Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 1 đến tiết 35

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức:

 - Giúp HS hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

 - Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2/ Kĩ năng:

 - Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.

 - Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT.

3/ Thái độ:

 Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

 

doc99 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 1 đến tiết 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho người lạ, người không có thẩm quyền vào nhà. - Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở người khác. như không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. 4/ Củng cố : - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu như không được người đó đồng ý. Hiểu được vấn đề này chúng ta phải có ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng chỗ ở của người khác, biết tự bảo vệ chỗ ở của mình, phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm chỗ ở của người khác. - HS chúng ta cố gắng thực hiện tốt qui định của pháp luật. Tham gia với tinh thần tự giác, có trách nhiệm, làm việc theo sức của mình, đóng góp cho xã hội sự bình yên, hạnh phúc. 5/ Dặn dò : - Học bài và làm bài tập đ - Chuẩn bị bài 18 ZZZ TUẦN: 32 Ngày soạn: TIẾT: 31 Ngày dạy: Bài 18: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức: Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. 2/ Kĩ năng: Phân biệt được đâu là những hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. 3/ Thái độ: HS có ý thức và trách nhiệm đối với ciệc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Hiến pháp 1992 - Bộ luật Hình sự 1999 - Bộ luật Tố tụng hình sự 1998 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định 2/ KTBC: - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Nêu 1 vài hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. - Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? 3/ Bài mới : - Giới thiệu: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là 1 trong những quyền cơ bản của công dân và được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Vậy, quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. - Giảng bài: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG - Gọi HS đđọc tình huống (SGK). - Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? - Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao? - Nếu em là Loan, em sẽ làm thế nào? - Đọc điều 73 – Hiến pháp 1992 - Chia 4 nhóm HS - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là gì? FKết luận + ghi: - Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật thư tín và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín? - HS đọc - Không. Vì đó không phải là thư gửi cho Phượng. - Không đồng ý. Vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. - Giải thích để Phượng hiểu, không đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. HS thảo luận + Phát biểu - Đọc trộm thư của người khác. - Thu giữ thư tín, điện tín của người khác. - Nghe trộm điện thoại của người khác. - Chiếm đoạt thư tín, điện tín của người khác. - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín cảu công dân: Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. - Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? - Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại của người khác, em sẽ làm gì? - Đọc thư của người khác rồi nói lại cho người khác biết. - Kỉ luật - Phạt tiền - Cảnh cáo - Cải tạo không giam giữ - Nhắc nhỡ bạn không được hành động như vậy - Phân tích để bạn thấy đấy là hành vi vi phạm pháp luật. - Nếu bạn không nghe có thể nhờ thầy cô hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu ra. 4/ Củng cố: - Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là 1 trong những quyền cơ bản được qui định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. - Tuổi trẻ chúng ta cần phải biết tôn trọng người khác. Không tự ý bóc, đọc thư của người khác, tôn trọng đời tư của cá nhân. - Xác định tính ựt giác, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, làm nhiều việc tốt cho bản thân. Động