A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp học sinh biết :
- Những quy định cần thiết về trật tự ATGT đối với người đi bộ và người đi xe 2 bánh
- Ý nghĩa của việc chấp hành trật tự ATGT
B. PHƯƠNG PHÁP
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết tình huống
- Sắm vai.
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Luật An toàn giao thông
- Biển báo giao thông
- Sách tình huống
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
41 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết nào chứng minh rằng Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh.
Nhóm 3 : Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực, tự giác như vậy ?
Nhóm 4 : Em đánh giá Trương Quế Chi là người như thế nào ? Có đức tính gì đáng học hỏi ?
+ Các nhóm thảo luận => cử đại diện lên trình bày
+ GV nhận xét và kết luận
GV mở rộng :
- Ước mơ trở thành con ngoan trò giỏi là mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của người học sinh. Là thể hiện đạo đức, nhân cách và xác định đúng trách nhiệm xã hội của tuổi học trò
- Mơ ước trở thành nhà báo thể hiện Trương Quế Chi sớm xác định lý tưởng nghề nghiệp của cuộc đời. Như vậy, giữa mục tiêu trước mắt và lý tưởng sống lâu dài đã được Trương Quế Chi định hướng thống nhất và có quan hệ với nhau.
* Hoạt động 3 : Học sinh thảo luận để tìm ra những biểu hiện của việc tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
Câu hỏi thảo luận :
Nhóm 1 : Nêu những biểu hiện của việc tích cực, tự giác trong học tập
Nhóm 2: Nêu những biểu hiện của việc tích cực, tự giác trong lao động
Nhóm 3: Nêu những biểu hiện của việc tích cực, tự giác trong các hoạt động Đoàn, Đội
Nhóm 4: Nêu những biểu hiện của việc tích cực, tự giác trong các hoạt động xã hội.
Nhóm 5 : Tìm những biểu hiện trái với tính tích cực, tự giác
+ Các nhóm thảo luận => viết các ý vài giấy Roky
+ GV nhận xét và kết luận
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu nội dung bài học
Sắm vai, tìm hiểu nội dung bài học ( Sách Thiết kế bài giảng trang 69 )
Đặt câu hỏi :
? So sánh việc làm của haibạn trong tiểu phẩm
? Em sẽ học tập bạn nào ? Vì sao ?
Học sinh trả lời và rút ra nội dung bài học
? Từ tiểu phẩm trên, em hiểu thế nào là tích cực, tự giác ?
? Trương Quế Chi có tính tích cực, tự giác là nhờ vào động cơ gì ?
? Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai của mình không ?
? Để trở thành ngừoi tích cực, tự giác chúng ta phải làm gì ? ( có ước mơ, có quyết tâm )
? Em hiểu như thế nào về hoạt động tập thể và hoạt động xã hội ? Nêu ví dụ
Æ Sự sống và hoạt động gằn bó với nhau như lửa với ánh sáng. Cháy thì phải tỏa sáng; sống thì cố nhiên phải hoạt động
Dặn dò :
- Học bài
- Chuẩn bị phần bài tập
- Chuẩn bị tiểu phẩm ( câu b SGK trang 31 )
Tiết 2 ( tiết 14 - PPCT )
Kiểm tra bài cũ :
? Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội là gì ?
? Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể, xã hội đem lại lợi ích gì cho bản thân ?
* Hoạt động 5 : Rèn luyện việc tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
- Làm bài tập A SGK trang 31 - Sử dụng bảng “ đúng – sai ”
- Sắm vai tiểu phẩm
? Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương ?
? Nếu là Tuấn em sẽ khuyên Phương như thế nào
- Làm bài tập 3 STH trang 45
* Hoạt động 6: Củng cố.
? Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
? Những biểu hiện của người không tham gia tích cực các hoạt động tập thể ở trường lớp ta
? Xử lý tình huống : bài tập 6 STH trang 46
( Xây dựng tiểu phẩm )
* Hoạt động 7 : Dặn dò
- Học bài
- Làm bài tập d SGK trang 31
- Chuẩn bị bài mới
+ Đọc truyện
+ Tìm hiểu những tấm gương của học sinh nghèo hiếu học, vượt khó
I. Truyện đọc
- Trương Quế Chi là con ngoan, trò giỏi.
