Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 1 đến tiết 6

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2. Thái độ: Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.

3. Kĩ năng:

- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.

- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT).

II. Phương pháp:

Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.

III. Tài liệu và phương tiện: Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ A0, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.

IV. Các hoạt động chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: Không.

 

doc17 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 1 đến tiết 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êm bạn bè. Tình huống 3: Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù bố mẹ chị muốn mua cho chị một chiếc xe đạp mới nhưng chị không đồng ý. Tình huống 4: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc áo quần cũ của anh trai. GV: Rút ra kết luận tiết kiệm là gì GV: Đưa ra câu hỏi. Tiết kiệm thì bản thân, gia đình và xã hội có lợi ích gì? Hoạt động 4: Luyện tập, cũng cố (7 /) GV: Học sinh làm bài tập sau: đánh dấu x vào tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm. - Ăn phải dành, có phảỉ kiệm - Tích tiểu thầnh đại - Năng nhặt chặt bị - Ăn chắc mặc bền - Boca ngắn cắn dài 1. Tìm hiểu bài - Thảo có đức tính tiết kiệm. - Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và hứa sẽ tiết kiệm. 2. Thế nào là tiết kiệm, biểu hiện và ý nghĩa của tiết kiệm. a. Thế nào là tiết kiệm. - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác. b. Biểu hiện tiết kiệm là quý trọng kết quả lao động của người khác. c. Ý nghĩa của tiết kiệm. - Tiết kiệm là làmgiàu cho mình cho gia đình và xã hội. 3. Luyện tập V. Hướng dẫn HS học ở nhà (3’)ø: GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại: Thế nào là tiết kiệm và ý nghĩa của tiết kiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội. Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk và xem trước bài 4 trước khi dến lớp. TIẾT PPCT: 5 Ngày soạn: ..../..../..... Ngày dạy: ...../...../..... Tên bài: LỄ ĐỘ (1T) ==================== I. Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ. Ý nghĩa và sự cầnt của việc rèn luyện tính lễ độ. Thái độ: Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ. Kĩ năng: Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ Rèn luyện thói quen giao tiếp có lễ độ với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè và những người xung quanh mình. II. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. III. Tài liệu và phương tiện: Những mẩu truyện về tấm gương lễ độ. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lễ độ. IV. Các hoạt động chủ yếu: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: 3' Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết? Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì? Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2: Khai thác nội dung của truyện đọc trong sgk (13 /) GV: đọc một lần truyện đọc “Em thuỷ” trong sgk, gọi HS đọc lại GV: - Lưu ý các câu hội thoại giữa Thuỷ và người khách. - Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà. GV: - Em nhận xét cách cư xử của Thuỷ - Những hành vi, việc làm của Thuỷ thể hịên đức tính gì? Hoạt động 3: Phân tích khái niệm lễ độ (15 /) GV: Đưa ra 3 tình huống và yêu cầu học sinh nhận xét về cách cư xử, đức tính của các nhân vật trong các tình huống. GV: Cho biết thế nào là lễ độ GV: Chuyển ý sang mục (b) bằng cách đưa ra 3 chủ đề để học sinh thảo luận. Nhóm 1: Chủ đề lựa chon mức độ biểu hiện sự lễ độ phù hợp với các đối tượng: Đối tượng Biểu hiện, thái độ - Ông bà, cha mẹ. - Anh chị em trong gia đình. - Chú bác, cô dì. - Người già cả, lớn tuổi. - Tôn kính, biết ơn, vâng lời. - Quý trọng, đoàn kết, hoà thuận. - Quý trọng, gần gũi. - Kính trọng, lễ phép. Nhóm 2: Thái độ Hành vi - Vô lễ. - Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá - Ngông nghênh - Cãi lại bố mẹ - Lời nói, hành động cộc lốc, xấc xược, xúc phạm đến mọi người. Cậy học giỏi, nhiều tiền của, có địa vị xã hội, học làm sang. Nhóm 3: Đánh dấu X vào ô trống ý kiến đúng: Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn. Lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt. Lễ độ là việc riêng của cá nhân. Không lễ độ với kẻ xấu. Sống có văn hoá là cần phải lễ độ. GV: Nhận xét, kết luận Hoạt động 4: Rút ra bài học thực tiễn và rèn luyện đức tính lễ độ. (10 /) GV: Em làm gì để trở thành người có đức tính lễ độ? HS: Trả lời 1. Tìm hiểu nội dung truyện đọc. - Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách khách. - Biết tôn trọng bà và khách. - Làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp. - Thuỷ thể hiện là một học sinh ngoan, lễ độ. 2. Thế nào là lễ độ, những biểu hiện và ý nghĩa của lễ độ. a. Thế nào là lễ độ Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. b. Biểu hiện của lễ độ Lễ độ thể hiện ở sự tôn trọng, hoà nhã, quý mến người khác. Là thể hiện người có văn hoá, đạo đức. c. Ý nghĩa - Quan hệ với mọi người tốt đẹp. - Xã hội tiến bộ văn minh. 3. Rèn luyện đức tính lễ độ: Thường xuyên rèn luyện. Học hỏi các quy tắc, cách cư xử có văn hoá. