I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là sống giản dị và ý nghĩa của sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm cẩu thả.
2. Về kỹ năng: HS biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
3. Về thái độ: - Quý trọng lối sống giản dị.
- Không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
- Tích hợp tấm gương sống giản dị của Bác Hồ.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.
- So sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.
- Tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị hoặc thiếu giản dị.
- Tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 1: Sống giản dị + Bài 2: Trung thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 NS: 26/08/2012
Tiết 1 NG: 28/08/2012
Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là sống giản dị và ý nghĩa của sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm cẩu thả.
2. Về kỹ năng: HS biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
3. Về thái độ: - Quý trọng lối sống giản dị.
- Không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
- Tích hợp tấm gương sống giản dị của Bác Hồ.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.
- So sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.
- Tư duy phê phán đối với những biểu hiện giản dị hoặc thiếu giản dị.
- Tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu chương trình CD 7 và đồ dùng của HS.
3. Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu: Ông bà ta vẫn thường nhắc nhở “Ăn chắc mặc bền” cũng như không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách – đó chính là những biểu hiện cuả lối sống giản dị. Vậy giản dị là gì và vì sao phải sống giản dị? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài).
b. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc SGK.
*GV gọi 2 HS đọc truyện diễn cảm theo SGK/3, sau đó đàm thoaijtheo các câu hỏi sau:
H: Trong trí tưởng tượng của mọi người, vị Chủ tịch nước sẽ xuất hiện như thế nào?
HS: Ăn mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghiêm.
H: Bác Hồ đã xuất hiện trên lễ đài với trang phục như thế nào?
HS trả lời.
H: Em có nhận xét gì về cách ăn mặc đó?
HS: Bác ăn mặc giản dị, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh lúc đó.
H: Khi xuất hiện trên lễ đài, trước hàng vạn đồng bào, cử chỉ, tác phong của Bác như thế nào?
HS trả lời.
H: Em có nhận xét gì về lời nói, tác phong của Bác?
HS: Thái độ chân tình cởi mở, lời nói dễ hiểu và gần gũi với mọi người.
H: Trang phục, tác phong và lời nói của Bác tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta?
HS: Nhân dân noi gương Bác và tự hào là con cháu Bác Hồ.
H: Em hãy tìm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ?
HS trả lời.
H: Qua câu chuyện và những ví dụ trên, các em có nhận xét gì về sự giản dị của Bác?
HS trả lời. GV nhận xét, chốt chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục II trả lời câu hỏi:
H: Thế nào là sống giản dị?
HS trả lời. GV chuẩn xác.
H: Biểu hiện của lối sống giản dị?
HS trả lời. GV bổ sung, chuẩn xác.
H: Những biểu hiện như thế nào là trái với sống giản dị? VD?
HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét.
H: Sống giản dị có tác dụng như thế nào?
HS trả lời. GV giáo dục HS.
GV chốt lại: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì vậy chúng ta cần học tập và rèn luyện để trở thành người có lối sống giản dị.
Hoạt động 3: Trao đổi liên hệ thực tế.
GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
N1: Là HS, sự giản dị được biểu hiện như thế nào?
N2: Bản thân em đã sống giản dị chưa? Lớp em có những bạn nào sống giản dị và chưa giản dị? Vì sao?
N3: Tìm những biểu hiện khác của tính giản dị và không giản dị trong cuộc sống hàng ngày mà em biết?
N4: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ hoặc câu thơ nói về tính giản dị?
HS thảo luận nhóm trong 3 phút. Đại diện nhóm trả lời, bổ sung. GV chốt lại.
Hoạt động 4: Luyện tập,
*GV hướng dẫn để HS giải quyết các bài tập tại lớp:
-Gọi các HS lần lượt trả lời tại chỗ theo bài tập a/5 và b/6.
=>GV chuẩn xác và yêu cầu HS làm vào vở.
I. Truyện đọc
“Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm:
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
2. Biểu hiện:
- Không xa hoa lãng phí,
- Không cầu kì kiểu cách.
- Không theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
3. Ý nghĩa:
- Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
- Sống tiết kiệm, gia đình bình yên, hạnh phúc.
- Xã hội lành mạnh.
III. Bài tập.
*Bài a/5: bức tranh (3). Vì thể hiện đúng tác phong của người HS.
*Bài b/6: đáp án 2, 5.
4. Củng cố: GV khái quát nội dung chính bài học, sau đó đọc cho HS nghe truyện “Bữa ăn của vị Chủ tịch nước”(Sách giáo viên trang 25).
5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết: Em nhận xét gì về những biểu hiện như thích ăn mặc diện, thích trang điểm, đi xe máy khi đi học và đến trường ...?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Làm các bài tập c, d, đ, e vào vở.
- Tìm các câu ca dao tục ngữ và tấm gương sống trung thực.
- Chuẩn bị giờ sau học bài 2.
