I- Mục tiêu bài dạy:
1- Kiến thức:
- Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các tai nạn giao thông. Hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện an toàn giao thông và những qui định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.
2- Kĩ năng:
- Nhận biết dấu hiệu chỉ dẫn, biết xử lí tình huống khi đi đường, biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
3- Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng, ủng hộ và có những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản đối việc làm sai trái.
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Xử lí tình huống.
- Tổ chức trò chơi, sắm vai.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK+ SGV; luật giao thông đường bộ.
- Nghị định 39/ CP ngày 13/ 7 / 2001.
- Số liệu các vụ tai nạn giao thông, số người bị thương, tử vong trong cả nước.
- Biển báo giao thông.
2- Trò:
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1853 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 24, 25 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i định cần thiết về trật tự an toàn giao thông.
2- Kĩ năng:
- Nhận biết dấu hiệu chỉ dẫn, biết xử lí tình huống khi đi đường, biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác về việc thực hiện trật tự an toàn giao thông.
3- Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng, ủng hộ và có những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản đối việc làm sai trái.
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp.
- Xử lí tình huống.
- Tổ chức trò chơi, sắm vai.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK+ SGV; luật giao thông đường bộ.
- Nghị định 39/ CP ngày 13/ 7 / 2001.
- Số liệu các vụ tai nạn giao thông, số người bị thương, tử vong trong cả nước.
- Biển báo giao thông.
2- Trò:
- SGK+ vở ghi.
IV-Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với đất nước?
- Đáp:
+ Quyền:
- Được HT, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
- Được hưởng các chế độ bảo vệ sức khoẻ.
- Được tự do đi lại, cư trú.
+ Nghĩa vụ:
- Học tập thật tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tôn trọng và bảo vệ tài sản của nhà nước.
- Tuân theo hiến pháp và pháp luật
2- Giới thiệu bài mới: (2’)
Có nhà nghiên cứu nhận định rằng: “ Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ ba gây ra cái chết và thương vong cho loài người”. Vì sao họ lại khẳng định như vậy? Chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng đó? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề trên.
3-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- H/S đọc thông tin SGK- GV nhận xét.
Qua số liệu thồng kê em có nhận xét gì về chiều hướng tăng, giảm các vụ tai nạn giao thông và thiệt hại về con người do tai nạn giao thông gây ra?
*/ Thảo luận:
Theo em nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông nhiêu như vậy?
Trong những nguyên nhân trên nguyên nhân nào là chủ yếu gây ra tai nạn giao thông?
Vậy để tránh tai nạn giao thông chúng ta cần phải làm gì?
Mỗi chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo an toàn khi đi đường?
Theo em biện pháp nào đảm bảo an toàn khi đi đường?
Khi tham gia giao thông đường bộ các em thường thấy có những đèn tín hiệu nào? ( treo bảng phụ)
Mỗi loại tín hiệu đèn có ý nghĩa như thế nào?
Dựa vào màu sắc hình khối hãy nhận xét biển báo hiệu thuộc loại nào? Mỗi loại có biển báo có ý nghĩa gì?
Treo bảng biển báo.
- H/S nhận xét từng loại biển báo hiệu.
Chú ý: Biển báo 101, 102 là biển báo đặc biệt.
Giới thiều điều 10 luật giao thông đường bộ.
- H/S quan sát.
Người tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông đường bộ không? Vì sao?
Treo bảng phụ.
Điền dấu x vào đầu câu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông?
- H/S lên bảng đánh dấu trên bảng phụ.
I- Tìm hiểu thông tin sự kiện: ( 13’)
*/ Tình trạng giao thông hiện nay:
- Số tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
*/ Nguyên nhân:
- Dân cư gia tăng.
- Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều.
- Việc quản lý giao thông ngày càng hạn chế.
- ý thức người tham gia giao thông chưa tốt như: Đi không đúng phần đường quy định, phóng nhanh vượt ẩu
*/ Nguyên nhân chủ yếu:
- Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
- ý thức kém khi tham gia giao thông.