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân. Tránh những hành vi thái độ vô lễ V. Hướng dẫn HS học ở nhà (3’)ø: GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là lễ độ, biểu hiện của lễ độ, ý nghĩa và cách rèn luyện trở thành người có đức tính lễ độ. Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 5. TIẾT PPCT: 6 Ngày soạn: ..../..../..... Ngày dạy: ...../...../..... Tên bài: TÔN TRỌNG KỈ LUẬT (1T) ==================== I. Mục tiêu bài dạy: Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật. Ý nghĩa và sự cần thiết của tôn trọng kỉ luật. Thái độ: Có ý thức tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về ý thức kỉ luật, có thái độ tôn trọng kỉ luật. Kĩ năng: Có khả năng rèn luyện tính kỉ luật và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. Có khả năng đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm kỉ luật. II. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại. III. Tài liệu và phương tiện: Những mẩu truyện về tấm gương tôn trọng kỉ luật. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn trọng kỉ luật. IV. Các hoạt động chủ yếu: Ổn định tổ chức: Kiểm tra bài cũ: 3' Chữa bài tập a trang 13 sgk. Liên hệ bản thân em đã có những hành vi lễ độ như thế nào trong cuộc sống, ở gia đình, trường học. Dạy học bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (2 /) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc truyện và khai thác nội dung truyện đọc. (15 /) GV; Cho học sinh đọc truyện trong sgk sau đó thảo luận nhóm. ? Qua câu truyện Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?, nêu các việc làm của Bác: HS: Cử đại diện trả lời, các nhóm khác bổ sung: GV: Chốt lại : mặc dù là chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác... Hoạt động 3: Tìm hiểu, phân tích nội dung khái niệm tôn trọng kỉ luật. (15 /) GV: Yêu cầu học sinh tự liên hệ xem bản thân mình đã thực hiện việc tôn trọng kỉ luật chưa: HS: Liên hệ và trả lời... 1. Tìm hiểu bài (truyện đọc). - Mặc dù là Chủ tịch nước,nhưng mọi cử chỉ của Bác đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung đựoc đặt ra cho tất cả mọi người. 2. Thế nào là tôn trọng kỉ luật, biểu hiện và ý nghĩa của tôn trọng kỉ luật. Trong gia đình Trong nhà trường Ngoài xã hội - Ngủ dậy đúng giờ. - Đồ đạc để ngăn nắp. - Đi học và về nhà đúng giờ. - Thực hiện đúng giờ tự học. - Khong đọc truyện trong giờ học. - Hoàn thành công việc gia đình giao. - Vào lớp đúng giờ. - Trật tự nghe bài. - Làm đủ bài tập. - Mặc đồng phục. - Đi giày, dép quai hậu - Không vứt rác, vẽ bẩn lên bàn. - Trực nhật đúng phân công. - Đảm bảo giờ giấc. - Có kỉ luật học tập. - Nếp sống văn minh. - Không hút thuốc lá. - Giữ gìn trật tự chung. - Đoàn kết. - đảm bảo nội quy tham quan. - Bảo vệ môi trường. - Bảo vệ của công. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV: qua các việc làm cụ thể của các bạn trong các trường hợp trên em có nhận xét gì? HS: Việc tôn trọng kỉ luật là tự mình thực hiện các quy định chung. GV: Phạm vi thực hiện thế nào? HS: Mọi lúc, mọi nơi. GV: Thế nào là tôn trọng kỉ luật? HS: Trả lời... GV: Nhận xét và cho học sinh ghi. ? Hãy lấy ví dụ về hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật? HS: - ... GV: Việc tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì? HS: - ... Hoạt động 4: Luyện tập nâng cao nhận thức và rèn luyện sự tôn trọng kỉ luật.(8 /) Bài tập: Đánh dấu x vào những thành ngữ nói về kỉ luật: - Đất có lề, quê có thói. - Nước có vua, chùa có bụt. - Ăn có chừng, chơi có độ. - Ao có bờ, sông có bến. - Cái khó bó cái khôn. - Dột từ nóc dột xuống. a. Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc. b. Biểu hiện của tôn trọng kỉ luật là tự giác, chấp hành sự phân công. c. Ý nghĩa: Nếu mọi người tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội có kỉ cương, nền nếp, mang lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ. 3. Luyện tập: V. Hướng dẫn HS học ở nhà (3’)ø: Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học Làm các bài tập trong sgk, xem trước bài 6

File đính kèm:

  • doccd 6 ca nam.doc