I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của lối sống giản dị.
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống
3. Về thái độ
Qúy trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
II. PHƯƠNG PHÁP
Bài này có thể sử dụng nhiều phương pháp như: Kể chuyện kết hợp với phân tích diễn giảng, thảo luận , đàm thoại, tình huống.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 12109 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 1: Sống giản dị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn : 20/8/2011
Tiết 1 Ngày giảng: 26/8/2011.
BÀI 1
SỐNG GIẢN DỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa, cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của lối sống giản dị.
2. Về kĩ năng
Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống
3. Về thái độ
Qúy trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
II. PHƯƠNG PHÁP
Bài này có thể sử dụng nhiều phương pháp như: Kể chuyện kết hợp với phân tích diễn giảng, thảo luận , đàm thoại, tình huống.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK GDCD 7, SGV, bài tập tình huống, những mẫu chuyện về giản dị.
Học sinh: SGK GDCD 7, những mẫu chuyện, câu thơ, ca dao nói về giản dị.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
Vào bài mới
Trong những năm ở Phủ Chủ tịch, Bác đã sống hàng ngày như thế nào?
(Phụ lục)
- GV: Bác Hồ là tấm gương sáng về lối sống giản dị để chúng ta noi theo. Dù trong thời đại nào chúng ta cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên một vẻ đẹp để mọi người tôn trọng , nể phục thì chúng ta cần có một lối sống giản dị. Vậy giản dị là gì chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay: Sống giản dị.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc
“ Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn đọc lập”
- HS đọc diễn cảm truyện
- GV: Em có nhận xét gì về trang phục, tác phong, lời nói của Bác Hồ trong truyện đọc?
- HS trả lời
- GVKL
-GV: Em có nhận xét gì về những biểu hiện hành vi đó?
- HS trả lời
- GVKL
Tất cả những biểu hiện hành vi ấy ta thấy Bác là người sống rất giản dị. Vậy giản dị là gì? Ta đi vào tìm hiểu nội dung bài học.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung thế nào là lối sống giản dị và những biểu hiện của lối sống giản dị.
- Nhóm 1: Em hiểu thế nào là giản dị? cho ví dụ.
- Nhóm 2: Những biểu hiện của lối sống giản dị? cho ví dụ.
- Nhóm 3: Kể những gương về lối sống giản dị ở trong lớp, trong trường, địa phương hoặc xã hội mà em biết?
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận
+ Cuộc sống quanh ta, sự giản biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị chính là cái đẹp, nó không chỉ là vẻ đẹp bên ngoài còn là sự kết hợp hài hòa với vẻ đẹp bên trong. Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, ở cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua cách suy nghĩ, hành động của mỗi người trong cuộc sống, trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định.
+ Mỗi học sinh chúng ta cần học tập những tấm gương có lối sống giản dị để trở thành những người có lối sống giản dị, bởi lẽ một học sinh có lối sống giản dị có nhiều thời gian, điều kiện để học hành, đỡ phí tiền của bố mẹ và những chi tiêu không cần thiết.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những biểu hiện trái với giản dị.
- GV: Cho cả lớp thảo luận nhóm
Em hãy tìm những biểu hiện trái với lối sống giản dị?
- HS thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
Ví dụ: không chú ý đến hình thức bên ngoài, ăn nói cộc lốc, xưng hô tùy tiện, tâm hồn nghèo nàn.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của lối sống giảng dị
- GV: Em hãy cho biết sống giản dị nó có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân,với gia đình, với xã hội?
I. Truyện đọc
“ Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn đọc lập”.
- Trang phục, tác phong và lời nói của Bác Hồ:
+ Bác mặc bộ quàn áo ka ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.
+ Bác cười đôn hậu và vẫy chào đồng bào.
+ Thái độ thân mật như người cha hiền đối với các con.
+ Câu hỏi đơn giản: “ Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”
- Nhận xét
+ Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì phù hợp với hoàn cảnh của đất nước lúc đó.
+ Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác Hồ - Chủ tịch nước với nhân dân.
+ Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
II. Nội dung
1. Thế nào là sống giản dị?
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh thể hiện tác phong chân thực và trong sáng, tác phong đi đứng, cách ăn mặc nói năng trong giao tiếp đến việc sử dụng vật chất.
2. Biểu hiện của lối sống giản dị.
- Không xa hoa lãng phí, không cầu, kiểu cách
Ví dụ: + Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện của bản thân, của gia đình và những người xung quanh.
+ Khi giao tiếp diễn đạt ý mình một cách dễ hiểu.
+ Tác phong, đi đứng nghiêm trang, tự nhiên.
+ Trang phục gọn gành sạch sẽ.
3. Những biểu hiện trái với lối sống giản dị.
- Trái với giản dị là sự xa hoa, lãng phí, cầu kì, phô trương, hình thức.
