Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 2 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu

- Ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ HT của CD;

- Thấy được sự quan tâm của NN và XH đối với quyền HT của CD và trách nhiệm của bản thân trong HT.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt những biểu hiện đúng và chưa đúng trong thực hiện quyền và nghĩa HT;

- Thực hiện đúng những qui định nhiệm vụ HT của bản thân;

- Siêng năng, cố gắng cải tiến PP HT để kết quả HT đạt tốt.

3. Thái độ:

- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ HT;

- Yêu thích việc học; Thực hiện theo lời Bác dạy.

II- Tài liệu phương tiện:

SGK GDCD 6- NXB GD năm 2013; SGV GDCD 6- NXB GD

TKBG GDCD 6

Hiến pháp 2013 (Đ39) , Luật GD (Đ10),

Luật BV-CS và GD trẻ em (năm 2004) (Đ16).

Tranh ảnh về quyền HT (tranh bài 15)

Máy chiếu, video clip về hđ học của HS khoá trước.

III- Các hoạt động:

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 2 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25. Tiết 25. Ngày 24 tháng 2 năm 2014 BÀI 15- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (Tiết 1) Mục tiêu bài học: Kiến thức: Giúp HS hiểu Ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ HT của CD; Thấy được sự quan tâm của NN và XH đối với quyền HT của CD và trách nhiệm của bản thân trong HT. Kĩ năng: Phân biệt những biểu hiện đúng và chưa đúng trong thực hiện quyền và nghĩa HT; Thực hiện đúng những qui định nhiệm vụ HT của bản thân; Siêng năng, cố gắng cải tiến PP HT để kết quả HT đạt tốt. Thái độ: Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ HT; Yêu thích việc học; Thực hiện theo lời Bác dạy. Tài liệu phương tiện: SGK GDCD 6- NXB GD năm 2013; SGV GDCD 6- NXB GD TKBG GDCD 6 Hiến pháp 2013 (Đ39) , Luật GD (Đ10), Luật BV-CS và GD trẻ em (năm 2004) (Đ16). Tranh ảnh về quyền HT (tranh bài 15) Máy chiếu, video clip về hđ học của HS khoá trước. Các hoạt động: ÔĐTC: Lớp 6A 6B 6C Vắng KTBC: ?GV chiếu các loại biển báo GT, yêu cầu HS gọi tên và cho biết ý nghĩa 1 số biển báo thường gặp trên đường đến trường. Bài mới: *Giới thiệu chủ đề bài mới: HS quan sát tranh bài: ?Các bạn đang làm gì? HSTL GV vào bài: thực hiện học tập tốt cũng là một hoạt động thể hiện mình đã nghiêm túc thực hiện các quy định của PL. Vậy quyền và nghĩa vụ HT của CD được qui định như thế nào. Để sáng tỏ nội dung quyền chúng ta cùng sang bài hôm nay. *Nội dung mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung trọng tâm Hoạt động1: Tìm hiểu truyện đọc SGK/Tr39. HS đọc truyện. ?Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào? Như một quần đảo hoang vắng; Rừng cây bị chặt phá; Đồng ruộng thiếu nước, bỏ hoang; Trình độ dân trí thấp; Trẻ em thất học nhiều. ?Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở Cô Tô ngày nay là gì? Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường; Trẻ em đã được hưởng quyền học tập ?Gia đình, nhà trường và xã hội đã tạo những điều kiện gì để cho trẻ em được hưởng quyền học tập? Hội khuyến học được thành lập; Có chính sách giúp đỡ, hỗ trợ học phí cho các gia đình chính sách; Có phòng nội trú cho HS ở các đảo xa; Trường học được xây dựng khang trang; Các thầy, cô giáo cũng tình nguyện ở lại đảo dạy học lâu dài. GVKL: Hiện nay được sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và NN cũng như các cấp chính quyền các thầy cô giáo và toàn thể nhân dân nên đến năm tháng 10 năm 2000, Cô Tô đã được công nhận hoàn thành mục tiêu CMC và PC GD TH. ?Qua đây, em hiểu quyền là gì? Là những điều mà PL công nhận công dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi. ?Nghĩa vụ là gì? Là những điều mà PL bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác và bản thân. Quyền học tập và nghĩa vụ HT được PL quy định như thế nào Truyện đọc: Quyền HT của trẻ em trên huyện đảo Cô Tô Được sự quan tâm của Đảng, NN, các cấp chính quyền, các thầy cô giáo cùng toàn thể nhân dân mà trẻ em trên đảo Cô Tô đều được đến trường. Hoạt động 2: Giới thiệu một số điều trong các VB PL: HP 2013- Điều 39 Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập - Luật BV_CS_GD trẻ em năm 2004- Điều 16- Quyền được học tập 1. Trẻ em có quyền được học tập. 2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Luật GD năm 2005. Điều 10 – Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Điều 11. Phổ cập giáo dục 1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước. 2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. 