Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 6: Biết ơn

1. Mục tiêu bài học:

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là biết ơn? Biểu hiện của lòng biết ơn.

 - Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn.

 - Biết được Bác Hồ là tấm gương sáng về lòng biết ơn.

b. Kĩ năng:

 - Biết tự đánh giá nhận xét hành vi cá nhân, bản thân về sự biết ơn đối vói ông bà cha mẹ, thầy cô, bạn bè.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể.

- Biết thể hiện sự biết ơn đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy cô, các anh hùng liệt sĩ của bản thân bằng những việc làm cụ thể

- GDKNS: KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi bản thân và người khác về lòng biết ơn

+ KN thu thập thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn

- Biết thể hiện lòng biết ơn theo tấm gương Bác Hồ về lòng biết ơn.

c. Thái độ:

- Quý trọng những người đã giúp đỡ mình.

- Trân trọng ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn

- Học tập và làm theo gương của Bác về lòng biết

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5271 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 6: Biết ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct : 7 BIẾT ƠN Ngày dạy:. Bài 6: 1. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là biết ơn? Biểu hiện của lòng biết ơn. - Hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc rèn luyện lòng biết ơn. - Biết được Bác Hồ là tấm gương sáng về lòng biết ơn. b. Kĩ năng: - Biết tự đánh giá nhận xét hành vi cá nhân, bản thân về sự biết ơn đối vói ông bà cha mẹ, thầy cô, bạn bè. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp để thể hiện sự biết ơn trong các tình huống cụ thể. - Biết thể hiện sự biết ơn đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy cô, các anh hùng liệt sĩcủa bản thân bằng những việc làm cụ thể - GDKNS: KN tư duy phê phán, đánh giá hành vi bản thân và người khác về lòng biết ơn + KN thu thập thông tin về những hoạt động thể hiện lòng biết ơn - Biết thể hiện lòng biết ơn theo tấm gương Bác Hồ về lòng biết ơn. c. Thái độ: - Quý trọng những người đã giúp đỡ mình. - Trân trọng ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn - Học tập và làm theo gương của Bác về lòng biết ơn. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: - Hình ảnh học sinh thắp nhang nghĩa trang liệt sĩ. - Tranh NSND Đặng Thái Sơn về thăm trường cũ b. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. Tranh ảnh về lòng biết ơn. - Ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn. 3. Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống. Sắm vai. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức:- Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra bài cũ: Câu 1.Thế nào là tôn trọng kỉ luật? (5 điểm) HS: Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể ở mọi lúc mọi nơi, chấp hành sự phân công của tập thể như cơ quan doanh nghiệp, trường học(5đ) Câu 2. Nêu những việc em đã làm thể hiện tôn trọng kỉ luật? (2điểm) HS: Đi học đúng giờ, không xả rác bừa bãi, không nó tục chửi thề (2đ) BTTN: Những hành vi nào sau đây không thực hiện tôn trọng kỉ luật? (3đ) Vẽ bậy nơi chùa chiền.(1đ) Nhổ cỏ nơi vườn hoa.(1đ) Đi xe trên vỉa hè. Đi học đúng giờ 5. Đánh nhau gây gổ với bạn bè (1đ) 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài GV: Cho HS xem hình ảnh NSND Đặng Thái Sơn về thăm trường cũ GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì? HS: Thể hiện lòng biết ơn. GV: Nhận xét dẫn vào bài mới Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Tìm hiểu truyện . Cách tiến hành: Sdpp thảo luận HS: Đọc truyện. GV: Cho HS thảo luận nhóm đôi. GV: Vì sao chị Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã hơn 20 năm? HS: Vì thầy đã giúp chị rèn chữ. GV: Vì sao chị Hồng lại ân hận? HS: Chị đã làm sai lời thầy dậy. GV: Những suy nghĩ và việc làm của Hồng thể hiện đức tính gì? HS: Thể hiện lòng biết ơn. - Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.