I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Bảo vệ thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Phản đối hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Tư duy phê phán, đánh giá hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
- Ứng phó trong những tình huống bị xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 Ngày soạn: 22/03/2014
TIẾT 29 Ngày dạy: 28/03/2014
Bài 16:
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức:
Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
2. Về kỹ năng: HS biết:
- Xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Bảo vệ thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình.
3. Về thái độ:
- Tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Phản đối hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
- Tư duy phê phán, đánh giá hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
- Ứng phó trong những tình huống bị xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:. , Lớp 6A3 vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể ?
3. Dạy - học bài mới:
* GV giới thiệu: Tiết học trước các em đã biết quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản nhất của công dân. Vậy quyền đó được quy định ở đâu và có ý nghĩa của quyền đó với mỗi công dân? (vào bài).
* Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
* Tìm hiểu quy định của pháp luật và ý nghĩa của quyền đó.
* GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2a/45 đàm thoại:
CCho biết ý nghĩa của quyền về quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm với mỗi công dân?
- HS: Pháp luật phải bảo hộ.
=> GV giới thiệu điều luật bằng cách gọi HS đọc tư liệu tham khảo điều 71 - Hiến pháp 1992 /45.
CVới những trường hợp làm xâm hại thì xử lí như thế nào?
=> HS trả lời, GV giới thiệu cho HS nghe về một số điều của Bộ luật hình sự (SGV /124).
CVậy khi được pháp luật bảo hộ, chúng ta phải có trách nhiệm gì?
- HS: Tôn trọng quyền của người khác, tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo việc làm trái pháp luật...
- HS: rút ra và trả lời theo thông tin mục 2b /45.
=> GV chuẩn xác và chốt lại: Như vậy, những quy định của pháp luật Việt Nam cho thấy Nhà nước ta thực sự coi trọng ..
* Thảo luận nhóm liên hệ thực tế.
* GV chia nhóm (2 bàn / nhóm), yêu cầu HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi và bài tập:
- N1 (bài a/45): Nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về các quyền cơ bản của công dân?
- N2 (bài b/45): Tuấn đã vi phạm gì? Hải có thể xử lý như thế nào? Anh trai Tuấn đúng hay sai? Vì sao?
- N3 (bài c/45 – 46): HS đọc yêu cầu, GV treo bảng phụ có tình huống cho HS xác định.
- N4 (bài d/46): GV treo bảng phụ có tình huống, yêu cầu HS xác định câu đúng và câu sai.
-> Hướng trả lời:
+ Câu đúng: Mọi việc bắt người đều là phạm tội, công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể, mọi việc xâm phạm đều là vi phạm pháp luật.
+ Câu sai: Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của mình, của người khác không quan tâm; Khi bị người khác xâm phạm thì tốt nhất là im lặng không để người khác biết
=> Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận – các nhóm nhận xét bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chọn các phương án trả lời đúng cho các bài tập.
2. Ý nghĩa.
* Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì quyền đó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.
III. Bài tập:
* Bài a/45:
- Ví dụ về vi phạm như chửi bới xỉ nhục người khác, đánh người vô cớ, cố ý gây thương tích cho người khác
* Bài b/45:
+ Tuấn vi phạm pháp luật (chửi và rủ người đánh Hải, lôi kéo người khác cùng phạm tội -> xâm phạm danh dự, thân thể và sức khoẻ của Hải.)
+ Hải có thể báo với ban tư pháp, cơ quan công an gần nhất.
+ Anh trai Tuấn sai, vì không can ngăn em mà lại tiếp tay cho Tuấn. -> càng sai hơn
* Bài c/45: Cách ứng xử đúng là Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô biết.
4. Củng cố:
* HS chơi trò chơi “đến trung tâm tư vấn”:
- Một nhóm HS diễn xuất, nhóm khác đóng tổ luật sư trong cơ quan tư vấn pháp luật.
-> Kết thúc nhóm có tình huống đóng những công dân đến cơ quan tư vấn đặt ra càng nhiều câu hỏi cho cơ quan tư vấn càng tốt để giúp họ giải quyết tình huống.
=> GV cho điểm nhóm có tình huống hay, diễn xuất tốt là là “luật sư” giỏi nhất.
5. Đánh giá: Theo em, tại sao pháp luật lại quy định về bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nếu không có những quy định này thì điều gì sẽ xảy ra?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo các nội dung.
- Làm bài tập đ/46 vào vở.
- Tìm hiểu về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
7. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- GDCD 6 Tuan 30.doc