*/ Biện pháp khắc phục:
- Tuyệt đối chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
II- Bài học: ( 16’)
1- Để đảm bảo an toàn khi đi đường phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn.
-> Học luật giao thông, hiểu pháp luật về giao thông.
- Tuân theo quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
- Không coi thường hoặc cố tình vi phạm luật ATGT.
-> Đèn tín hiệu giao thông:
- Đèn đỏ- Cấm đi.
- Đèn vàng- Chuẩn bị đi.
- Đèn xanh- Được phép đi.
2- Các biển bảo thông dụng:
*/ Biển báo cấm: Hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ đen thể hiện điều cấm.
*/Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đế phòng.
*/ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, màu xanh lam, hình vẽ trắng nhằm Báo điều phải thi hành.
-> Vi phạm luật giao thông đường bộ đi vào đường cấm đi ngược chiều.
- Vì đã có biển báo cấm đi ngược chiều.
*/ Bài tập: ( 3’)
1- Đi đúng theo tín hiệu đèn giao thông.
x 2- Đi vào đường cấm đi ngược chiều.
x 3- Đi đường không chú ý vạch kẻ.
x 4- Đi xe không chú ý biển báo.
x 5- Sang đường không quan sát kĩ.
x 6- Coi thường luật giao thông.
4-Củng cố - đánh giá: ( 4’)
- Để đảm bảo an toàn khi đi đường chúng ta cần chú ý điều gì?
- Nêu các loại biển báo thông dụng mà em biết?
5- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: ( 2’)
- Học thuộc nội dung bài học 1, 2 SGK.
- Làm bài tập b trang 40- Tìm hiểu việc thực hiện trật tự ATGT ở Mai Sơn.
- Chuẩn bị phần còn lại cho tiết sau.
V- Rút kinh nghiệm:
TUẦN 25 - TIẾT: 25
BÀI 14 : THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Tiếp theo)
I- Mục tiêu bài dạy:
1-Kiếm thức: Giúp H/S:
- Hiểu được thế các qui tắc đi đường (đi bộ, đi xe đạp, xe máy, đường sắt).
2-Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng thực hiện nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông.
3-Thái độ:
-Giáo dục HS có ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông.
II- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, lớp, tổ
- Tổ chức sắm vai, trò chơi.
- Xử lý tình huống.
III- Tài liệu và phương tiện:
1- Thầy:
- SGK + SGV.
- Luật giao thông đường bộ.
- Nghị định 39/ CP.
- Số liệu các vụ tai nạn, người bị thương, người tử vong trong cả nước.
- Biển báo giao thông.
2- Trò:
- Học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị nội dung phần còn lại.
IV- Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Hỏi: Để đảm bảo an toàn thì người đi đường chúng ta phải làm gì? Nêu các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông?
- Đáp: Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu gồm:
+ Hiệu lệnh giao thông của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, hàng rào chắn
+ Nguyên nhân: Đua xe trái phép
2- Giới thiệu bài mới: (2’)
Để giảm bớt được các vụ tai nạn giao thông người tham gia giao thông phải nắm được các qui tắc đi đường. Vậy người đi bộ phải đi như thế nào, người đi xe chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp bài 14
3-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
*/ Tình huống:
Tan học về đường vắng, muốn thể hiện mình với các bạn, Hưng đi xe thả hai tay và đánh võng. Không may xe Hưng vướng vào một bác bán rau đi cùng chiều giữa lòng đường.
CH? Em có nhận xét gì về Hưng và bác bán rau? Nếu em là công an em sẽ giải quyết vụ này như thế nào?
- Hưng vi phạm luật giao thông: Buông cả hai tay, đi đánh võng
- Người bán rau cũng vi pham luật giao thông: Đi giữa đường.
- Là công an em nhắc nhở người đi bộ và người đi xe đạp
CH? Để tránh được các tai nạn giao thông chúng ta cần nắm được các quy định đi đường
Người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng qui định của luật an toàn giao thông?
