Giáo án Giáo dục công dân 6 (Trọn bộ)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

 - Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

 - Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, biết đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.

 II. TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN

 - SGK, SGV GDCD 6.

 - Những tấm gương tốt về rèn luyện thân thể như Bác Hồ.

 III. NỘI DUNG BÀI HỌC: ( SGK)

 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

 

doc77 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 (Trọn bộ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: a, c, đ, h, k. II. Bài học -> GV chốt lại đáp án đúng, rút ra kết luận chung. 1. Những quy định chung về đảm bảo TTATGT. ( HS đọc phần 1 nội dung bài học) - Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn... - Mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý. - Khi xảy ra tai nạn giao thông... 2. Một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ - GV dùng tranh vẽ hai vạch kẻ đường để giới thiệu với học sinh. - HS nêu kinh nghiệm của các em khi gặp vạch kẻ đường nêu trên? - GV chốt lại: ( đọc phần 2 SGD TTATGT) - Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng. + Khi đi xe đạp ngang qua đường của xe cơ giới, phải nhường đường cho phương tiện cơ giới. 3. Các quy tắc vượt xe, tránh xe đi ngược chiều. - HS đọc thông tin tr4 sách GD TTATGT - GV nêu câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận Nguyên nhân tai nạn trong trường hợp trên là gì? - Lớp trao đổi, bổ sung. - GV chốt lại. a) Nguyên nhân tai nạn trong trường hợp trên là do người điều khiển xe máy vượt ô tô không chú ý quan sát, đã vượt đúng lúc ô tô rẽ trái. b) H đã vi phạm quy định về ATGT. c) Khi muốn vượt xe khác, ta phải báo hiệu ( bằng đèn, còi hoặc bằng tay) và phải chú ý quan sát, khi thấy đảm bảo an toàn thì mới được vượt, phải vượt về bên trái. - HS đọc lại nội dung bài học 2 (tr6). III. Bài tập: luyện tập - củng cố - HS làm bài tập 4 (T1) sách GDTTATHT. - 1 - 3 em trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại. * Dặn dò: - Về nhà làm bài tập 3, 5 ( sách GD TTATGT). - Sưu tầm tranh ảnh, sách báo về các trường hợp vi phạm TTATGT. - Liên hệ bản thân em xem đã thực hiện đúng các quy định về TTATGT chưa? Đề xuất những thắc mắc và những điều các em có thể chưa hiểu để cô giải đáp. - Thực hiện tốt các quy định về TTATGT, có kiểm tra đánh giá định kỳ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 33 Ôn tập học kỳ II I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học trong học kỳ II. - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, ứng xử các tình huống thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, giao tiếp hàng ngày. II. Các bước lên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ: Việc thực hiện tốt pháp luật về TTATGT có ý nghĩa quan trọng như thế nào? 3. Bài mới: Ôn tập học kỳ II Bài 12: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em 1. Nêu nội dung các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em? 2. ý nghĩa của công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện công ước? Bài 13: Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 1. Công dân là gì? Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là những ai? Nêu các trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam? 2. Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước? Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông 1. Nêu nhận định chung về tình hình tai nạn giao thông và thiệt hại về người và của do tai ạn giao thông gây ra trong những năm gần đây ở Việt Nam. 2. Nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào là chủ yếu và quan trọng nhất? 3. Để đảm bảo an toàn khi đi đường, tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra, ta phải làm gì? Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập 1. Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào? 2. Nêu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? 3. Làm bài tập đ (T.51 SGK) Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là gì? 1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là gì? 2. Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền này? 3. Làm bài tập d ( t.54 SSK) Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? 2. Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? 3. Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? 4. Em sẽ làm gì để thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Bài 18: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 1. Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 2. Theo em, những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín? 3. Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín bị pháp luật xử lý như thế nào? * Dặn dò: - Học thuộc nội dung bài học. - Làm lại các bài tập SGK và SBT. - Chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra định kỳ. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 34 kiểm tra học kỳ II I. Mục tiêu cần đạt - Qua bài kiểm tra học kỳ II, đánh giá kỹ năng, nhận thức của học sinh về các nội dung đã học trong học kỳ II. - Giáo dục học sinh có ý thức học tập tốt, thực hiện tốt các chuẩn mực pháp luật đã học. II. Tiến trình lên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Phát đề kiểm tra cho học sinh: ( Theo đề chẵn, lẻ) Đề 1: Câu 1: ( 3 điểm) Theo em, biện pháp nào giúp ta đảm bảo an toàn khi đi đường? Câu 2: ( 4 điểm) Nêu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? Câu 3: ( 3 điểm) Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai? Vì sao? a. Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì? b. Chỉ bạn ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái. c. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể. Đề 2: Câu 1: ( 3 điểm) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thẻ, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân là gì? Pháp luật quy định như thế nào về quyền này? Câu 2: ( 4 điểm) a. Để đảm bảo an toàn khi đi đường, tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, chúng ta phải làm gì? b. Việc chấp hành tốt pháp luật về trật tự an toàn giao thông có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Câu 3: ( 3 điểm) Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Luật pháp nước ta quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? 4. Thu bài, nhận xét thái độ làm bài của học sinh * Dặn dò: - Tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Liên hệ bản thân và tình hình thực hiện an toàn giao thông ở địa phương. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 32 Giáo dục pháp luật về trật tự ATGT ( bài 2) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Nêu được quy tắc chung về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. - Giải thích một số quy định cụ thể về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường sắt. 2. Về kỹ năng - Biết chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ và biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường liên quan đến nội dung bài học. - Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác liên quan đến nội dung bài học. - Thực hiện nghiêm chỉnh và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những quy định trên. 3. Về thái độ - Tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông. - ủng hộ những việc làm tôn trọng luật lệ và phản đối những việc làm thiếu tôn trọng luật lệ an toàn giao thông. II. Tài liệu - Phương tiện - Sách giáo dục trật tự an toàn giao thông. - Luật giao thông đường bộ năm 2001. - Số liệu, sự kiện về tình hình tai nạn giao thông ở địa phương, cả nước. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định tổ chức 2. Bài cũ: a. Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải làm gì? b. Khi xảy ra tai nạn giao thông, mọi người phải làm gì? 3. Bài mới I. Quy tắc chung về giao thông đường bộ ? Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì? - HS kể, HS khác bổ sung, GV chốt lại. - Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: 1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 2. Tín hiệu đèn giao thông. 3. Biển báo hiệu đường bộ. 4. Vạch kẻ đường. 5. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ. 6. Hàng rào chẵn. ? Nêu ý nghĩa của từng loại tín hiệu trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. - HS đọc nội dung bài học ( trang 13 sách giáo dục trật tự an toàn giao thông) ? Em hiểu thế nào là đi đúng phần đường quy định? Ví dụ? II. Một số quy định cụ thể - HS thảo luận, phân tích tình huống. Tình huống 1: (T10 sách GD TTATGT) GV đọc tình huống, HS thảo luận: ?Em hãy cho biết Hùng vi phạm những quy định nào về an toàn giao thông? Theo em, em của Hùng có vi phạm không? Vì sao?. - Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét. ( GV nên đọc tình huống 1) - Hùng vi phạm: điều khiển xe máy khi chưa đủ 18 tuổi, không có giấy phép lái xe. - Em của Hùng vi phạm quy định về an toàn giao thông vì đã sử dụng ô khi ngồi trên xe máy. Tình huống 2: ( BT1 tr.21 SGK TTATGT) Hãy cho biết Lâm đã có những vi phạm gì về an toàn giao thông đường bộ? ( GV đọc lần lượt từng hành vi - HS thể hiện ý kiến bằng bìa). ? Em còn biết có những quy định nào đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp nữa? - HS kể; hướng dẫn HS lựa chọn những ý đúng. ( GV đọc tình huống 2) - Lâm đã có những vi phạm về an toàn giao thông đường bộ, thể hiện ở các câu b, c, đ, e. Một số quy định cụ thể: + Đối với người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy. + Đối với người điều khiển xe đạp, người ngồi trên xe đạp. + Đối với người điều khiển xe thô sơ. Chúng ta phải nghiêm túc thực hiện những quy định để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho người khác. III. Một số quy định về an toàn giao thông đường sắt ? Khi đi trên đường bộ giao cắt đường sắt, chúng ta phải làm gì? - HS phát biểu, thảo luận cách ứng xử trong mỗi trường hợp. - GVchốt lại nội dung bài học ( sách TTATGT) - Tại nơi đường bộ giao cắt có rào chắn. - Tại nơi đường bộ giao cắt chỉ có đền tín hoặc chuông báo hiệu. - Tại nơi đường bộ giao cắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu. - HS liên hệ tình hình thực hiện an toàn giao thông của bản thân, của các bạn, những vi phạm có liên quan đến nội dung vừa học. ( HS đọc nội dung bài học Tr13) IV. Luyện tập, củng cố Làm bài tập: 13, 15 ( tr22 sách TTATGT). * Dặn dò: Thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông đã học.

File đính kèm:

  • docbo giao an gdcd 6 du bo hay(1).doc