- Em học tập đức tính tích cực, tự giác trong mọi hoạt động của Trương Quế Chi
II. Biểu hiện
Tốt
Xấu
- Chủ động trong mọi hoạt động không cần nhắc nhở, siêng năng, kiên trì, vượt khó.
- Thụ động, thiếu ý chí, lười biếng, không tự giác.
III. Nội dung bài học
SGK trang 30
- Tích cực là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.
Dặn dò :
- Học bài
- Chuẩn bị phần bài tập
- Chuẩn bị tiểu phẩm ( câu b SGK trang 31 )
IV .Bài tập
V. Dặn dò
- Học bài
- Làm btập d SGK trang 31
- Chuẩn bị bài mới
+ Đọc truyện
+ Tìm hiểu những tấm gương của học sinh nghèo hiếu học, vượt khó
RUÙT KINH NGHIEÄM
TIEÁT 15 Bài 11 : MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. KIẾN THỨC :
- Xác định đúng mục đích học tập
- Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế họach học tập
2. THÁI ĐỘ :
- Có ý chí, nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập
- Khiêm tốn học hỏi bạn bè, mọi người
- Sẵn sàng hợp tác với mọi người trong học tập
3. KỸ NĂNG:
- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Xử lý tình huống.
- Thảo luận nhóm.
- Sắm vai
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- SGK + SGV + tình huống
- Sưu tầm những tấm gương có mục đích học tập tốt
- Những danh nhân, những điển hình biết vượt khó học tập
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. ỔN ĐỊNH LỚP :
2. KIỂM TRA BÀI CŨ :
? Khi tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chúng ta sẽ được lợi ích gì ?
? Em hãy nêu những việc làm cụ thể của mình biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể.
3. GIẢNG BÀI MỚI :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Đặt câu hỏi :
? Các em đi học nhằm mục đích gì ?
Mục đích trước tiên của người học sinh là học tập tốt rèm luyện tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu truyện đọc
Học sinh đọc truyện “ Tấm gương của học sinh nghèo vượt khó “
Đặt câu hỏi thảo luận :
? Hãy nêu những biểu hiện tự học, kiên trì vượt khó trong học tập của bạn Tú
? Vì sao Tú đạt được thành tích cao trong học tập ?
? Bạn Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập ?
? Tú đã ước mơ gì ? ( trở thành nhà toán học )
? Để đạt được ước mơ đó Tú đã có suy nghĩ và hành động như thế nào ?
? Em đã học tập được điều gì ở bạn Tú ? ( độc lập suy nghĩ, say mê tìm tòi trong học tập )
? Bạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì ? ( để đạt được mục đích học tập )
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu nội dung bài học
Người có mục đích luôn xác định được công việc của mình phải đạt đến đích nào. Tuy nhiên, có mục đích đạt được trong thời gian ngắn, có mục đích phải thực hiện lâu dài, thậm chí cả cuộc đời. Với học sinh chúng ta, cần xác đính mục đích trước mắt.
Học sinh thảo luận hai vấn đề :
Vấn đề 1 : “ Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì ? ”
Vấn đề 2 : “ Vì sao phải kết hợp giữa mục đích cá nhân, gia đình và xã hội ? ”
GV nhận xét và chốt ý
Ý kiến nhóm 1 :
- trở thành con ngoan, trò giỏi
Ý kiến nhóm 2 :
- Cá nhân : vì tương lai của mình, vì danh dự bản thân, vì cha mẹ, thầy cô
- Gia đình : mang lại danh dự cho gia đình, niềm tự hào cho dòng họ
- Xã hội : góp phần làm giàu chính đáng cho quê hương , xây dựng quê hương đất nước.
Æ Không vì cá nhân mà tách rời tập thể và xã hội
? Vì sao phải xác định đúng mục đích học tập ?
Nêu ví dụ ?
? Học sinh phải làm những việc gì để thực hiện được mục đích của mình ?
