I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phảm của công dân.
- Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
2. Kĩ năng:
- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.
3. Thái độ :
Tôn trọng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác; Phản đối những hành vi vi phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
II/ Tài liệu và phương tiện:
1/ GV: Tranh ảnh; tư liệu; bài báo vi phạm quyền trẻ em; luật bảo vệ trẻ em; liên hệ thực tế.
2/ HS: Đọc trước nội dung bài.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29,30 Ngày soạn: 14/03/2014
Tiết: 28,29 Ngày dạy : 19/3/2014
Bài 16
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phảm của công dân.
- Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
2. Kĩ năng:
- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.
3. Thái độ :
Tôn trọng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác; Phản đối những hành vi vi phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
II/ Tài liệu và phương tiện:
1/ GV: Tranh ảnh; tư liệu; bài báo vi phạm quyền trẻ em; luật bảo vệ trẻ em; liên hệ thực tế.
2/ HS: Đọc trước nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (không kiểm tra)
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
TIẾT 1
HĐ1: Giới thệu bài (3 phút)
- Giới thiệu TH:
“ Tuấn và Hải nhà ở cạnh nhau, do nghi ngờ Tuấn nói xấu mình nê Hải đã chửi Tuấn”
? Nhận xét hành vi của Hải?
=> Do nghi ngờ không có chứng cứ mà chửi bạn là xúc phạm danh dự người khác
- Chuyển ý vào bài.
- Chú ý tình huống.
- Trả lời cá nhân.
HĐ2: Tổ chức tìm hiểu nội dung quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm . (20 phút)
a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại.
b. Cách tiến hành:
- Tổ chức đọc truyện “Một bài học” trong SGK.
- Gợi ý đàm thoại theo câu hỏi sau:
? Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở?
? Hành vi của ông Hùng có phải do cố ý không? Vì sao?
? Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
? Qua câu hỏi trên em rút ra bài học gì?
Bài học: cẩn thận khi xử dụng điện vì sẽ làm nguy hiểm tính mạng -> bị PL trừng trị.
? Vậy, theo em đối với mỗi người thì những gì là quý giá nhất?
=> KL: sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mỗi người là quan trọng, có sức khỏe -> học tập, lao động tốt, có danh dự thì người khác tin tưởng, quý trọng mình, vì thế mọi việc làm xâm phạm thân thể, tính mạng của người khác là phạm tội
– Cho HS đọc điều 71 Hiến pháp 1992
- Gợi ý khai thác nội:
? Pháp luật quy định như thế nào về quyền này?
- Giới thiệu một số điều trong bộ luật hình sự:
- GD HS về ý thức, hành vi của bản thân để tránh ảnh hưởng đến quyền người khác.
- Một em địc, lớp chú ý lắng nghe.
- Cùng đàm thoại.
-> Vì ông Hùng đặt bẩy chuột bằng điện.
-> Không cố ý.
-> Pháp luật xử lí hành vi vi phạm tính mạng người khác.
-> Không nên sử dụng điện bẩy chuột.
-> Mỗi người tính mạng, sức khỏe là quan trọng
- Hs đọc lại điều 71 Hiến Pháp 1992.
- Phát biểu xây dựng bài học.
-> Dựa vào điều 71 của Hiến pháp nêu theo suy nghĩ cá nhân
- Bổ sung ý kiến
- Đọc tư liệu tham khảo trong SGK.
1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
HĐ3: Tổ chức sắm vai nhằm rèn luyện kĩ năng, thái độ phù hợp với quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. (21 phút)
a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại.
b. Cách tiến hành:
- Giới thiệu tình huống (ghi bảng phụ)
“ Nam và Sơn học lớp 6A trường X, hai bạn ngồi cạnh nhau, một hôm Sơn bị mất cây bút rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy Sơn đỗ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng. Tức quá Nam đã xông ra đánh Sơn chảy máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời 2 bạn lên hội đồng kĩ luật”
- GV có thể tổ chức cho HS sắm vai theo tình huống này.
Câu hỏi:
1. Nhận xét cách xử sự của 2 bạn Nam và Sơn?
2. Nếu là một trong 2 bạn em sẽ xử sự như thế nào?
3. Nếu là bạn cùng lớp với Nam và Sơn em sẽ làm gì?
- Sau khi HS trình bày và ý kiến bổ sung GV chốt ý chính
- Nêu câu hỏi cho cả lớp động não?
