Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 12 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

-Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hàng ngày.

Lịch sự, tế nhị là biểu hiện văn hóa trong giao tiếp.

Học sinh hiểu được lợi ích của lịch sự tế nhị trong cuộc sống.

2. Kỹ năng

-Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị, tránh những hành vi sổ sàng, ngôn ngữ thô tục; biết tự kiểm tra hành vi và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có hành vi khi có hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.

3. Thái độ

-Có mong muốn rèn luyện trở thành người lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội, mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 6054 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 12 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 12 Bài 9: LỊCH SỰ, TẾ NHỊ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức -Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị trong giao tiếp hàng ngày. Lịch sự, tế nhị là biểu hiện văn hóa trong giao tiếp. Học sinh hiểu được lợi ích của lịch sự tế nhị trong cuộc sống. 2. Kỹ năng -Biết rèn luyện cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị, tránh những hành vi sổ sàng, ngôn ngữ thô tục; biết tự kiểm tra hành vi và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có hành vi khi có hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị. 3. Thái độ -Có mong muốn rèn luyện trở thành người lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội, mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. II. Nội dung -Biểu hiện về: trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày. Thể hiện sự trân trọng của mình đối với người xung quanh, thể hiện sự tự trọng của bản thân mình. Tạo ra được môi trường giao tiếp thân mật để học hỏi và giúp đỡ nhau. Đây không phải là sự giả dối mà là sự khéo léo trong ứng xử phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Học sinh phải biết tự kiểm soát bản thân mình trong giao tiếp, biết tự kiềm chế, tránh nóng nảy. III. Tài liệu và phương tiện -SGK – SGV GDCD 6. -Tranh bài 9 trong bộ tranh do công ty thiết bị giáo dục I sản xuất. -Các mẫu chuyện kể về có nội dung thể hiện hành vi, lời nói, trang phục lịch sự tế nhị hoặc không lịch sự tế nhị. -Chuẩn bị một số tình huống và trang phục đóng vai. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ -Sống chan hòa với mọi người là gì? -Sống chan hòa có ích lợi gì với mọi người và xã hội? -Bản thân em có việc làm nào thể hiện sống chan hòa? Bài tập a/ trang 25/ SGK. 3. Giới thiệu bài mới. Câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Hoặc : Lời chào cao hơn mân cỗ Những câu trên nói nhằm biểu hiện về điều gì trong giao tiếp? Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung bài 9: Lịch sự, tế nhị. 4. Phát triển chủ đề Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung HĐ1: Phân tích tình huống Gọi học sinh đọc tình huống- nhận xét cách đọc. Đặt câu hỏi thảo luận: Em đồng ý cách cư xử nào? Chạy vào lớp không chào. Chào rất to. Hành vi ứng xử của bạn Tuyết. Không chào: vô lễ. Chào to: thiếu lịch sự, không tế nhị. Lễ phép, khiêm tốn, kính trọng, ứng xử lịch sự, tế nhị. F Em thấy bạn Tuyết là người thế nào? N Nếu các bạn đến họp lớp, Đoàn, Đội mà đến trễ mà do bạn mình điều khiển buổi sinh hoạt đó thì em sẽ ứng xử như thế nào? _Phải xin lỗi, không cần xin phép. N Nếu là thầy Hùng, em sẽ có thái độ như thế nào trước hành vi của các bạn vào lớp muộn? Em thử đoán thầy Hùng cư xử như thế nào? Phê bình gắt rao. Nhắc nhở nhẹ nhàng. Coi như không có chuyện gì. Không nói lúc ấy, lúc tan họp sẽ nhắc nhở các bạn. Không nói với học sinh, phản ánh với GVCN. Phân tích các cách ứng xử của học sinh để rút ra cáh ứng xử tối ưu. HĐ2: Rút ra nội dung bài học. F Lịch sự là những cử chỉ, hành vi trong giao tiếp phải như thế nào đối với quy định của đạo đức xã hội? F Tế nhị là nói đến sự khéo léo sử dụng cái gì trong giao tiếp? F Tế nhị thể hiện con người như thế nào? F Lịch sự, tế nhị thể hiện ở cái gì? N Ví dụ: khi khách đến nhà phải chào hỏi đón tiếp ân cần. Cách cư xử đó xã hội cho là đúng, mọi người tuân theo còn gọi là gì? _Phép tắc giao