7. Rút kinh nghiệm:
Tuần 2 NS: 02/09 /2012
Tiết 2 NG: 04/09/2012
Bài 2: TRUNG THỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: - HS hiểu được thế nào là trung thực và ý nghĩa của sống trung thực.
- Nêu được một số biểu hiện của tính trung thực.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hàng ngày.
3. Về thái độ: - Quý trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực.
- Phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
II. CÁC KĨ NĂNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Phân tích, so sánh về những biểu hiện trung thực và không trung thực.
- Tư duy phê phán hành vi trung thực hoặc thiếu trung thực.
- Giải quyết vấn đề trong các tình huống liên quan đến tính trung thực.
- Tự nhận thức giá trị bản thân về tính trung thực.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có tác dụng gì? Cho ví dụ cụ thể?
3. Dạy - học bài mới:
a. GV giới thiệu: Ông bà ta thường nói “Ăn ngay, nói thẳng” hay “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng” – những câu tục ngữ trên đã chứa đựng nội dung trung thực. Vậy trung thực là gì và vì sao phải sống trung thực? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay (vào bài).
b. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc SGK.
*GV gọi 2 HS đọc truyện diễn cảm, sau đó cho HS đàm thoại theo các câu hỏi sau:
H: Miken đã đối xử với Bramantơ như thế nào?
HS: Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng và làm hại sự nghiệp của Mi ken.
H: Cho biết thái độ của Mi ken?
HS: Tức giận nhưng vẫn đánh giá cao Bramantơ là người vĩ đại.
H: Vì sao Mi ken lại xử sự như vậy?
HS: Vì thẳng thắn, nói đúng sự thật, đánh giá đúng sự việc.
H: Theo em, Mi ken là người như thế nào?
HS: Trung thực, tôn trọng chân lý và công minh
=>GV chốt chuyển ý: Qua câu chuyện cho thấy phẩm chất trung thực là rất cần thiết, nhất là trong học tập.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
*GV yêu cầu hS dựa vào thông tin mục II/7 cho biết:
H: Thế nào là trung thực?
H: Trung thực được biểu hiện như thế nào?
H: Trung thực có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
=>HS trả lời và vổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại bằng cách gọi HS đọc toàn bộ nội dung bài học /7.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
*GV chia nhóm (2 bàn / nhóm) hướng dẫn HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
N1: Tìm những biểu hiện của tính trung thực trong học tập?
(Ngay thẳng, không nói dối, không nhìn bài của bạn)
N2: Tìm biểu hiện trung thực trong quan hệ với mọi người?
(Không nói xấu, không lừa dối, không đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm).
N3: Trái với trung thực là gì? Cho ví dụ?
(Dối trá, xuyên tạc và bóp méo sự thật, đi ngược chân lí).
N4: Giải thích câu tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng”?
(Sống ngay thẳng, thật thà sẽ không sợ kẻ xấu và không sợ sự thất bại)
=>Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức sau đó kể cho HS nghe câu chuyện “Chú bé chăn cừu” để khắc sâu kiến thức và nhấn mạnh: Có lúc không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực như nói dối kẻ xấu, bác sĩ nói dối để giấu bệnh cho bệnh nhân
Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố.
*GV hướng dẫn HS giải quyết một số bài tập tại lớp:
- Cho HS giải quyết nhanh bài tập a/8 =>chọn đáp án đúng.
- Sau đó, cho HS tìm thêm một số câu ca dao tục ngữ nói về tính trung thực?
(“Chết vinh còn hơn sống nhục”
“Thẳng như ruột ngựa”
“Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ vào ra nịnh thần”,
“Thật thà là cha quỷ quái”,
“Đường đi hay tối nói dối hay cùng”)
=>GV nhận xét, chốt lại phần bài tập và kết luận: Trung thực là một đức tính quý báu, nó nâng cao giá trị đạo đức con người. Xã hội sẽ lành mạnh hơn nếu ai cũng có đức tính trung thực.
I. Truyện đọc:
“Sự công minh chính trực của một nhân tài”
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Trung thực là tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải.
2. Biểu hiện:
- Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi.
3. Ý nghĩa:
- Là đức tính cần thiết và quý báu.
- Giúp ta nâng cao phẩm giá.
- Mọi người tin yêu, kính trọng.
- Xã hội lành mạnh
III. Bài tập.
*Bài a/8: đáp án 4, 5, 6.
4. Củng cố: GV nhắc lại nội dung chính cần nắm. Sau đó, đọc cho HS nghe câu chuyện “Lòng trung thực của các nhà khoa học” (SGV/ 31) và giáo dục HS.
5. Đánh giá: GV cho HS chơi trò chơi “chúng em biết 3”:
- Em hãy kể 3 biểu hiện trung thực của bản thân em?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Sưu tầm mẩu chuyện và ca dao tục ngữ nói về tự trọng.
- Chuẩn bị giờ sau học bài 3.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CD7tiet 1.doc