nói : Nhút nhác là đồng hành với thất bại ?( Câu hỏi dành cho học sinh giỏi ) HS: -Không hòa đồng với người khác . -Không nắm bắt cơ hội . -Không phát huy năng lực . I.TRUYỆN ĐỌC : Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin Ga Po. - Điều kiện khó khăn, thiếu thốn, cát sét cũ kĩ tự học là chủ yếu, học thông qua sách báo, ti vi mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài, nói chuyện với anh trai. - Là học sinh giỏi toàn diện thông thạo tiếng Anh, vượt qua kì thi cực kì gắt gao. _ Chủ động, thoải mái, tự tin kể .Ham học đọc sách báo ,SGK ,sách nâng cao , học trên ti vi, nói chuyện với người nước ngoài. -Hà đã thực hiện được ước mơ của mình. Vì Hà có sự tự tin vào bản thân :Ham học ,chủ động ,tin tưởng vào khả năng của bản thân sẽ thành công . II.NỘI DUNG BÀI HỌC : 1. Tự tin là gì ? -Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân. -Chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. - Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. 2. Ý nghĩa: - Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. -Không tự tin con người sẽ trở nên yếu đối nhỏ bé. Nguyễn công Hùng . 4.4/Tổng kết: ? Làm bài tập b SGk trang 34/35. Đáp án :1.3.4.5.6.8. ? Hãy giải thích câu tục ngữ sau : “Có cứng mới đứng đầu gió” HS:Muốn nói nhờ có lòng tự tin và quyết tâm thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với những khó khăn thử thách (đứng đầu gió ) ? Thế nào là tự tin bản thân em có hay mất tự tin không? Làm thế nào để có tính tự tin? Gv: sơ kết bài học và động viên học sinh rèn luyện và bình tỉnh trong mọi tình huống. 4.5. Hướng dẫn học tập : * Đối với bài học ở tiết này : -Về nhà học bài theo nội dung bài học , làm các bài tập còn lại. -Sưu tầm các câu chuyện về lòng tự tin ở xung quanh em . * Đối với bài học ở tiết tiếp theo : -Chuẩn bị bàingoại khóa về : An toàn giao thông . -Tình hình thực hiện an toàn giao thông hiện nay ? -Hậu quả, nguyên nhân ,biện pháp khắc phục tai nạn giao thông ? 5 /PHỤ LỤC: -Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 7 -Học và thực hành theo chuẩn kiến thức kĩ năng GDCD 7. -Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập GDCD 7

File đính kèm:

  • docTU TIN(1).doc