Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 17: Ôn tập học kì I

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức, các giới hạn đạo đức theo giới hạn chung của Phòng giáo dục.

2. Kỹ năng

- Có phương pháp học tập tốt để kiểm tra học kì I đạt kết quả cao .

3.Thái độ

- Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp .

II. Nội dung

-Ôn lại nội dung từ bài 1  11 để học sinh nắm vững nội dung, chủ động giải quyết các bài tập bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.

III. Tài liệu và phương tiện

- SGK.GDCD 6.

- Tranh ảnh, mẩu chuyện , tình huống, câu nói, ca dao, tục ngữ có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học.

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 17: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Tiết 17 ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức, các giới hạn đạo đức theo giới hạn chung của Phòng giáo dục. 2. Kỹ năng - Có phương pháp học tập tốt để kiểm tra học kì I đạt kết quả cao . 3.Thái độ - Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp . II. Nội dung -Ôn lại nội dung từ bài 1 à 11 để học sinh nắm vững nội dung, chủ động giải quyết các bài tập bằng vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân. III. Tài liệu và phương tiện - SGK.GDCD 6. - Tranh ảnh, mẩu chuyện , tình huống, câu nói, ca dao, tục ngữ có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức đã học. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Để giúp các em hệ thống lại kiến thức, khắc sâu những điều đã học, vận dụng tốt kiến thức để làm kiểm tra học kì I. hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành ôn tập học kì 1 (Tiết 1) 4. Phát triển chủ đề Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung Từng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định câu hỏi cho từng phần và hướng dẫn học sinh sửa các bài tập. Cần liên hệ thực tế thêm cho từng bài. Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. Sức khỏe: Học tập: mệt mõi, uể oải, không tiếp thu bài được, không học bài → kém. Lao động: Công việc khó hoàn thành, nghỉ làm ảnh hưởng đến tập thể, thu nhập giảm. Vui chơi: tinh thần buồn bực không hứng thú tham gia hoạt động tập thể. Ngày 7/4: ngày sức khỏe thế giới. Sức khỏe là gì? Cách giữ gìn sức khỏe? (Biểu hiện) Ý nghĩa: Sức khỏe giúp ích gì cho ta? Trong 3 điều ước sau, em sẽ chọn điều ước nào trước tiên? Vì sao? Tri thức.  Sức khỏe. x Sự giàu có.  Em hiểu sao về câu nói của nhân dân ta: “Sức khỏe là vàng”. Sửa lại các bài tập. Bài 2: Siêng năng kiên trì. -Trái với siêng năng, kiên trì là gì? -Nêu một số biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong cuộc sống. -Kể những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của em và cho biết cảm xúc của em khi hoàn thành công việc. a. Siêng năng là gì? (Thế nào là siêng năng?) b. Kiên trì là gì? c. Ý nghĩa của siêng năng kiên trì? -Tự nhận xét bản thân em đã có tính siêng năng, kiên trì hay chưa? -Em hiểu thế nào câu: “Cần cù bù thông minh”? Em tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Sửa lại các bài tập. Bài 3: Tiết kiệm. * Những câu tục ngữ thể hiện tiết kiệm: -Ăn chắc, mặc bền. -Liệu cơm gắp mắm. -Năng nhặt, chặc bị. -Kiến tha lâu cũng đầy tổ. -Của bền tại người. a. Tiết kiệm là gì? b. Ý nghĩa của tiết kiệm. * Tục ngữ thể hiện lãng phí: -Vung tay quá trán. -Miệng ăn, núi lở. -Kiếm củi 3 năm thiêu một giờ. -Tiết kiệm khác với keo kiệt, bủn xỉn, lãng phí như thế nào? -Nêu một số biểu hiện tiết kiệm và trái với tiết kiệm trong cuộc sống. -Theo em, vì sao chúng ta phải xa lánh lối sống đua đòi ăn chơi, hoang phí? Em có thể rèn luyện tiết kiệm như thế nào? Nêu ví dụ. Sửa bài tập. Bài 4: Lễ độ. -Nêu một số biểu hiện lễ độ qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặt của con người. -Nêu một số hành vi thiếu lễ độ. -Vì sao chúng ta phải sống lễ độ? a. Lễ độ là gì? b.Ý nghĩa của lễ độ? c. Sự cần thiết (lễ độ là biểu hiện của con người như thế nào?) Em hiểu thế nào câu: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Em rèn luyện tính lễ độ của mình như thế nào? Nêu ví dụ. Bài 5: Tôn trọng kỉ luật. Cho ví dụ về tôn trọng kỉ luật. Nêu biểu hiện tôn trọng kỉ luật và thiếu tôn trọng kỉ luật trong cuộc sống. Nếu không tôn trọng kỉ luật thỉ bản thân mỗi người sẽ ra sao? Gia đình và xã hội sẽ như thế nào? Nêu một trường hợp không tôn trọng kỉ luật mà em đã mắc khuyết điểm và hậu quả của nó. a. Tôn trọng kỉ luật là gì? b. Ý nghĩa của việc tôn trọng kỉ luật? c. Sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật? Sửa bài tập. Bài 6: Biết ơn. Nêu một số biểu hiện lòng biết ơn. Cho ví dụ. Lòng biết ơn đem lại cho con người và xã hội những gì? Những câu ca dao tục ngữ nào nói về lòng biết ơn và phê phán sự bội bạc, lấy oán trả ơn. Kể lại việc làm thể hiện lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ, thầy cô và nêu cảm nghĩ của em khi làm việc đó. Biết ơn là gì? Ý nghĩa của lòng biết ơn? Em làm gì để rèn luyện lòng biết ơn? Kể những hoạt động đền ơn đáp nghĩa mà lớp em có tham gia. Nêu suy nghĩ của em khi tham gia hoạt động đó. Sửa bài tập. 5. Củng cố -Nhắc học sinh lưu ý các phần trọng tâm của bài. 6. Dặn dò Tiết sau ôn tập tiếp phần còn lại từ bài 7 →11

File đính kèm:

  • docCD6 T17 Bai On tap HK1 Tiet 1.doc
Giáo án liên quan