I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu rõ những quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân và đó là những tài sản quý giá nhất của con người cần được giữ gìn , bảo vệ.
2. Thái độ: - Quý trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân và tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
3. Kĩ năng: -Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm, không xâm phạm người khác về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm .
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Hiến pháp 1992 ( điều 71 ) Ghi trên giấy rôki hoặc bảng phụ.
- Điều 93, 104, 121, 122, 123 : BLHS 1999.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 28 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Tiết 28 - Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN
THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM
Ngày soạn: 27/ 3 / 2005
Ngày dạy: 29 / 3 / 2005
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu rõ những quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân và đó là những tài sản quý giá nhất của con người cần được giữ gìn , bảo vệ.
2. Thái độ: - Quý trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của bản thân và tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
3. Kĩ năng: -Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm, không xâm phạm người khác về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm .
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
Hiến pháp 1992 ( điều 71 ) Ghi trên giấy rôki hoặc bảng phụ.
Điều 93, 104, 121, 122, 123 : BLHS 1999.
III.NỘI DUNG:
Cần khai thác: Quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: GV treo bảng phụ, HS đọc nội dung:
- Theo em, những giá trị nào sau đây là quý giá nhất đối với con người:
Tiền bạc. đ. Danh dự.
Sức khoẻ. e. Tính mạng.
Sắc đẹp. f. Dáng thanh cao.
Nhân phẩm. g. Mặt mày sáng sủa.
Đáp án: b, d, đ , e.
- GV: Vậy những giá trị đó vì sao lại quý giá như vậy, pháp luật bảo hộ quyền bất khả tính mạng , sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân như thế nào? Bàihọc hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. ( Bài 16)
b. Dạy – học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung truyện đọc “ Một bài học”:
* HS đọc diễn cảm truyện.
* GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
- Nhóm 1: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi đó của ông Hùng có phải do cố ý không?
- Nhóm 2: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
-Nhóm 3: Đối với mỗi người thì những gì là quý giá nhất? Khi tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình bị người khác xâm phạm em phải làm gì va làm như thế nào ?
-Nhóm 4: Hiểu thế nào là bảo hộ? Bất khả? Hãy lấy ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân mà em biết?
- GV: Đối với mỗi người thì thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm la øcái quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm người khác đều là phạm tội.
I. Truyện đọc:
1. Ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở là do:
- Ông tìm cách cứu lúa bằng cách chăng dây điện xung quanh thửa ruộng để làm bẫy diệt chuột.
-Hành vi đó của ông không phải là do cố ý gây nên.
2. Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ: Con người được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
3. Cái quý nhất của con người là: tính mạng, danh dự. Nếu thân thể,tính mạng, danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm thì phải biết bảo vệ mình bằng cách phê phán, tố cáo những việc làm sai trái đó.
4.
-Bảo hộ : bảo vệ, bảo đảm.
-Bất khả : không ai được vi phạm.
- Những việc làm vi phạm:
+Đánh người, giết người.
+Bắt giam người trái pháp luật.
+Cố ý gây thương tích cho người khác.
+Xúc phạm người khác.
+Vu khống cho người khác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học tìm hiểu nội dung bài học:
* GV treo bảng phụ – HS đọc Điều 93, 104, 121, 122, 123 : BLHS 1999. Hiến pháp 1992 ( điều 71).
* HS đọc nội dung bài học / 53 / SGK.
- H: Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào về bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩmcủa công dân?
- H: Những quy định đó của pháp luật cho ta thấy điều gì?
-H: Em cần thực hiện quyền này như thế nào?
II. Nội dung bài học:
1. Quy định của pháp luật nước ta:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
-Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
-Mọi hành động vi phạm đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.
2. Những quy định trên cho thấy: Nhà nước ta thực sự coi trọng con người.
3.Trách nhiệm của công dân:
-Tôn trọng quyền của người khác.
-Tự biết bảo vệ quyền của mình.
-Phê phán, tố cáo những hành vi làm trái quy định của pháp luật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
* GV nêu tình huống để HS chọn cách ứng xử đúng nhất.
- Tình huống : ( Bảng phụ )
Trên đường đi học, Lan trông thấy một số bạn nam lớp lớn tụ tập, trêu chọc, doạ nạt các em học sinh nữ, bắt các em phải nộp tiền mới cho đi qua. Nếu là Lan, em sẽ xử trí như thế nào?
-HS làm việc cá nhân và trình bày cách xử trí.
-GV ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng phụ.
GV nhận xét, lựa chọn cách xử trí đúng nhất.
III.Luyện tập:
- Phê bình, cảnh cáo việc làm sai của các học sinh nam.
- Lan báo cho nhà trường về sự việc đó.
2. Củng cố bài học:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
3. Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc nội dung bài học
-Làm trước các bài tập trong SGK.
File đính kèm:
- tuan 28.doc