tiếp, quy định chung. F Người lịch sự tế nhị đối với phép tắc, quy định chung phải như thế nào? F Lịch sự nó thể hiện được điều gì của mình đối với người được giao tiếp? F Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp ứng xử thể hiện được cái gì? è Lịch sự, tế nhị điều là hành vi ứng xử. Lịch sự về trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ. Nhưng tế nhị là sự khéo léo, nghệ thuật giao tiếp. Khéo léo ứng xử ≠ giả dối trong cư xử. Gọi học sinh giải thích câu ca dao. *** Treo tranh bài 9. Gọi học sinh nhận xét. HĐ3: Liên hệ, đóng vai và luyện tập. Bài tập b: Nêu một ví dụ về cách cư xử lịch sự tế nhị mà em biết. Học sinh nêu dựa trên sự hiểu biết của bản thân. Bảng phụ: Hãy cho biết thái độ ứng xử khi giao tiếp: Khi có khách của cha, mẹ đến nhà. Một bạn xả rác trong khuôn viên trường. Bạn em đứng xem lớp khác đang học. Lên xe buýt gặp người già. Ai tạt nước trúng mình. Đang ăn thì có người hỏi chuyện. Cha mẹ mắng oan. Gọi từng học sinh đứng lên giải thích từng câu. Học sinh giải thích theo cách hiểu của mình. N Bản thân em có việc làm nào thể hiện lịch sự tế nhị? Học sinh tự liên hệ bản thân để nêu. Liên hệ: Ở lớp đôi khi có bạn còn nhai sing gum trong giờ học, nói chuyện riêng không nghe giảng bài, chọc phá các bạn là chưa tôn trọng thầy cô và mọi người. Đó là những biểu hiện thiếu lịch sự tế nhị cần khắc phục. Đóng vai: học sinh có thể chọn tình huống lịch sự hoặc không lịch sự để xây dựng kịch bản. Học sinh đóng vai diễn. Cả lớp theo dõi nhận xét. Giáo viên nhận xét chung: Khen những nổ lực của các bạn, những thiếu sót cần khắc phục. Bảng phụ: Lịch sự hay không lịch sự? Vì sao? Nói xấu bạn. Chờ người khác nói xong mình mới nói. Hóng chuyện khi ba mẹ tiếp khách. Ngồi gác chân trên ghế trong giờ học. Gọi học sinh giải thích từng câu. Giáo viên nhận xét. Em biết được những câu ca dao, tục ngữ nào nói về lịch sự, tế nhị. Học sinh nêu các câu mà mình biết. Bảng phụ: Đánh dâu X vào ô trống tương ứng những biểu hiện sự lịch sự, sự tế nhị Lịch sự Tế nhị Nói năng nhẹ nhàng x  Nói dí dỏm   Thái độ cộc cằn   Cử chỉ sỗ sàng   An nói thô tục   Biết lắng nghe x  Biết cám ơn, xin lỗi x x Nói trống không   Nói quá to   Quát mắng người khác   Biết nhường nhịn x x Lưu ý có trường hợp vừa lịch sự vừa tế nhị. Œ Tình huống Bạn Tuyết: kính trọng, có đạo đức, lịch sự, tế nhị.  Nội dung bài học a.Lịch sựlà gì? Là những cử chỉ, hành vi trong giao tiếp phù hợp với quy định của đạo đức xã hội, thể hiện truyền thống dân tộc. b.Tế nhị là gì? Sự khéo léo sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong giao tiếp, thể hiện người có văn hóa. c.Biểu hiện của lịch sự, tế nhị Lịch sự, tế nhị ở lời nói và hành vi giao tiếp, biết những phép tắc, quy định chung, trong quan hệ với con người Thể hiện sự tôn trọng đối với người được giao tiếp. d.Ý nghĩa: Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người. Ž Bài tập Bt b: Cách cư xử thể hiện lịch sự, tế nhị. Bt b: nêu hành vi lịch sự tế nhị. 5. Củng cố -Lịch sự là gì? Tế nhị là gì? -Biểu hiện của lịch sự, tế nhị? -Cách rèn luyện thành người lịch sự, tế nhị. è Tóm lại: cần có các hành động: không xả rác ngoài đường, giữ trật tự nơi công công, không gây gỗ, không xô đẩy chen lấn nơi đông người. Trong gia đình, xã hội, nhà trường luôn lễ phép, không trả lời trống không, biết cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp, biết nhường đường cho người lớn kính trên, nhường dưới. Tôn trọng giờ giấc học tập, đi học đúng giờ. Đi trể phải xin phép. Ơ cuộc họp không làm ồn, ngồi đúng nơi của mình. Trong rạp chiếu bóng đèn đúng giờ, không nói chuyện riêng, không ngồi ghếch chân, xả rác, Với bạn bè phải lịch sự nhẹ nhàng, giữ lời hứa nhất là khi mượn tiền, sách vở, đồ dùng, tránh lời nói thô bỉ, thiếu tế nhị. 6. Hướng dẫn học ở nhà Học bài. Làm bài tập còn lại. Xem trước bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. -Đọc phần truyện đọc “Điều ước của Trương Quế Chi”, trả lời câu hỏi phần gợi ý. -Sưu tầm tranh ảnh hoạt động tập thể (Đoàn, Đội, hoạt động xã hội, hội từ thiện, quyên góp cứu trợ bị lũ lụt, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội).

File đính kèm:

  • docCD6 T12 Bai9 Lich su te nhi.doc
Giáo án liên quan