Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 59 - Bài 23: Thực hành xây dựng thực đơn (tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa tiệc, cỗ, liên hoan.

 2. Kĩ năng:

 - Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.

 3. Thái độ :

 - Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong công việc của gia đình.

 4. Tích hợp môi trường:

 - Giữ gìn vệ sinh nơi nấu ăn, an toàn thực phẩm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Chuẩn bị giáo viên:

 - Danh sách các món ăn thường dùng trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan.

 - Bảng cơ cấu thực hiện bữa tiệc, cỗ, liên hoan.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Sưu tầm một số thực đơn dùng cho bữa tiệc, cỗ, liên hoan. .

 

docx2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 59 - Bài 23: Thực hành xây dựng thực đơn (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 Ngày soạn : 28 /03/2014 TIẾT 59 Ngày dạy: 01 /04/ 2014 Bài 23: THỰC HÀNH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa tiệc, cỗ, liên hoan. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình. 3. Thái độ : - Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong công việc của gia đình. 4. Tích hợp môi trường: - Giữ gìn vệ sinh nơi nấu ăn, an toàn thực phẩm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị giáo viên: - Danh sách các món ăn thường dùng trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan. - Bảng cơ cấu thực hiện bữa tiệc, cỗ, liên hoan. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm một số thực đơn dùng cho bữa tiệc, cỗ, liên hoan. . III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày. Vậy, muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cho bữa tiệc, cỗ, liên hoan thì chúng ta phải lập được một thực đơn dùng cho bữa ăn đó. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hành xây dựng thực đơn dùng trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan.. b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Tên thực hành Vật liệu – dụng cụ Quy trình thực hành Kết quả thực hành Xây dựng thực đơn + Danh sách các món ăn thường dùng trong tiệc, cỗ, liên hoan.gia đình + Bảng cơ cấu thực hiện bữa tiệc, cỗ, liên hoan. - GV giới thiệu cách làm. - HS tiến hành thực hành. c. Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Tổ chức thực hành - GV cho HS xem hình 3.27 sgk danh mục các món ăn liên hoan, ăn cỗ và bảng cơ cấu thực đơn hợp lý dùng cho bữa ăn liên hoan. - Em hãy nhớ lại bữa cỗ, bữa tiệc gia đình đã tổ chức hoặc em được dự, nêu nhận xét về thành phần, số lượng món ăn? - Hãy so sánh bữa cỗ (hoặc bữa liên hoan ) với các bữa ăn thường ngày, em có nhận xét gì? - Các món ăn sắp xếp thế nào? - Gv hướng dẫn, giải thích cách thực hiện và thầy trò cùng thực hiện mẫu để rút kinh nghiệm. - HS quan sát hình 3.27 - Nhận xét + Thành phần: gồm nhiều người + Số lượng: có nhiều món ăn. - Bữa cỗ hoặc liên hoan có nhiều món hơn thường 5 – 6 món ăn, chế biến cầu kì, thành phần và chất lượng cũng nhiều hơn và đông khách hơn. - Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống. - Thực phẩm cần thay đổi. Phải tôn trọng trình tự các món ghi trong thực đơn. - HS chọn món ăn thuộc các thể loại vừa nêu trên (mỗi loại 1 món) để tạo thành thực đơn. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành Cho học sinh thực hành theo nhóm, mỗi nhóm xây dựng một thực đơn - Quan sát hướng dẫn các tổ thực hành - Mỗi tổ tập trung trao đổi, thảo luận, tìm món ăn thích hợp để xây dựng thực đơn dùng cho bữa liên hoan hay bữa cỗ. - Các nhóm thực hành dưới sự quan sát chỉ bảo của giáo viên Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành - GV cho đại diện các tổ trình bày - GV nhận xét chung - Đại diện mỗi tổ trình bày thực đơn của mình để cả lớp nhận xét. - Rút kinh nghiệm bài thực hành. 3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành: - Hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học. 4. Nhận xét - dặn dò: - GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc trong giờ thực hành của học sinh. - Chuẩn bị trước một số món ăn dùng trong bữa tiệc và bữa ăn thường ngày để tiết sau thực hành. IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docxTuan 30 Cong nghe 6 Tiet 59 2013 2014.docx