viên, quan tâm đến HS trong lớp và bạn bè. Thực hiện tốt qui định của pháp luật. 5/ Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị thực hành. ]]] TUẦN: 33 Ngày soạn: TIẾT 32 Ngày dạy: NGOẠI KHOÁ “TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG” I/ MỤC TIÊU: - HS nắm được qui tắc chung về giao thông đường bộ; 1 số qui định cụ thể về an toàn giao thông đường bộ. - Hình thành ở HS ý thức thực hiện trật tự an toàn giao thông. - HS có thói quen bảo đảm trật tự an toàn giao thông. II/ CHUẨN BỊ: Tài liệu giáo duc trật tự an toàn giao thông III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định 2/ KTBC: Không 3/ Bài mới : - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông. - Giảng bài: + GV đọc tình huống 1.1, 1.2 + Nêu câu hỏi + HS trả lời + HS quan sát ảnh 1,2,3,4 + HS nhận xét hành vi của những người trong ảnh và nêu rõ cách ứng xử trong tình huống đó + GV thông qua qui tắc chung về giao thông đường bộ và 1 số qui định cụ thể 4/ Củng cố: - HS làm bài tập 2,3 - Chốt đáp án đúng 5/ Dặn dò: Thực hiện tốt TTATGT ««« TUẦN: 34 + 35 Ngày soạn: TIẾT: 33 + DT Ngày dạy: ÔN TẬP HKII I/ MỤC TIÊU: Hệ thống hoá, củng cố các kiến thức đã học II/ CHUẨN BỊ: SGK + SGV III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định 2/ KTBC: Không 3/ Bài mới: - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta ôn tập củng cố lại các kiến thức đã học. - Giảng bài: + GV nêu hệ thống câu hỏi + HS trả lời *Câu hỏi 1/ Quyền trẻ em được chia thành mấy nhóm? Kể tên? Điều gì sẽ xảy ra nếu như quyền trẻ em không được thực hiện? Cho VD. 2/ Công dân là gì? Dựa vào đâu để biết được công dân của 1 nước? Nêu các quyền và nghĩa vụ của công dân? Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ? Các quyền và nghĩa vụ của trẻ em? 3/ Nguyên nhân chính của tai nạn giao thông? Biện pháp nào giúp ta bảo đảm an toàn khi đi đường? Khi tham gia giao thông đường bộ, em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào? Mỗi kiểu đèn tín hiệu đó có ý nghĩa gì? Có những loại biển báo nào? mỗi loại biển báo đó có ý nghĩa gì? 4/ Tại sao chúng ta phải học tập? Nêu 1 số hình thức học tập mà em biết? Về học tập, pháp luật nước ta qui định như thế nào? 5/ Đối với mỗi người thì những gì là quí giá nhất? Tại sao? Tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm được pháp luật bảo hộ như thế nào? Khi tính mạng, thân thể bị xâm hại thì phải làm gì? 6/ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? 7/ Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào? Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín? Người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lí như thế nào? 4/ Củng cố: Nhận xét tiết học 5/ Dặn dò: - Học bài - Chuẩn bị tốt cho KT HKII. µµµ TUẦN: 36 Ngày soạn: TIẾT: 34 Ngày dạy: KIỂM TRA HỌC KÌ II I/ MỤC TIÊU: HS vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết tốt những vấn đề do đề bài đặt ra. II/ CHUẨN BỊ: Đề photo sẵn III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định 2/ KTBC: Xem HS chuẩn bị 3/ Bài mới: - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta làm bài kiểm tra học kì II - Giảng bài: + GV phát đề cho HS làm + HS nghiên cứu + Làm bài + GV theo dõi + Nhắc nhỡ (Nếu cần). 4/ Củng cố: - Thu bài làm của HS - Nhận xét tiết kiểm tra 5/ Dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị tiết ngoại khoá. ²²² TUẦN: 37 Ngày soạn: TIẾT 35 Ngày dạy: NGOẠI KHOÁ “ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG” I/ MỤC TIÊU: - Nhận biết được những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông - Nhận biết được các loại biển báo giao thông và ý nghĩa của nó. II/ CHUẨN BỊ: Tài liệu trật tự an toàn giao thông III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định 2/ KTBC: Không 3/ Bài mới: - Giới thiệu: Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về trật tự an toàn giao thông - Giảng bài: + HS xem tranh + Nhận xét hành vi của người tham gia giao thông + HS xem các loại biển báo giao thông + HS phân loại + Giới thiệu ý nghĩa các loại biển báo trên 4/ Củng cố: - KT sự thông hiểu của HS về các vấn đề trên - Nhận xét tiết học 5/ Dặn dò: Thực hiện tốt ±±±

File đính kèm:

  • docGDCD 6 (ca nam) (3 cot).doc