- Giản dị không phải là sự qua loa, đại khái, cẩu thả, luộm thuộm, tùy tiện.
4. Ý nghĩa của lối sống giản dị
- Đối với cá nhân: Gianr dị giúp đỡ tốn thời gian, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người; được mọi người quý mến, cảm thông, giúp đỡ.
- Đối với gia đình: Giúp cho mọi người trong gia đình biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phuc cho gia đình.
- Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại làm lành mạnh xã hội.
4. Củng cố
- GV cho HS làm bài tập a, b trong SGK trang 5.
- Gv nhắc lại toàn bộ nội dung bài học.
V. DẶN DÒ
- Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập còn lại và đọc trước bài mới.
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện nói với về Trung thực.
PHỤ LỤC
Những ngày Bác sống ở phủ Chủ tịch
Mùa hè nóng lắm, Hà Nội là vào nơi nóng bậc nhất ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng như đã nói, Bác không cho lắp máy điều hòa không khí. Còn quạt máy thì cho đến năm 78,79 tuổi, Bác vẫn không chịu dùng quạt trần và quạt để bàn.
Có một lẽ Bác không nói ra và đây mới là sẽ chính sâu xa ở trong lòng. Số đông người Việt Nam ta ngày ấy chưa có quạt máy để dùng, cho nên từ trong lòng, Bác HỒ không muốn dùng quạt máy . Những ngày hè nóng nực nhất, Bác HỒ chỉ dùng quạt giấy và quạt nan thôi.
Đấy là mùa hè. Còn về mùa đông, Bác HỒ có một cái áo bông của đồng bào biếu. Bác dùng nhiều năm rồi. Mới đầu bông xốp còn dày, ấm. Sau dùng mãi nó lép kẹp xuống không ấm lắm nữa. Nhưng chưa ai dám nghĩ đến việc xin Bác bỏ cả mền bông đâu, chỉ nghĩ đến thay cái vỏ ngoài. Lúc đầu cái vỏ bằng vải mới, dần dần nó phai màu, đứt chỉ ở khủyu tay và ở cổ. Bác bảo mạng lại. Nó rách ở vai thì Bác bảo vá vai. Mùa rét tháng 2-1969, nó rách một miếng nữa ở vai, những đồng chí chuyên săn sóc sức khỏe của Bác nhân dịp ấy mới nhắc một đề nghị đã nhiều lần: Xin Bác cho thay vỏ ngoài, nó lại rách một lần thứ hai ở vai rồi. Đây là một người bạn chiến đấu mấy chục năm nay của Bác, cho nên Bác nói thẳng, thân tình lắm. Bác quay lại bảo đồng chí ấy thế này: "Này chú ạ, Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc cho dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi". Và nhất định Bác không cho thay cái vỏ mới. Bây giờ trong bảo tàng vẫn là cái áo bông vá vai như thế. Bác còn có lò sưởi điện. Bác có mấy cái, nhưng Bác lại càng ít dùng lò sưởi điện. Cũng vì lẽ không muốn phụ thuộc vào lò sưởi điện, và nhất là vì lẽ số đông người Việt Nam không có sưởi điện hàng ngày sưởi về mùa đông
TỤC LỆ TỐT ĐẸP
Bác Hồ giản dị trong cả cách nói, cách viết. Một số người sính ngoại có những lời văn cầu kỳ khó hiểu, Bác nhắc nhở, phê bình ngay.
Có lần Bác đọc bài bình luận về một trận đánh thắng ở chiến trường miền Nam. Bài bình luận viết: Đây là chiến thắng long trời lở đất.
Bác cầm bút khoanh tròn trên mấy chữ “long trời lở đất” rồi phê vào bên: thế thì Bác cháu ta ở đâu?
Ngày 1-2-1969, đồng chí Nguyễn Văn Tạo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp được mời lên gặp Bác để thông qua bài viết về Tết trồng cây. Trong bài có câu: Tết trồng cây đã thành một mỹ tục của toàn dân ta.
Bác đồng ý với nội dung, nhưng sửa lại: đã thành một tục lệ tốt đẹp của nhân dân ta.
Một lần khác, Bác tới xem triển lãm hàng gốm sứ do trường Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp trưng bày. Bác khen hàng đẹp và hỏi: Có phải nhập nguyên liệu của nước ngoài không?
Đồng chí Nguyễn Khang thưa: Thưa Bác, đại bộ phận là ở trong nước ạ.
Bác cười bảo: Sao chú không nói là phần lớn nguyên liệu mà lại nói là đại bộ phận?
Bác thường căn dặn: Tiếng nói, chữ viết của dân tộc ta rất giàu, rất đẹp, nếu thiếu thật mới đi mượn của nước ngoài, các chú cần chú ý.
File đính kèm:
- BAI 1 GDCD LOP 7.doc