Nơi có vạch kẻ đường và có đèn tín hiệu người đi bộ phải đi như thế nào?
*/ Tình huống:
Một nhóm H/S 7 bạn đi ba chiếc xe đạp hàng ba, kéo đẩy nhau, gần đến ngã tư đèn vàng cả ba xe đều tăng tốc độ vượt qua đầu xe máy đang chạy để rẽ vào đường ngược chiều.
CH? Theo em các bạn đó đã vi phạm lỗi gì về luật an toàn giao thông?
- Nhóm H/S vi phạm luật an toàn giao thông: đèo ba, đi xe hàng ba, kéo đẩy nhau, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và biển báo giao thông. (Đèn vàng không dừng, rẽ vào đường ngược chiều, tạt qua đầu xe máy đang chạy).
CH? Từ tình huống trên chúng ta rút ra bài học gì khi điều khiển xe đạp?
Giới thiệu luật giao thông điêù 29.
Trẻ em dưới bao nhiêu tuổi không được lái xe gắn máy?
Giới thiêụ về điều kiện để được lái xe mô tô (máy).
Đối với đường sắt chúng ta cần lưu ý điều gì?
Bản thân em và các bạn lớp ta đã thực hiện đúng các qui định đi đường chưa?
CH? Trách nhiệm của H/S đối với trật tự an toàn giao thông như thế nào?
-> Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
- Thực hiện nghiêm luật giao thông.
- Tuyên truyền, nhắc nhở
- Lên án hành vi cố tình vi phạm.
- Có hình thức xử lý nghiêm
- H/S đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
- H/S làm bài tập -> H/S nhẫn xét.
- GV nhận xét.
Treo bảng phụ:
Biển báo nào cho phép người đi bộ và người đi xe đạp?
Yêu cầu H/S đọc bài tập trong SGK.
H/S làm bài tập.
Bài tập còn lại hướng dẫn H/S về làm.
II- Bài học (tiếp): (23’)
3- Các quy định đi đường:
*/ Người đi bộ:
- Phải đi trên hè phố, lề đường, trường hợp không có hè phố , lề đường thì phải đi sát mép đường.
- Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường người đi bộ phải tuân thủ đúng.
*/ Người đi xe đạp:
- Không đi xe dàn hàng ngang, lạnh lách, đánh võng, không đi vào phần đuờng dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác. Không sử dụng xe kéo đẩy xe khác, không mang vác chở vật cồng kềnh, không buông cả hai tay, không đi xe bằng một bánh.
- Trẻ em dưới 12 tuổi không đi xe đạp của người lớn.
*/ Trẻ em dưới 16 tuổi không lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.
*/ Qui định về an toàn đường sắt:
- Không thả gia súc, chơi đùa trên đường sắt.
- Không thò đầu, tay, chân ra ngoài khi tàu đang chạy.
- Không ném các vật nguy hiểm từ trên tàu hoặc từ dưới lên tàu.
III- Luyện tập: (12’)
*/ Bài 1 ( trang38):
- Vi phạm qui định giao thông đường sắt.
- Vi phạm luật giao thông đường bộ (cấm đi hàng ba) đối với người đi xe đạp.
*/ Bài 2 (trang 38):
- Biển báo cho phép người đi bộ là: Biển 305.
- Biển báo cho phép người đi xe đạp là: Biển 304.
*/ Bài 3 (trang 38):
- Vượt bên trái (còi trước khi vượt, xe
trước tránh sang phải thì xe sau mới được vượt).
- Tránh về bên tay phải.
- Xe xuống dốc phải nhường cho xe lên dốc.
4- Củng cố - Đánh giá: (3’)
CH? Nêu qui định dành cho người đi bộ?
CH? Người đi xe đạp đi như thế nào?
CH? Qui định về an toàn đường sắt?
5- Hướng dẫn H/S học và làm bài tập ở nhà: (1’)
- Về học thuộc nội dung bài học trong SGK trang 45.
- Làm bài tập đ trang 46.
- chuẩn bị bài 15.
V-Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- cong dan(3).doc