( có ý chí, nghị lực, phải tự giác, học thầy, học bạn, học trong sách, học ngoài xã hội... )
Tổ chức thảo luận : bài tập A SGK trang 33
+ Các nhóm thảo luận => ghi các ý vào giấy Ro-ky + nhóm trưởng trình bày
+ GV nhận xét
Æ Học tập phải là tổng hợp nhiều yếu tố nhưng mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương , thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và vì tương lai của bản thân; vì danh dự của gia đình và nhà trường.
Dặn dò :
- Học bài
- Chuẩn bị bài tập
+ Tiểu phẩm + Tình huống : về những tấm gương có mục đích học tập và những người không có mục đích học tập.
+ Làm điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp ( nói rõ vì sao lại có ước mơ như vậy )
Tiết 2 ( Tiết 16 – PPCT)
* Hoạt động 4 : Củng cố phần nội dung bài học bằng phân tích các bài tập.
- Làm bài tập b SGK tranh 33
Học tập vì “ điểm số ”, vì “ giàu có ” cho bản thân là những biểu hiện không đúng đắn.
- Xây dựng tiểu phẩm : bài tập d SGK trang 33
Học sinh tự do phán đoán, phát triển tư duy rèn luyện kỹ năng
- Học sinh nói về ước mơ sau này của mình và nói rõ vì sao lại có ước mơ như vậy.
+ Học sinh tự do trả lời
+ GV đặt câu hỏi : để đạt được các ước mơ đó, các em phải làm gì ? ( có kế hoạch ; có phương pháp học tập ; siêng năng ; tự giác ; đọc tài liệu..)
Phân tích ý kiến sau :
Có ý kiến cho rằng thanh thiếu niên ngày nay ít quan tâm đến mục đích học tập mà chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt.
Học sinh tự do trình bày ý kiến
Æ Ý kiến trên chỉ là số ít. Là học sinh, chúng ta phải học tập để thực hiện ước mơ cao đẹp của mình
- Tổ chức trò chơi : đoán nghề nghiệp
+ Một bạn học sinh đứng trước lớp diễn tả nghề nghiệp bằng cử chỉ, các bạn còn lại đoán xem đó là nghề gì .
* Hoạt động 5 : Dặn dò
- Học bài
- Làm bài tập STH
- Xây dựng kế hoạch học tập nhằm khắc phục các môn học yếu
- Chuẩn bị ôn thi học kỳ I
I. Phân tích truyện đọc
- Tú là người đã xác định được mục tiêu học tập của mình
- Qua tấm gương bạn Tú, các em phải xác định được mục đích học tập; phải có kế hoạch để biến mục đích đó trở thành hiện thực.
II. Nội dung bài học
SGK trang 33
- Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước. Học sinh phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi
- Chỉ có xác định đúng mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt
- Nhiệm vụ : tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Dặn dò :
- Học bài
- Chuẩn bị bài tập
+ Tiểu phẩm + Tình huống : về những tấm gương có mục đích học tập và những người không có mục đích học tập.
+ Làm điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp ( nói rõ vì sao lại có ước mơ như vậy )
III. Bài tập
V. Dặn dò
- Học bài
- Làm bài tập STH
- Xây dựng kế hoạch học tập nhằm khắc phục các môn học yếu
- Chuẩn bị ôn thi học kỳ I
RUÙT KINH NGHIEÄM
Tiết 17 : ÔN TẬP HỌC KỲ I
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Nhằm ôn lại các kiến thức đã học.
- Ý thức được vai trò, ý nghĩa thực tiễn của một số phẩm chất đạo đức đối với bản thân trong cuộc sống
B. PHƯƠNG PHÁP
- Phát vấn.
- Thảo luận.
C. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- SGK + tình huống.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. ỔN ĐỊNH LỚP
2. KIỂM TRA BÀI CŨ
? Mục đích học tập của học sinh là gì?.
? Cho biết những ước mơ của bản thân và em sẽ làm gì để đạt được những ước mơ đó ?
3. BÀI MỚI :
File đính kèm:
- GIAO AN HKI.doc