Giáo án giảng dạy Mĩ thuật lớp 4 tuần 13

TUẦN 13:

BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.

- HS biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích.

- HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một số đường diềm và một số đồ vật có trang trí đường diềm.

- Một số bài trang trí đường diềm của HS năm trước.

2. Học sinh:

- SGK.

- Vở Tập vẽ 4.

- Bút chì, màu vẽ, thước kẻ, com pa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2809 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Mĩ thuật lớp 4 tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011 Tuần 13: Bài 13: vẽ trang trí Trang trí đường diềm I. Mục tiêu - HS hiểu được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống. - HS biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích. - HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - SGK, SGV. - Một số đường diềm và một số đồ vật có trang trí đường diềm. - Một số bài trang trí đường diềm của HS năm trước. 2. Học sinh: - SGK. - Vở Tập vẽ 4. - Bút chì, màu vẽ, thước kẻ, com pa. III. các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh * ổn định tổ chức lớp 1’ Kiểm tra đồ dùng học tập * Giới thiệu bài mới Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét 3’ * Cho HS xem một số đồ vật và hình ảnh ở hình 1, trang 32 SGK và gợi ý bằng các câu hỏi. + Quan sát. - Em thấy đồ vật được trang trí ở những đồ vật nào ? + Bát, đĩa, váy, áo,.... - Ngoài những đồ vật ở hình 1, trang 32 SGK em còn biết những đồ vật nào được trang trí đường diềm ? + Kể tên một số đồ vật có trang trí đường diềm mà em biết . - Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm ? + Hoa, lá, chim, thú, hoạ tiết cổ,... - Cách sắp xếp họa tiết ở đường diềm như thế nào ? + Xen kẻ, lặp lại, đối xứng,... - Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm ở hình 1, trang 32 SGK ? + Nêu lên cảm nhận của mình. * GV tóm tắt và bổ sung: - Đường diềm thường dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quạt, ấm, chén,.... - Dùng đường diềm để trang trí sẽ làm cho đồ vật đẹp hơn; - Hoạ tiết để trang trí đường diềm rất phong phú: hoa, lá, chim, bướm, hình tròn, hình vuông,..... + Lắng nghe. - Có nhiều cách sắp sếp hoạ tiết: đối xứng, xen kẻ, nhắc lại, xoay chiều,... - Các hoạ tiết giống nhau thường được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu; - Vẽ màu sắc làm cho đường diềm thêm đẹp. Hoạt động 2: Cách trang trí 4’ * Vẽ lên bảng cách trang trí để HS quan sát. + Quan sát nhận ra cách làm bài: -B1: Tìm chiều dài, rộng của đường diềm và chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục; -B2: Tìm và vẽ hoạ tiết: có thể vẽ nhắc lại hoặc vẽ hoạ tiết xen kẽ nhau, hoạ tiết đăng đối,... -B3:Vẽ màu theo ý thích, có đậm, có nhạt, nên dùng từ 3 đến 5 màu. - HS chú ý cách vẽ màu. Hoạt động 3: Thực hành 23’ - Trước khi HS làm bài cho các em xem một số bài vẽ của HS năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ: + Xem một số bài vẽ của HS năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ: - Gợi ý HS : Tìm và vẽ hoạ tiết; sắp xếp hoạ tiết ;vẽ màu tươi sáng. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 3’ - Cùng HS chọn một số bài trang trí đường diềm (theo từng nhóm) nhận xét một số bài vẽ về: + Cách sắp xếp hình vẽ ; + Màu sắc (tươi vui). - Yêu cầu HS tìm bài đẹp theo ý thích. + Tìm bài đẹp theo ý thích. - Đánh giá một số bài. Dặn dò HS + Quan sát các đồ vật (chai, lọ, cốc, chén,...). - Nhắc HS chuẩn bị học bài sau: Bài 14: Vẽ theo mẫu Mẫu có hai đồ vật - HS chuẩn bị cho bài học sau.

File đính kèm:

  • docTuan13 lop4.doc