Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 32: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

A- Mục tiêu bài học.

1- Kiến thức.

- Hiểu và nắm được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta.

2- Thái độ.

- HS có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.

3- Kĩ năng.

- Phân biệt được đâu là hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín.

B- Chuẩn bị.

1- Phương pháp.

- Phân tích và xử lý tình huống.

- Thảo luận lớp, thảo luận nhóm.

- Tổ chức trò chơi sắm vai.

2- Tài liệu, phương tiện.

- Hiến pháp 1992 (điều 73).

- Bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN năm 1999 (điều 125).

- Bố luật tố tụng hình sự của nước CHXHCN VN năm 1988.

 

doc8 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 32: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp 1992 (điều 73). - Bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN năm 1999 (điều 125). - Bố luật tố tụng hình sự của nước CHXHCN VN năm 1988. C- Các hoạt động lên lớp. 1- ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. ? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Nêu một vài hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. 3- Giới thiệu bài. GV: Nêu tình huống: “Nếu nhặt được thư của bạn, em sẽ làm gì?” GV: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta. Vậy quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là gì? chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 2: HD tìm hiểu tình huống. GV: Cho HS đọc tình huống trong SGK. ? Theo em Phượng có được phép đọc thư gửi Hiển mà không cần sự đồng ý của Hiển không? vì sao? - Phượng không được đọc thư của Hiển, vì đó không phải là thư gửi cho Phượng, dù Hiển là bạn thân, nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiển thì không được đọc. ? Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư dán lại rồi mới đưa cho Hiển không? - Giải pháp của Phượng là đọc xong thư dán lại rồi mới đưa cho Hiển là không chấp nhận được. Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. ? Nếu là Loan em sẽ làm thế nào? - Nếu là Loan em nên: + Giải thích để Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. + Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. GV: Giới thiệu điều 73 – hiến pháp 1992. HS: Đọc nội dung điều 73. Hoạt động 3: HD tìm hiểu ND bài học. HS: Đọc điều 125 bộ luật hình sự 1999 (SGK tr.58). ? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là gì? ? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào? ? Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? - Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy - Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật. - Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ thầy cô giáo hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu. ? Theo em những hành vi nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín? - Hành vi vi phạm có thể là: + Đọc trộm thư của người khác. + Thủ giữ thư tín, điện tín của người khác. + Nghe trộm điện thoại của ngưòi khác. + Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết. ? Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? - Tham khảo bộ luật hình sự điều 125. Hoạt động 4: HD làm bài tập. Bài tập 1: Em phải làm gì khi gặp các trường hợp sau: a- Nhặt được thư của người khac. b- Bố mẹ hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em. c- Khi bố mẹ đi vắng làm thế nào để khỏi thất lạc thư điện báo. d- Nếu bố mẹ hoặc anh chị đọc nhật ký của em thì em sẽ làm gì? Bài tập : Trả lời nhanh các tình huống sau bằng cách đánh dấu đúng (Đ), sai (S) vào ô tương ứng. - Minh đọc trộm thư của Hà. - Mai nghe điện thoại của Đông. - Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại. - Phê bình bạn An bóc thư của người khác. 1- Tình huống. 2- Nội dung bài học. a- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta (điều 73 hiến pháp 1992). b- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. 3- Bài tập. D- Dặn dò. - Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài thực hành ngoại khoá các vấn đề địa phương (tệ nạn xã hội). Tuần 33 Ngày soạn: Tiết PPCT: 33 thực hành A- Mục tiêu bài học. - Giúp HS thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương trong các đơn vị bài đã học. - Hệ thống một số câu hỏi liên quan đến chủ đề thực hành. - Hình thành ở học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức trong thực tế ở địa phương, vệ sinh môi trường. B- Chuẩn bị. 1- Phương pháp. - Thảo luận nhóm. - Đàm thoại, vấn đáp. 2- Tài liệu. - Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh. C- Tiến trình bài thực hành. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt ? Khi tham gia giao thông đường bộ em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào? Mỗi đèn tín hiệu đó có ý nghĩa gì? ? Có mấy loại biển báo? mỗi loại biển báo này có ý nghĩa gì? ? Khi tham gia giao thông, người đi bộ phải tuân theo những quy định nào? ? Em nào có thể kể cho các bạn ở làng bản em, trường lớp em đã có những hoạt động việc làm gì để hưởng ứng tích cực tháng an toàn giao thông? ? Theo em vì sao chúng ta phải học tập? Học tập để làm gì? ? Em thấy gia đình, nhà trường và xã hội ở địa phương em đã làm gì để tạo điều kiện cho trẻ được học tập? ? Theo em đối với con người cái gì là quý giá nhất? Vì sao? ? Chúng ta phải làm gì nếu người khác xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình? ? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Tình huống: : Nhà hàng xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà có thể là một cái gì đó bị cháy, em sẽ làm gì? ? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào? ? Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? 1- Các loại tín hiệu giao thông: * Đèn: - Đèn đỏ: Cấm đi. - Đèn vàng: Đi chậm lại. - Đèn xanh: Được đi. *Các loại biển báo giao thông: - Có 4 loại: + Biển báo cấm: hình tòn, viền đỏ. + Biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh lam. + Biển báo nguy hiểm: hình tam giác, viền đỏ. +Biển chỉ dẫn: hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh lam. * Đối với người đi bộ. - Phải đi trên hè phố, lề đường, không có lề thì đi sát mép đường. - Đi đúng phần đường quy định. - Đi theo tín hiệu giao thông. 2. -Học tập là vô cùng quan trọng. - Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích . 3- Đối với con người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. - Trong trường hợp cần thiết, muốn vào nhà người khác phải có sự chứng kiến của nhiều người xung quanh. - SGK phần b trang 58. * Hành vi vi phạm: - Đọc trộm thư của người khác. - Thủ giữ thư tín, điện tín của người khác. - Nghe trộm điện thoại của ngưòi khác. - Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết. D- Củng cố dặn dò. - Chuẩn bị tiết ôn tập. Tuần 34 Ngày soạn: Tiết PPCT: 34 ôn tập học kỳ II A- Mục tiêu cần đạt. - Giáo dục cho HS các chuẩn mực xã hội đối với người công dân, phù hợp với lứa tuổi. - Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Hệ thống lại kiến thức đã học trong học kỳ II. Chuẩn bị kiểm tra học kỳ. B- Nội dung ôn tập. 1- Em hãy trình bày bốn nhân quyền của công ước liên hợp quốc? 2- Công dân là gì? Căn cứ để xác định công dân của một nước? ở đất nước ta những ai và những dân tộc nào có quyền có quốc tịch? Nêu mối quan hệ giữa công dân và nhà nước? 3- Em hãy trình bày các loại tín hiệu giao thông (đèn, biển báo). Em hãy nêu những quy định đối với người đi bộ. Học sinh chúng ta có trách nhiệm gì đối với trật tự an toàn giao thông? 4- Học tập có quan trọng không? vì sao? Về học tập pháp luật nước ta quy định những gì? 5- Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm là gì? qua những quy định đó ta thấy nhà nước có coi trọng con người hay không? 6- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 7- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là như thế nào? II- Bài tập: Ôn các bài tập trong các bài đã học. C- Củng cố, dặn dò. - Làm đề cương ôn tập. - Học thuộc kiến thức chuẩn bị kiểm tra học kỳ II. Tuần 35 Ngày soạn: Tiết PPCT: 35 kiểm tra học kỳ II A- Mục tiêu. - B- Nội dung kiểm tra. Phần I: Trắc nghiệm. Câu 1: Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em. a- Tổ chức việc làm cho trẻ em khó khăn. b- Lợi dụng trẻ em để buôn bấnm tuý. c- Cha mẹ ly hôn không ai chăm sóc con cái. d- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. e- Dạy nghề miễn phí cho trẻ em khó khăn. f- Bắt trẻ em là việc nặng quá sức g- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ h- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện ma tuý. Phần II: Tự luận. Câu 2: Em hãy nêu những quy định đối với người đi bộ khi tham gia giao thông? bản thân các em đã làm gì để góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông? Câu 3: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào? Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại hay đọc thư của người khác em sẽ làm gì? II. Đáp án – thang điểm. Phần I: Trắc nghiệm (4đ). * Việc làm thực hiện quyền trẻ em: a- Tổ chức việc làm cho trẻ em khó khăn. d- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em. e- Dạy nghề miễn phí cho trẻ em khó khăn. g- Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ * Việc làm vi phạm quyền trẻ em: Các ý còn lại. Phần II: Tự luận (6đ). Câu 2: (3đ). * Những quy định đối với người đi bộ: - Phải đi trên hè phố, lề đường, không có lề thì đi sát mép đường. - Đi đúng phần đường quy định. - Đi theo tín hiệu giao thông. * Trách nhiệm của học sinh đối với trật tự ATGT. - Học và thực hiện đúng theo những quy định của luật giao thông. - Tuyên truyền những quy định của luật giao thông. - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện, nhất là các em nhỏ. - Lên án tình trạng cố tình vi phạm luật giao thông. Câu 3: (3đ). a.Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện tín, điện thoại,điện tín của công dân,có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.

File đính kèm:

  • docTuan 30.doc