3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. * Một số qui định của PL. Điều 39 – HP 2013 Điều 16 - Luật BV_CS_GD trẻ em năm 2004 Điều 10, 11 –Luật GD năm 2005. Hoạt động 3. Tìm hiểu nội dung bài học Nhóm 1: Theo em tại sao chúng ta phải học tập? Học tập là vô cùng quan trọng. Nhờ HT ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện và trở thành CD có ích. GVBS: việc HTđược thực hiện trong cả 3 môi trường giáo dục là GĐ- NT – XH. Nhóm 2: PL quy định như thế nào về quyền học tập? Học không hạn chế về bậc học; Học bất cứ ngành nghề nào thích hợp bản thân; Học bằng nhiều hình thức; Học suốt đời. Nhóm 3: PL quy định như thế nào về nghĩa vụ học tập? Điều 11. Phổ cập giáo dục 1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. 2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập - Luật BV-CS-GD trẻ em năm 2004 Điều 21. Bổn phận của trẻ em Trẻ em có bổn phận sau đây: 2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường; 3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình; 4. Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; Điều 22. Những việc trẻ em không được làm Trẻ em không được làm những việc sau đây: 1. Tự ý bỏ học, bỏ nhà sống lang thang; ?Khi CD có quyền và nghĩa vụ HT thì cha mẹ, người đỡ đầu cho trẻ em có trách nhiệm gì với quyền và nghĩa vụ HT? Tạo mọi điều kiện cho con em mình được hưởng quyền HT và hoàn thành nghĩa vụ HT Nội dung bài học. a/ Tầm quan trọng của học tập: b/ Quyền và nghĩa vụ học tập: *Quyền học tập: *Nghĩa vụ học tập: *Trách nhiệm của cha, mẹ – người đỡ đầu trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ HT. Củng cố: Tình huống: Quyền bình đẳng về học tập giữa trẻ em trai và trẻ em gái Anh Hưởng và chị Hoà sinh được hai cháu. Cháu trai là Đức, học lớp 8. Cháu gái là Tâm, học lớp 4. Hai cháu đều học giỏi. Năm 2002, chị Hoà ốm nặng, gia đình gặp khó khăn nên hai vợ chồng quyết định cho con gái nghỉ học vì nghĩ rằng, con gái không cần học nhiều. Rất muốn được đi học nhưng vì thương bố mẹ nên Tâm đành nghỉ học ở nhà. Cô giáo chủ nhiệm của Tâm rất thông cảm và thương hoàn cảnh của Tâm nên đã đến gặp cha mẹ của Tâm thuyết phục gia đình cho Tâm tiếp tục đi học. Vậy, cô giáo cần giải thích như thế nào cho cha mẹ cháu Tâm hiểu? Tại Điều 14 Luật Bình đẳng giới ngày 29/11/2006 quy định: Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 1. Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. Để thuyết phục được cha mẹ cháu Tâm cho cháu đi học trở lại, cô giáo chủ nhiệm của Tâm cần phân tích thiệt hơn trong việc thực hiện trách nhiệm làm cha, làm mẹ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái dựa trên các căn cứ pháp lý sau đây: - Về quyền học tập của trẻ em Quyền học tập là một quyền cơ bản của trẻ em. Gia đình, nhà trường và xã hội có trách nhiệm bảo đảm quyền học tập của trẻ em. Điều 11 Luật Giáo dục năm 2005 quy định, giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định, trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Điều này thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cơ hội và quyền học tập của mọi trẻ em, không phân biệt trẻ em gái hay trẻ em trai. Trong trường hợp này, cháu Tâm đang học lớp 4, cần được tạo điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục. Mặt khác, cháu Tâm lại học giỏi và ham học. Do đó, việc cha mẹ cho cháu nghỉ học để phụ giúp việc gia đình là hành vi cản trở quyền học tập của trẻ em, là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 và được hướng dẫn cụ thể tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Trách nhiệm của gia đình trong việc đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Đồng thời, khoản 2 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định, cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con. HDHT: Học thuộc nội dung bài học; Xem trước bài còn lại; Tìm hiểu xem ở địa phương (nơi em ở) còn bạn nào bằng tuổi em mà không đến trường học.

File đính kèm:

  • docTuần 25 25. GD 6doc.doc