(GDTTHCM) Cách tiến hành: Sdpp thảo luận, sdđd, trò chơi. GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết qủa. GV nhận xét, chốt ý Nhóm 1: Chúng ta phải biết ơn những ai? Tổ tiên, ông bà,cha mẹ, Đảng, Bác Hồ, GDTTHCM: Cho HS đọc lại câu nói của Bác Hồ năm 1954 trong 1 lần Bác có dịp cùng bộ đội về thăm Đền Hùng: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” ? Em có suy nghĩ gì về câu nói dặn dò đó của Bác? HS: Thể hiện lời dạy, lời nhắc nhở của Bác đối với bộ đội ta và tất cả mọi người phải luôn nhớ ơn tổ tiên cha ông chúng ta đã đổ xương máu vì đất nước GV: Bác luôn gương mẫu trong việc thực hiện và vận động nhân dân biết ơn và giúp đỡ các gia đình có công với đất nước, gia đình TBLS. 7/ 1947 Bác đề nghị chính phủ chọn ngày 27/ 7 hàng năm là ngày Thương binh liệt sĩ. Nhóm 2: Vì sao chúng ta phải biết ơn những người đó? HS: Là người sinh thành, giúp đỡ, hi sinh cho cuộc sống cuả chúng ta. GV: Thế nào là lòng biết ơn? Nêu ví dụ. HS: Biết ơn là thái độ trân trọng, tình cảm và những việc là đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình, với người có công với dân tộc, đất nước *HS xem tranh HS thắp nhang ở nghĩa trang liệt sĩ. ? Hãy nêu những việc làm cụ thể thể hiện sự biết ơn đối với ông bà, cha me, thầy cô, người có công với đất nước? HS: giúp đỡ kính trọng ông bà, cha mẹ, thăm hỏi thường xuyên * Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh tay hơn” Câu hỏi: Hãy nêu những việc làm cụ thể của em khi ông bà, cha mẹ bị ốm đau? HS trả lời nhanh: chăm sóc, giúp đỡ, thuốc thang tận tình, thăm hỏi GV: Ý nghĩa của biết ơn? HS: Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp. GV: Hãy đọc câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn? HS: Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Họat động 3 : Liên hệ thực tế, làm bài tập. Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề, gqth, đóng vai. GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện lòng biết ơn? HS: Trả lời. GV: Trái với biết ơn là gì? HS: Vô ơn, bạc nghĩa GV: Phải rèn luyện lễ độ như thế nào? HS: Thăm hỏi, chăm sóc, vâng lời giúp đỡ cha mẹ. Tôn trọng người già, người có công, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phê phán sự vô ơn, bạc nghĩa * GDKNS * Tình huống: “ Nhà trường tổ chức đi thăm nghĩa trang liệt sĩ em sẽ có thái độ như thế nào và em sẽ làm gì? HS: Em sẽ tham gia và động viên vận động các bạn khác cùng tham gia GV: Cho HS làm bài tập a SGK/18 * GDKNS GV: Cho HS sắm vai. TH: “ Sắp tới ngày 27/ 7 cả lớp tổ chức đi thăm mẹ VNAH ở địa phương nhưng 1 số bạn không tán thành việc làm đó vì sợ mất thời gian” HS đóng tình huống, HS khác nhận xét về việc làm của các bạn không tán thành. GV nhận xét và chấm điểm. I. Truyện đọc:” Thư của một HS cũ”. II.Nội dung bài học: 1. Thế nào là biết ơn? - Biết ơn là thái độ trân trọng, tình cảm và những việc là đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình, với người có công với dân tộc, đất nước. - Biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm lời nói, cử chỉ hành động đền đáp công ơn, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp đối với người mà mình biết ơn. VD: thăm hỏi thầy cô giáo cũ, giúp đỡ gia đình thương binh 2.Ý nghĩa của biết ơn: - Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp. III/ Bài tập: Bài tập a: Việc làm thể hiện sự biết ơn: câu 1,3,4. 4.4/ Củng cố và luyện tập. ? Thế nào là lòng biết ơn? HS: Biết ơn là thái độ trân trọng, tình cảm và những việc là đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã giúp đỡ mình, với người có công với dân tộc, đất nước Biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm lời nói, cử chỉ hành động đền đáp công ơn, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp đối với người mà mình biết ơn. ? Ý nghĩa của biết ơn? HS: Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 18. + Làm các bài tập sách giáo khoa trang 18, 19. + Tìm ca dao, tục ngữ về biết ơn. * Bài mới: + Chuẩn bị bài 7: “Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên” + Đọc truyện, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/20, 21. + Xem trước bài học, bài tập SGK/21.22. +Tìm tranh ảnh về thiên nhiên. + Nêu được vai trò, ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống con người. + Tìm và nêu các biện pháp để bảo vệ thiên nhiên.

File đính kèm:

  • docbai Biet on.doc