Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị

1. Mục tiêu bài học:

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị?

 - Hiểu lịch sự, tế nhị được biểu hiện của văn hóa trong giao tiếp. Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, và với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày

b. Kĩ năng:

- Phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị.

- Biết giao tiếp lịch sự tế nhị với mọi người xung quanh.

 - Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có những hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị.

+ KN giao tiếp ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị

+ KN thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác.

+ KN tư duy, phê phán, đánh giá hành vi, lịch sự tế nhị và chưa lịch sự tế nhị.

c.Thái độ:

- Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp.

- Có ý thức rèn luyện, cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị, mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.

2. Chuẩn bị:

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 9: Lịch sự, tế nhị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỰ, TẾ NHỊ Tiết ppct : 11. Ngày dạy: 1/ 11 Bài 9: 1. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là lịch sự, tế nhị? - Hiểu lịch sự, tế nhị được biểu hiện của văn hóa trong giao tiếp. Nêu được ý nghĩa của lịch sự, tế nhị trong gia đình, và với mọi người xung quanh trong cuộc sống hàng ngày b. Kĩ năng: - Phân biệt hành vi lịch sự, tế nhị với hành vi chưa lịch sự, tế nhị. - Biết giao tiếp lịch sự tế nhị với mọi người xung quanh. - Biết tự kiểm tra hành vi của bản thân và biết nhận xét, góp ý cho bạn bè khi có những hành vi ứng xử lịch sự, tế nhị và thiếu lịch sự, tế nhị. + KN giao tiếp ứng xử thể hiện lịch sự, tế nhị + KN thể hiện sự tự trọng trong giao tiếp với người khác. + KN tư duy, phê phán, đánh giá hành vi, lịch sự tế nhị và chưa lịch sự tế nhị. c.Thái độ: - Yêu mến quý trọng những người lịch sự tế nhị trong giao tiếp. - Có ý thức rèn luyện, cử chỉ, hành vi, sử dụng ngôn ngữ sao cho lịch sự, tế nhị, mong muốn xây dựng tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Hình ảnh về lịch sự, tế nhị, Bác Hồ với nhân dân. b. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. - Tranh ảnh về lịch sự, tế nhị. - Ca dao, tục ngữ về lịch sự, tế nhị. 3. Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống, đóng vai, sdđdtq 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sống chan hòa với mọi người? (2đ) - Sống chan hoà là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích. Trái với sống chan hòa:( 3đ) - Sống tách biệt, khép kín, xa lánh mọi người.VD: ngại tiếp xúc với mọi người, không quan tâm đến mọi người - Sống chan hòa không có nghĩa là luôn làm theo ý mọi người, không có chủ kiến, đánh mất bản sắc riêng của mình Vì sao cần phải sống chan hòa với mọi người? (2 đ) - Được mọi người giúp đỡ, quý mến. BTTN: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? ( 3 điểm) a. Bác An là bộ đội, bác luôn vui vẻ với mọi người. (1.5đ) b. Cô giáo Hà ở khu tập thể luôn chia sẻ suy nghĩ với mọi ngưòi.(1.5đ) c. Bà An giàu có nhưng không chịu đóng góp cho hoạt động từ thiện. d. Bạn H. học giỏi nhưng không quan tâm tới ai cả. 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài. GV: Cho HS xem hình ảnh Bác Hồ với nhân dân. GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS: Thể hiện lịch sự, tế nhị. GV: Vậy thế nào là lịch sự tế nhị, biểu hiện và ý nghĩa cuả lịch sự tế nhị là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Phân tích tình huống. Cách tiến hành: Sdpp đóng vai, thảo luận nhóm HS: Đọc tình huống và đóng vai tình huống. GV: Cho HS thảo luận nhóm, chia lớp làm 6 nhóm. HS: Thảo luận nhóm, trình bày kết quả. Nhóm 1, 2: Phân tích hành vi của các bạn chạy vào lớp khi thầy Hùng đang nói, có bạn không chào thầy, có bạn chào rất to. Hành vi đó thể hiện điều gì? HS: - Bạn không chào: vô lễ. - Bạn chào rất to: thiếu lịch sự, tế nhị. Nhóm 3: Em có nhận xét gì về hành vi ứng xử của bạn Tuyết? HS: Bạn Tuyết lễ phép, khiêm tốn, biết lỗi, lịch sự, tế nhị. Nhóm 4, 5: Nếu là bạn cùng lớp với các bạn trên, em sẽ nhắc nhở các bạn đó như thế nào? Vì sao? HS: Phê bình, nhắc nhở Nhóm 6: Nếu em là thầy Hùng, em sẽ ứng xử như thế nào? HS: Kể cho HS nghe một câu chuyện, báo với GV chủ nhiệm GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. - Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. - Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề, sdđdtq GV: Thế nào là lịch sự, tế nhị? HS: - Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết có văn hóa ? Nêu việc làm cụ thể của bản thân về lịch sự, tế nhị? - Lịch sự: Biết cảm ơn, xin lỗi - Tế nhị: Nói nhẹ nhàng GV: Em hãy nêu một số biểu hiện không lịch sự, tế nhị? - Ăn nói thô tục, thô lỗ, vụng về trong giao tiếp, gây nên sự khó chịu cho người khác,người xung quanh: Nói to tiếng át tiếng người khác, nói thầm với người khác nơi đông người, chen lấn xô đẩy người khác ở nơi công cộng, nơi cần xếp hàng; nói cười ầm ĩ lúc đêm khuya, nói quá to, quát mắng người khác GV: Lịch sự, tế nhị có khác nhau không? HS: Đều chỉ hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với yêu cầu xã hộinhưng tế nhị muốn nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của hành vi giao tiếp ứng xử. Tế nhị khác với giả dối trong ứng xử. *Cho HS quan sát tranh Bác Hồ với nhân dân. *GDKNS: GV: Nếu em đến họp lớp muộn mà người điểu khiển là bạn cùng tuổi thì em ứng xử như thế nào? HS: Nhất thiết phải xin lỗi vì đến muộn.Có thể không cần xin phép vào lớp mà nhẹ nhàng vào. GV: Nhận xét, chốt ý. GV: Lịch sự, tế nhị biểu hiện như thế nào? HS: Thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những quy tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ với mọi người xung quanh. GV: Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị? HS: Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người, được mọi người yêu quý - Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người (trong quan hệ gia đình nhà trường, với mọi người cung quanh), làm mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người ? Chúng ta cần rèn luyện sự lịch sự tế nhị như thế nào? HS: Thực hiện tốt nội quy nhà trường. - Có cách ứng xử phù hợp với các quy định chung của xã hội và đạo đức dân tộc - Phê phán, đấu tranh với cách ứng xử thiếu lịch sự, tế nhị. GV: Chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử lịch sự, tế nhị và phê phán, đấu tranh, góp ý với cách ứng xử lịch sự, tế nhị. GV: Hãy đọc câu ca dao, tục ngữ nói về lịch sự, tế nhị? HS: Lời chào cao hơn mâm cỗ Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hoạt động 3: Luyện tập làm bài tập Cách tiến hành: Sdpp đóng vai, gqth (GDKNS) Làm BT a SGK Làm BT b (HS đóng vai) *GSKNS ? Em nhận xét gì về hành động của Quang và Tuấn HS: phê phán hành động của Tuấn và học tập hành động của Quang I. Tình huống: II.Nội dung bài học: 1.Thế nào là lịch sự, tế nhị? - Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết có văn hóa. - Lịch sự, tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những quy tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ với mọi người xung quanh. VD: Biết chào hỏi, giới thiệu,tự giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, nói lời yêu cầu, đề nghị; thể hiện lời nói hành vi nhã nhặn, từ tốn khéo léo ở nơi công cộng 3.Ý nghĩa: - Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người, được mọi người yêu quý - Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người (trong quan hệ gia đình nhà trường, với mọi người cung quanh), làm mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người III/ Bài tập: Bài tập a ( HS làm trong SGK) Bài tập b: - Quang: lịch sự, tế nhị, ý thức cao ở nơi công cộng. - Tuấn: ý thức kém, thiếu lịch sự, tế nhị. 4.4/ Củng cố và luyện tập. GV: Thế nào là lịch sự, tế nhị? HS: - Lịch sự là những cử chỉ hành vi dùng trong giao tiếp ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc. - Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết có văn hóa GV: Ý nghĩa của lịch sự, tế nhị? HS: Thể hiện trình độ văn hóa, đạo đức của mỗi người, được mọi người yêu quý - Góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người (trong quan hệ gia đình nhà trường, với mọi người cung quanh), làm mọi người cảm thấy dễ chịu, giúp bản thân dễ hòa hợp, cộng tác với mọi người GV: Chúng ta cần rèn luyện sự lịch sự tế nhị như thế nào? HS: Thực hiện tốt nội quy nhà trường. - Có cách ứng xử phù hợp với các quy định chung của xã hội và đạo đức dân tộc - Phê phán, đấu tranh với cách ứng xử thiếu lịch sự, tế nhị. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 26, 27. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 27, 28. + Tìm ca dao, tục ngữ về lịch sự, tế nhị * Bài mới: -Chuẩn bị bài 10: “Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội” + Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/29, 30. + Xem trước bài học, bài tập SGK/30, 31. + Tìm tranh ảnh về hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

File đính kèm:

  • docbai Lich su te nhi.doc