A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng: HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.
3. Thái độ: HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?.
2. Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này?. Nêu 1số ví dụ cụ thể.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 12 - Bài 10: Tích cực,tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12: BÀI 10: TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 1)
Ngày soạn: 9/11/09
Ngµy d¹y: 10/11/09
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những hoạt động tập thể và hoạt động xã hội là gì. Biểu hiện tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kĩ năng: HS biết chủ động, tích cực trong hoạt động lao động và học tập.
3. Thái độ: HS biết lập kế hoạc học tập, lao động, nghĩ ngơi, tham gia hoạt động xã hội.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là lịch sự, tế nhị?.
2. Em sẽ làm gì để rèn luyện phẩm chất đạo đức này?. Nêu 1số ví dụ cụ thể.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút):
Gv cho hs quan sát tranh về một số hoạt động của nhà trường dẫn dắt vào bài mới.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: ( 10 phút)Tìm hiểu truyện đọc sgk.
Gv: Gọi hs đọc truyện.
GV: Trương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì?
Gv: Để thực hiện mơ ước của mình Chi đã làm gì?
Gv: động cơ nào giúp Chi tích cực tự giác như vậy?.
Gv: Em học tập được những gì ở bạn Chi?.
* HĐ2:( 12 phút) Tìm hiểu, phân tích nội dung bài học.
Gv: Hãy kể tên một số hoạt động tập thể và hoạt động xã hội mà em biết?.
Gv: Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tích cực của em?
Gv: Hãy kể những việc làm thể hiện tính tự giác của em?
GV: Em có mơ ước gì về nghề nghiệp, tương lai?.
Gv: Hãy xây dựng kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình?. ( Hs thảo luận theo nhóm)
Gv: Theo em chúng ta cần phải làm gì?
Gv: Hãy nêu mqh giữa tích cực và tự giác?.
* HĐ3: ( 10 phút) Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/31
Gv: Đọc truyện " Chuyện trực nhật" SBT GDCD 6/ 25
1. Khái niệm:
- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.
2. Làm thế nào để có tính tích cực, tự giác?
- Mỗi người cần phải có ước mơ.
- Phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các HĐ tập thể HĐ xã hội.
- Không ngại khó hoặc lẫn tránh những việc chung.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp, địa phương tổ chức...
IV. Củng cố: ( 2 phút)
Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Cho ví dụ
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài
- Xem trước nội dung còn lại của bài, Tổ 2 chuẩn bị đồ chơi sám vai theo nội dung bài tập b sgk/31.
File đính kèm:
- TIET 12(1).doc