Giáo án giảng dạy Tuần 2 - Khối 5

 ĐẠO ĐỨC

 EM LÀ HỌC SINH LỚP NĂM (tiết 2)

I. Mục tiêu:

 - Nhận thức được vị thế của học sinh lớp 5 so với các lớp trước.

 - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

 - Vui và tự hào là học sinh lớp 5.

II. Chuẩn bị:

 - Các bài hát chủ đề “Trường em” + giấy trắng + bút màu + các truyện tấm gương về học sinh lớp 5 gương mẫu.

 

doc39 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy Tuần 2 - Khối 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu cầu học sinh quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào? * Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát H .2 , 3, 4, 5 / S 11 để tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 6 tuần , 8 tuần , 3 tháng, khoảng 9 tháng Ÿ Giáo viên nhận xét. * Hoạt động 3: Củng cố - Thi đua: + Sự thụ tinh là gì? Sự sống con người bắt đầu từ đâu? + Giai đoạn nào đã nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân? Giai đoạn nào đã nhìn thấy đầy đủ các bộ phận? 4. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài + học ghi nhớ - Chuẩn bị: “Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe” - Nhận xét tiết học. - Xem lại bài + học ghi nhớ - Nam: có râu, có tinh trùng - Nữ: mang thai, sinh con - Dịu dàng, kiên nhẫn, khéo tay, y tá, thư kí, bán hàng, giáo viên, chăm sóc con, mạnh mẽ, quyết đoán, chơi bóng đá, hiếu động, trụ cột gia đình, giám đốc, bác sĩ, kĩ sư... - Không đồng ý, vì như vậy là phân biệt đối xử giữa bạn nam và bạn nữ... - Học sinh lắng nghe và trả lời. - Cơ quan sinh dục. - Tạo ra tinh trùng. - Tạo ra trứng. - Sau 9 tháng nằm trong bụng mẹ thì em bé được ra đời. - Theo dõi. - Hs quan sát SGK. + H 1a:Các tinh trùng gặp trứng. + H 1b:Tinh trùng chui vào trứng. + H 1c: Trứng + tinh trùng tạo thành hợp tử. - HS quan sát và nối tiếp nhau nêu. + Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng, đã là một cơ thể người hoàn chỉnh. + Hình 3: Thai 8 tuần, đã có hình dạng của đầu , mình , tay , chân nhưng chưa hoàn chỉnh . + Hình 4: Thai 3 tháng, đã có hình dạng của đầu, mình , tay, chân hoàn thiện hơn, đã hình thành đầy đủ các bộ phận của cơ thể . + Hình 5: Thai được 5 tuần, có đuôi, đã có hình thù của đầu, mình, tay, chân nhưng chưa rõ ràng - Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. Sự sống con người bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với 1 tinh trùng của bố. - 3 tháng - 9 tháng Thứ ngày tháng năm TOÁN HỖN SỐ ( tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách thực hành chuyển một hỗn số thành phân số. - Rèn học sinh đổi hỗn số nhanh, chính xác. - Vận dụng điều đã học vào thực tế từ đó giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: - Phấn màu - các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ III. Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: Hỗn số - Gọi HS lên bảng làm bài. - Nhận xét và cho điểm 2. Giới thiệu bài mới: - Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số. 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chuyển một hỗn số thành phân số Ta viết gọn là: - Nhậïn xét: + Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số. + Mẫu số bằng với mẫu số ở phần phân số. * Hoạt động 2: Thực hành Ÿ Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề - Yêu cầu HS nêu cách giải. - Nhâïn xét cho điểm. Ÿ Bài 2: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. - Yêu cầu HS làm bài và nêu cách làm. - Nhận xét cho điểm. Ÿ Bài 3: - Thực hành tương tự bài 2 * Hoạt động 3: Củng cố - Cho học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. 4. Tổng kết - dặn dò: - Làm bài nhà - Chuẩn bị: “Luyện tập” - Nhận xét tiết học - Học sinh sửa bài 2 /7 (SGK) - Dựa vào hình trực quan, học sinh nhận ra - Học sinh giải quyết vấn đề - Theo dõi. - HS nêu lên cách chuyển. - HS nhắc lại (5 em). - 1 HS đọc đề - 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở. - Nhận xét đúng / sai. - 1 HS đọc , lớp theo dõi. - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở. - Nhận xét đúng / sai. - Nối tiếp nhau nêu. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. Mục tiêu: - Trên cơ sở phân tích số liệu thống kê trong bài “Nghìn năm văn hiến”, học sinh nắm được hình thức trình bày số liệu thống kê, tác dụng của các số liệu thống kê. - Biết thống kê các số liệu đơn giản, trình bày kết quả thống kê biểu bảng. - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn lời giải các bài tập 2, 3 III. Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: - Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh 1 buổi trong ngày. Ÿ Giáo viên nhận xét. 2. Giới thiệu bài mới: “Luyện tập làm bào cáo thống kê” 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Ÿ Bài 1: - Gọi H S đọc yêu cầu của bài. - Nêu lại yêu cầu của bài. - Nhìn bảng thống kê bài: “Nghìn năm văn hiến”. => chốt lại. a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài. - Từ 1075 đến 1919 số khoa thi ở nước ta là 185, số tiến sĩ là 2896. - Số khoa thi và số trạng nguyên của từng triều đại b) Các số liệu thống kê theo hai hính thức: - Nêu số liệu - Trình bày bảng số liệu Các số liệu cần được trình bày thành bảng, khi có nhiều số liệu - là những số liệu liệt kê khá phức tạp - việc trình bày theo bảng có những lợi ích nào? + Người đọc dễ tiếp nhận thông tin + Người đọc có điều kiện so sánh số liệu. c) Tác dụng: - Là bằng chứng hùng hồn có sức thuyết phục. - Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. * Hoạt động 2: Luyện tập Ÿ Bài 2: - Giáo viên gợi ý: thống kê số liệu từng học sinh từng tổ trong lớp. Trình bày kết quả bằng 1 bảng biểu giống bài “Nghìn năm văn hiến”. * Hoạt động 3: Củng cố Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại 4. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh” - Nhận xét tiết học - 3 HS nối tiếp nhau đọc. - Nhận xét. - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc to yêu cầu của bài tập. - Học sinh lần lượt trả lời. a) Nhắc lại số liệu thống kê trong bài. b) Các số liệu thống kê theo hai hính thức: - Nêu số liệu - Trình bày bảng số liệu Các số liệu cần được trình bày thành bảng, khi có nhiều số liệu - là những số liệu liệt kê khá phức tạp - việc trình bày theo bảng có những lợi ích nào? + Người đọc dễ tiếp nhận thông tin + Người đọc có điều kiện so sánh số liệu. c) Tác dụng: - Là bằng chứng hùng hồn có sức thuyết phục. - Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh. - Hoạt động cá nhân, nhóm - 1 học sinh đọc phần yêu cầu - Cả lớp đọc thầm lại - Nhóm trưởng phân việc cho các bạn trong tổ. - Đại diện nhóm trình bày Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 Số HS 10 10 10 Số HS nữ 3 4 4 ®Þa lÝ §ÞA H×NH Vµ KHO¸NG S¶N I. Mục tiêu: - Nắm được những đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản nước ta. - Kể tên và chỉ được vị trí những dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ). - Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xit, dầu mỏ. - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. II. Chuẩn bị: - Các hình của bài trong SGK được phóng lớn - Bản đồ tự nhiên Việt Nam và khoáng sản Việt Nam. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Bài cũ: - VN – Đất nước chúng ta. + Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào? + Nước ta có diện tích là bao nhiêu km2? - Nhận xét cho điểm. 2. Giới thiệu bài mới: “Tiết Địa lí hôm nay giúp các em tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm chính về địa hình và khoáng sản của nước ta”. 3. Phát triển các hoạt động: a . Địa hình * Hoạt động 1: (làm việc cá nhân) - Yêu cầu học sinh đọc mục 1, quan sát hình 1/SGK và trả lời vào phiếu. - Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. - Kể tên và chỉ vị trí trên lược đồ các dãy núi chính ở nước ta. Trong đó, dãy nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hướng vòng cung? - Kể tên và chỉ vị trí các đồng bằng lớn ở nước ta. - Nêu một số đặc điểm chính của địa hình nước ta. - Nhận xét kết luận: b . Khoáng sản * Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm) - Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? => Kết luận : Nước ta có nhiều loại khoáng sản như : than, dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt, đồng , thiếc, a-pa-tit, bô-xit . * Hoạt động 3: ( làm việc cả lớp) - Treo 2 bản đồ: + Địa lí tự nhiên Việt Nam + Khoáng sản Việt Nam - Gọi từng cặp 2 học sinh lên bảng, mỗi cặp 1 yêu câu: VD: Chỉ trên bản đồ: + Dãy núi Hoàng Liên Sơn + Đồng bằng Bắc bộ + Nơi có mỏ a-pa-tit + Khu vực có nhiều dầu mỏ - Tuyên dương, khen cặp chỉ đúng và nhanh. 4. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: “Khí hậu” - Nhận xét tiết học - 2 HS trả lời, lớp theo dõi. - Nhận xét. - Học sinh đọc, quan sát và trả lời - Học sinh chỉ trên lược đồ + Hướng TB - ĐN: Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn. + Hướng vòng cung: Dãy gồm các cánh cung Sông Gấm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Đồng bằng sông Hồng ® Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long ® Nam bộ. - Trên phần đất liền nước ta ,3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do được các sông ngòi bồi đắp phù sa. - 2 HS 1 nhóm thảo luận. + than, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xit... - Học sinh lên bảng và thực hành chỉ theo cặp. - Học sinh khác nhận xét, sửa sai. - Nêu lại những nét chính về: + Địa hình Việt Nam + Khoáng sản Việt Nam

File đính kèm:

  • docGA lop 5(5).doc