Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 19: Thực hành: trộn dầu giấm rau xà lách (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm.

 2. Kĩ năng:

 - Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình.

 3. Thái độ :

 - Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

 4. Tích hợp môi trường:

 - Giữ gìn vệ sinh nơi nấu ăn, an toàn thực phẩm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Chuẩn bị giáo viên:

 - 100 g xà lách, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - 100 g xà lách, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu.

 

docx3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 19: Thực hành: trộn dầu giấm rau xà lách (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Ngày soạn : 23 /02/2014 TIẾT 50 Ngày dạy: 27 /02/ 2014 Bài 19: THỰC HÀNH: TRỘN DẦU GIẤM RAU XÀ LÁCH ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được cách làm món rau xà lách trộn dầu giấm. 2. Kĩ năng: - Chế biến được một số món ăn đơn giản trong gia đình. 3. Thái độ : - Có ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm. 4. Tích hợp môi trường: - Giữ gìn vệ sinh nơi nấu ăn, an toàn thực phẩm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị giáo viên: - 100 g xà lách, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu. 2. Chuẩn bị của học sinh: - 100 g xà lách, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu về các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi thực hành làm một món ăn không sử dụng nhiệt đó là món: Trộn dầu giấm rau xà lách. b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Tên thực hành Vật liệu – dụng cụ Quy trình thực hành Kết quả thực hành Trộn dầu giấm rau xà lách 100 g xà lách, 15g hành tây, 50 g cà chua, rau thơm, ớt, xì dầu, nước tương, 1 thìa cà phê tỏi phi vàng, giấm, đường, muối, tiêu, dầu - GV giới thiệu cách làm. - HS tiến hành thực hành. c. Các hoạt động dạy - học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HọC SINH Hoạt động 1: Tổ chức thực hành - Tác dụng của rau trong bữa ăn là gì? + Vậy nên tổ chức bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. - Món rau xà lách trộn dầu giấm sử dụng phương pháp nào? - Yêu cầu HS đặt lên bàn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị. - Kiểm tra việc chuẩn bị nguyên liệu của HS - Muốn chế biến một món ăn qua mấy giai đoạn? - Trộn rau gồm những công việc gì? - Cách pha chế hỗn hợp dầu giấm? - Giai đoạn 3 là gì? - Trộn dầu giấm phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật gì? -Tăng sức đề kháng, chống lão hoá, táo bón - HS: Chú ý lắng nghe - Phương pháp chế biến món ăn không sử dụng nhiệt. - HS để lên bàn nguyên liệu đã chuẩn bị ở nhà. - Qua 3 giai đoạn. - Sơ chế, rửa rau sạch -Trộn rau - Giấm + đường + muối +dầu ăn + tiêu + tỏi phi vàng - Trộn hỗn hợp dầu giấm, đánh tan hỗn hợp dầu giấm. - Trộn rau với dầu giấm -Trình bày sản phẩm - Ngon, vừa ăn, rau không nát - Trình bày sản phẩm đẹp Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành - GV thao tác mẫu từng bước và hướng dẫn cho học sinh cách làm - Rau xà lách: Nhặt rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10’, vớt ra vẩy cho ráo nước. - Hành tây: Bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm, đường ( 2 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường ) - Cà chua cắt lát trộn giấm, đường trộn hành tây. Cho 3 thìa súp giấm + 1 thìa súp đường + ½ thìa cà phê muối, khuấy tan, nếm có vị chua, ngọt, hơi mặn cho tiếp vào hỗn hợp trên 1 thìa súp dầu ăn, khuấy đều cùng với tiêu và tỏi phi vàng. * Chú ý: Cần chọn loại cải xà lách to bản, dày, giòn, lá xoăn để trộn, cà chua để trộn là loại cà chua dày cùi, ít hột. - Có thể thay đổi nguyên liệu tùy theo yêu cầu của món - HS chú ý lắng nghe, quan sát Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành - GV cho học sinh thưởng thức sản phẩm GV vừa làm - Qua tiết thực hành này em hãy rút kinh nghiệm để tiết sau các em chuẩn bị và thực hành thật tốt - HS: thử món ăn - HS: Chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm 3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành: - Hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học. 4. Nhận xét - dặn dò: - GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc trong giờ thực hành của học sinh - Chuẩn bị theo nhóm nguyên vật liệu để tiết sau thực hành IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docxTuan 25 Cong nghe 6 Tiet 50 2013 2014.docx