Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiếp)

1. Mục tiêu bài học :

1.1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

 - Biết ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em bổn phận của trẻ em được quy định trong Công ước

 - Hiểu được Công ước LHQ về quyền trẻ em nhằm để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

1.2. Kĩ năng:

- Hs thực hiện được: nhận xét, đánh giá việc thực hiện bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

 Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.

- HS thực hiện thành thạo: quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- KN thể hiện sự thông cảm với những trẻ em bị thiệt thòi, tư duy phê phán đánh giá những hành vi vp quyền trẻ em, biết giao tiếp ứng xử

1.3.Thái độ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 Tuần dạy: 21 Ngày dạy: 10/1/2013 Bài 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM ( TT ) 1. Mục tiêu bài học : 1.1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Biết ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em bổn phận của trẻ em được quy định trong Công ước - Hiểu được Công ước LHQ về quyền trẻ em nhằm để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 1.2. Kĩ năng: - Hs thực hiện được: nhận xét, đánh giá việc thực hiện bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè. Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. - HS thực hiện thành thạo: quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em. - KN thể hiện sự thông cảm với những trẻ em bị thiệt thòi, tư duy phê phán đánh giá những hành vi vp quyền trẻ em, biết giao tiếp ứng xử 1.3.Thái độ: - Thói quen: HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. - Tính cách: Tôn trọng quyền của mình và của người khác 2. Nội dung học tập: Ý nghĩa cơ bản của công ước LHQ về quyền trẻ em 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: . Tranh ảnh về quyền trẻ em 3.2. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về quyền trẻ em - Ca dao, tục ngữ, bài hát về trẻ em. 4. Tổ chức các hoạt đông học tập: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện ( 1’) 6A5 6A6 4.2 Kiểm tra miệng:4’ Câu1.Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào? Việt Nam là nước thứ mấy trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước này? a. Ra đời năm 1988.Việt Nam là nước đầu tiên kí và phê chuẩn. b. Ra đời năm 1989.Việt Nam là nước thứ hai kí và phê chuẩn. c. Ra đời năm 1998.Việt Nam là nước thứ ba kí và phê chuẩn. HS: Chọn câu b. (2đ) Câu 2.Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em gồm có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của một trong các nhóm quyền đó? (6đ) HS: - Có 4 nhóm quyền - Nêu nội dung của một nhóm quyền. Câu 3: Công ước LHQ về quyền trẻ em ngoài những nội dung cơ bản của trẻ em còn quy định những điều gì? (2đ) HS: Quy định về bổn phận và trách nhiệm của trẻ em đối với bản thân, gia đình và xã hội. (2đ) 4.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Hoạt động 1: Vào bài: ( 2’) GV: Là trẻ em chúng ta ngoài những quyền và lợi ích đó chúng ta còn có nghĩa vụ và bổn phận như thế nào với bản thân, gia đình và xã hội và ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em - Hoạt động 2: ( thời gian 10’) Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học. (Giao1 dục kĩ năng sống) . GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm 1, 2 : Nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em? HS: Chăm sóc con đầy đủ, trẻ em được đi học, trẻ em nghèo được miễn học phí Nhóm 3, 4: Nêu những việc làm vi phạm quyền trẻ em? HS:Trẻ em bị đánh đập, chửi bới, bỏ rơi con, trẻ em không được có ý kiến trong gia đình HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 5,6: Phải làm gì để hạn chế việc làm vi phạm quyền trẻ em? HS: - Phải tuyên truyền rộng rãi về quyền trẻ em. - Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm hơn nữa tới trẻ em. - Xử lí nghiêm minh các trường hợp vi phạm. GV: Nhận xét chốt ý. - Hoạt động 3: ( thời gian 15’) Mục tiêu: Tìm hiểu ý nghĩa của công ước LHQ về quyền của trẻ em. GV: Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào đối với trẻ em? HS: Rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. GV: Điều gì sẽ xẩy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện? Nêu ví dụ? HS: Trẻ em bị suy dinh dưỡng, không được học tậpNhư vậy thế hệ tương lai sẽ không thể đưa đất nước, thế giới phát triển được. VD: Trẻ em lang thang, trẻ em thất học GV: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chốt ý. GV: Là trẻ em , chúng ta phải làm gì để đảm bảo quyền của mình? HS: Hiểu sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, cha mẹ, biết ơn và đền đáp công ơn GV: Nhận xét, nhấn mạnh ý chính. - Hoạt động 3: ( thời gian 7’) Mục tiêu: Làm bài tập (GDKNS) Tình huống : Bà A ở nam định vì ghen tuông , nên đã hành hạ đánh đập , làm nhục con siêng của chồng không đi học . thấy vậy hội phụ nữ địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà về kiểm điểm và ký cam kết chấm dưt chuyện này . ? Nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống trên . ? Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến việc đó ? ? Việc làm của hội phụ nữ địa phương có gì đáng quý ? ? Qua tình huống trên các em thấy trách nhiệm của nhà nước đói với công ước về quyền trẻ em ntn ? - HS đóng vai, trả lời . - Gv nhận xét, cho điểm GV: Hướng dẫn HS làm bài tập d SGK/ 38 GV: Cho HS đọc và làm bài tập d SGK/38. HS: Thảo luận, lên trả lời. Cho HS tìm và hát 1 số bài hát về trẻ em? Trái đất này là của chúng mình, Bàn tay mẹ I. Truyện đọc: “Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội”. II.Nội dung bài học: 1.Khái quát về công ước: 2.Nội dung 4 nhóm quyền : 3. Ý nghĩa của Công ước: - Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. - Đối với trẻ em: Giúp cho trẻ em được sống hạnh phúc, yêu thương chăm sóc, dạy dỗ, phát triển đầy đủ. - Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân tương lai của TG, trẻ em được phát triển đầy đủ sẽ xây dựng 1 thế giới tương lai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ. 4. Bổn phận và trách nhiệm của trẻ em: - Biết bảo vệ quyền của mình. - Tôn trọng quyền của người khác. - Thực hiện tốt bổn phận của mình. III/ Bài tập: Bài tập d: trang 38. - Lan sai:vì cha mẹ đã đáp ứng quyền trẻ em ở mức độ tốt nhất. - Nếu là Lan:cố gắng học giỏi, không oán trách, so sánh với bạn bè, cố gắng phụ giúp cha mẹ. . 4.4/ Tổng kết.( 3’) Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào đối với trẻ em? Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. GV: Là trẻ em , chúng ta phải làm gì để đảm bảo quyền của mình? HS: Hiểu sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, cha mẹ, biết ơn và đền đáp công ơn 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học( 3’) * Bài cũ: + Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 37. + Làm các bài tập a,b,c,d,đ,e,g sách giáo khoa trang 37,38.. * Bài mới: - Chuẩn bị bài 13:“ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” + Xem trước truyện đọc, bài học, bài tập SGK/39-42. + Tìm tranh ảnh, gương chăm học, thực hiện tốt quyền công dân 5/ Phụ lục:

File đính kèm:

  • docTiet 20 Cong uoc LHQ tt.doc