I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ TNGT;
- Hiểu những qui định cần thiết về TTATGT;
- Hiểu ý nghĩa của việc thực hiện TTATGT và các biên pháp đảm bảo ATGT khi đi đường
2. Kĩ năng;
- Nhận biết một số loại biển báo giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp;
- Đánh giá được hành vi đúng, sai của mọi người khi tham gia GT;
- Thực hiện đúng luật giao thông
3. Thái độ:
- Tôn trọng các qui định của Luật ATGT;
- Tích cực thực hiện và tuyên truyền cho bạn bè và mọi người thực hiện đúng Luật ATGT;
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tuần 24 - Tiết 24 - Bài 14 - Thực hiện trật tự an toàn giao thông (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24. Tiết 24. Ngày soạn 15 tháng 2 năm 2014
BÀI 14- THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(TIẾT 2)
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ TNGT;
Hiểu những qui định cần thiết về TTATGT;
Hiểu ý nghĩa của việc thực hiện TTATGT và các biên pháp đảm bảo ATGT khi đi đường
Kĩ năng;
Nhận biết một số loại biển báo giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp;
Đánh giá được hành vi đúng, sai của mọi người khi tham gia GT;
Thực hiện đúng luật giao thông
Thái độ:
Tôn trọng các qui định của Luật ATGT;
Tích cực thực hiện và tuyên truyền cho bạn bè và mọi người thực hiện đúng Luật ATGT;
Phê phán những hành vi vi phạm Luật GT.
Tài liệu- phương tiện
SGK, SGV GDCD6- NXB GD.
Sổ tay kiến thức PL
BT TH GDCD 6
Máy chiếu
Thông tin mới nhất về tình hình tai nạn GT
Đê KT 15’
Tiến trình:
ÔĐTC:
Lớp
6A
6B
6C
Vắng
KT BC:
GV chiếu BT
?Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông?
Hệ thống giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Phương tiện giao thông cơ giới và thô sơ tăng.
Người tham gia giao thông chưa nghiêm túc chấp hành pháp luật.
Người tham gia giao thông thiếu hiểu biết về Luật ATGT.
Các câu đúng.
?Hệ thống tín hiệu giao thông gồm có? (chọn đáp án đúng nhất)
Tín hiệu của người điều khiển giao thông, biển báo cấm, đèn tín hiệu, rào chắn, vạch kẻ đường, cọc tiêu, cột mốc.
Tín hiệu của người điều khiển giao thông, biển báo, đèn tín hiệu đỏ, rào chắn, vạch kẻ đường, cọc tiêu, cột mốc.
Tín hiệu của người điều khiển giao thông, hệ thống biển báo, các đèn tín hiệu, rào chắn, vạch kẻ đường, cọc tiêu, cột mốc.
?Tại sao ATGT lại là vấn đề cả XH cần quan tâm?
Bài mới:
*Giới thiệu nội dung mới: chính vì thiếu hiểu biết và thiếu ý thức chấp hành ATGT nên ngay trước Tết nguyên đán, trường tiểu học trên địa bàn xã đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm cho bé gái lớp 3. Vậy địa bàn xã ta có trục đường 206 – tỉnh lộ chạy qua, tốc độ các xe cơ giới đi lại nhiều, đặc biệt trên địa bàn xã có XNG KC là nơi có mật độ xe chở đất đi lại cao. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ được an toàn tính mạng cho mình và mọi người.=> vào bài.
*Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung trọng tâm
Hoạt động 1: tiếp tục tìm hiểu NDBH
GV chiếu các loại biển báo và yêu cầu HS hoạt động theo nhóm (4 nhóm)
Quan sát và nhận xét các loại biển báo trên:
+ Hình dáng
+Màu sắc: hình vẽ, hình nền
+ Ý nghĩa.
- HS TL nhóm 4’. Báo cáo kết quả TL
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chiếu kết quả và chốt kiến thức:
Hình dạng
Màu nền
Màu hình vẽ
Ý nghĩa
Biển báo cấm
tròn
Trắng, viền đỏ
đen
Thể hiện điều cấm
Biển báo nguy hiểm
Tam giác
Vàng, viền đỏ
đen
Cần đề phòng tai nạn có thể xảy ra
Biển hiệu lệnh
Tròn
Xanh lam
Trắng
Cần phải thi hành
Biển chỉ dẫn
vuông
Xanh lam
Trắng
Nơi có thể thực hiện
GV giới thiệu thêm loại biển phụ và một số biển báo mà HS thường thấy khi đi đường.
?Khi tham gia GT người đi bộ phải đi như thế nào?
HS TL theo ND SGK
GV giới thiệu
Điều 32.Người đi bộ - Luật GT năm 2008
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Điều 33.Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông
1. Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.
Điều 34.Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ
1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
?Khi tham gia GT người đi xe đạp phải đi như thế nào?
HSTL
GV giới thiệu.
Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này
(3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.)
; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
?Đối với trẻ en khi điều khiển xe đạp hoặc xe gắn máy PL quy định như thế nào?
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
=> dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy
=>từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xilanh = 50cm3
MR: ?Về ATĐS PL quy định như thế nào?
HSTL ND SGK(tr 37)
2. Nội dung bài học:
a/ Các loại tín hiệu giao thông:
b/ Các loại biển báo:
Biển báo cấm:
Biển báo nguy hiểm;
Biển hiệu lệnh:
Biển chỉ dẫn:
Biển phụ:
c/Một số QĐ của PL:
*Đối với người đi bộ:
*Đối với người đi xe đạp:
*Trẻ em đi xe đạp:
Hoạt động 3: Luyện tập
BTb/SGK Tr 38
305
304
BTa/SGK Tr38
Có thể gây TNGT đường sắt, đường bộ
VP LGT
BT tình huống: Tan học về, các bạn thường hay đứng tụ tập tại cổng trường để đợi nhau hay ăn quà. Theo em dùng cách nào để hạn chế tình trạng trên?
HSTL tự do
GVKL: do ý thức của các em là chính.biết sai nhưng vẫn làm: vẫn đi xe đạp hàng 3, vẫn lạng lách, đánh võng, vẫn ăn quà trước cổng trường làm ách tắc giao thông
3- Bài tập
Củng cố:
?Hiện nay, cả XH đang rất quan tâm đến Văn hoá giao thông. Vậy em hiểu văn hoá giao thông là gì?
HSTL
GVKL: - “là phải tuân thủ PL” - Đại tá Trần Sơn Hà - Phó Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt.
Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông- một bộ phận của văn hóa nơi công cộng- là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.
Cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đỗ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều bản thân HS khi từ nhà đến trường còn đùa nghịch trên đường
Không chen lấn hoặc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lý.
HDVN:
Học thuộc nội dung bài học
Hoàn thiện các bài tập vào vở
Đọc Luật ATGT để nâng cao kiến thức.
Quan sát tình hình thực tế ở địa phương, trường, lớp -> phát hiện bạn thường xuyên VPGT báo cáo => tuyên dương HS phát hiện.
Xem trước bài 15.
File đính kèm:
- Tuần 24. tiết 24 GD 6.docx