? Hành vi 2 bạn dẫn đến hậu quả như thế nào?
* Mở rộng: nếu sự việc trầm trọng hơn sẻ bị sử lí theo pháp luật.
- Kể cho HS nghe câu chuyện về xâm phạm tính mạng, thân trể, sức khỏe của nhân dân bị pháp luật xử lí (cho HS xem tranh)
- Cho HS liên hệ nêu các trường hợp xâm phạm tính mạng, thân trể, sức khỏe người khác.
=> LK: Không được xâm phạm tính mạng, thân trể, sức khỏe người khác
- Đọc tình huống.
- HS có thể sắm vai.
- Phát biểu:
-> Nhận xét về cách xử sự của Sơn và Nam.
-> Không đánh nhau
-> Nếu là Nam sẽ nhờ thầy cô giúp.
-> Nêu hậu quả.
- Lắng nghe.
TIẾT 2
HĐ 4: Tổ chức tìm hiểu ý nghĩa quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm: (30 phút)
a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại.
b. Cách tiến hành:
Giới thiệu tình huống (ghi bảng phụ)
“ Nam và Sơn học lớp 6A trường X, hai bạn ngồi cạnh nhau, một hôm Sơn bị mất cây bút rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy Sơn đỗ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng. Tức quá Nam đã xông ra đánh Sơn chảy máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời 2 bạn lên hội đồng kĩ luật”
- GV có thể tổ chức cho HS sắm vai theo tình huống này.
Câu hỏi:
1. Nhận xét cách xử sự của 2 bạn Nam và Sơn?
2. Nếu là một trong 2 bạn em sẽ xử sự như thế nào?
3. Nếu là bạn cùng lớp với Nam và Sơn em sẽ làm gì?
- Sau khi HS trình bày và ý kiến bổ sung GV chốt ý chính
- Nêu câu hỏi cho cả lớp động não?
? Hành vi 2 bạn dẫn đến hậu quả như thế nào?
* Mở rộng: nếu sự việc trầm trọng hơn sẻ bị sử lí theo pháp luật.
- Kể cho HS nghe câu chuyện về xâm phạm tính mạng, thân trể, sức khỏe của nhân dân bị pháp luật xử lí (cho HS xem tranh)
- Cho HS liên hệ nêu các trường hợp xâm phạm tính mạng, thân trể, sức khỏe người khác.
=> Kl: Quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dâ vì nó gấn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân sống tự do, bình an.
- Chốt lại ý nghĩ
- Phát biểu:
-> Nhận xét về cách xử sự của Sơn và Nam.
-> Không đánh nhau
-> Nếu là Nam sẽ nhờ thầy cô giúp.
-> Nêu hậu quả.
- Lắng nghe.
2. Ý nghĩa:
Quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dâ vì nó gấn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân sống tự do, bình an.
HĐ 5: Tổ chức cho Hs làm bài tập, củng cố: (9 phút)
- Tổ chức cho HS đọc bài tập c, d trong SGK
- Cho 2 HS xung phong lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, cho điểm.
- Cho Hs làm bài tập trắc nghiệm sau:
Em sẽ làm gì khi bị bạn cùng trường hâm dọa sẽ đánh mình?
Im lặng.
Sợ bị đánh nên nghỉ học.
Báo sự việc trên với thầy cô
Rủ them người khác đánh lại bạn
Về nói lại với ba mẹ để can thiệp
=> KL: chọn ý và e
- Giáo dục thêm về ý thức luôn luôn biết tự bảo vệ thân thể, tính mạng, sức khỏe mình và
- Đọc.
- Làm bài tập
- Nhận xét bài làm của bạn
4. Củng cố: :(4 phút)
- Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
- Để thực hiện tốt quyền này chúng ta phải làm gì?
5. dặn dò: :(2 phút)
- Học bài.
- Làm bài tập a, b trong SGK.
- Sưu tầm bài viết về các hoạt động xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự người khác bị pháp luật xử lí.
Duyệt
Cô Thành Phận
File đính kèm:
- Tuần 29 Quyen dduoc phap luat bao ho tinh mang, than the, suc khoe.doc