I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về môi trường, ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người, ích lợi của cây xanh với con người.
- Giáo dục học sinh có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh giữ gìn môi trường sống trong sạch.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
369 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Tuần 1 đến tuần 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại diện các nhóm trình bày.
- Kết luận : SGK.
HĐ4. Củng cố – dặn dò (5’)
- Nhận xét giờ học.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tuần 34
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2007
đạo đức
Tìm hiểu tấm gương thiếu niên Phạm Ngọc Đa,
Bùi thu Nội
I - Mục tiêu:Giúp HS:
- Biết Phạm Ngọc Đa là tấm gương thiếu niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Bùi Thu Nội là một tấm gương thiếu niên anh hùng trong thời kì hoà bình. Cả hai gương thiéu niên anh hùng đều sinh ra và lớn lên ở huyện Tiên Lãng Hải Phòng.
- Bồi dưỡng lòng kính yêu cảm phục các gương thiếu niên anh hùng của Hải Phòng nói riêng và của Việt nam nói chung.
II - Đồ dùng dạy học:
- Các câu chuyện về Phạm Ngọc Đa, Bùi Thu Nội.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Khởi động (3’)
Kể một số hiểu biết về Bà Lê Chân? về Nguyễn Bình Khiêm?
HĐ2. Kể chuyện ( 12- 14’)
* Mục tiêu: HS biết về hai tấm gương trhiếu niên anh hùng.
* Cách tiến hành:
- GV kể chuyện “ Anh hùng Phạm Ngọc Đa” “ Bùi Thu Nội liều mình cứu bạn.”
- HS thảo luận N2 Các nội dung:
+ Phạm Ngọc Đa quê ở đâu?
+ Thuở nhỏ cuộc sống của Đa như thế nào?
+ Phạm Ngọc Đa bị bắt trong trường hợp nào và đã hi sinh anh dũng như thế nào?
+ Vì sao cả nước biết đến thôn Sa Vĩ?
+ Hành động nào của Bùi Thui Nội được em kính trọng?
+ Vì sao tác giả lại nói Bùi Thu Nội không bao giờ chết?
+ Đại diện các nhóm trả lời.
àChốt: Phạm Ngọc Đa là một gương thiếu niên anh hùng trong thời kì chống Pháp. Bùi Thu Nội là tấm gương dũng cảm cứu bạn đã hi sinh ngày 11/7/1998.
HĐ3.Củng cố - Liên hệ (8-10’)
*Mục tiêu:
- Biết làm những việc làm thiết thực để noi gương Phạm Ngọc Đa, Bùi Thu Nội.
*Cách tiến hành:
- HS thảo luận N4:
- Kể một tấm gương tốt ở trường em, lớp em ở quanh em?
- Cần làm gì để noi gương các tấm gương tốt đó?
àChốt: Để noi gương các tấm gương anh hùng em cần học tập tốt, giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, làm tốt các việc được giao.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn
( Đã soạn ở tuần 33)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Khoa học
Ôn tập thực vật và động vật
I - Mục tiêu:
- Củng cố về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết:
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
- Phân tích vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II - Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ SGK, bút vẽ, giấy.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Khởi động (3’)
- Em hiểu thế nào là chuỗi thức ăn?
HĐ2. Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn (12- 14’)
*Mục tiêu:
- Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
*Cách tiến hành:
- HS quan sát hình vẽ sgk/134,135 trả lời câu hỏi : Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào?
- GV chia nhóm và giao việc: vẽ sơ đồ mối quan hệ về hức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
- Các nhóm thực hành vẽ và trình bày trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
àKết luận: Đưa sơ đồ và trình bày trên mối quan hệ trên sơ đồ.
HĐ3.Xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên (12-14’)
*Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
*Cách tiến hành:
- HS làm việc heo N2:
- Quan sát tranh vẽ SGK kể tên những gì vẽ trên sơ đồ.
- Dựa vào sơ đồ hãy nói về chuỗi thức ăn, trong đó có con người.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt.
- Đại diện các nhóm trả lời.
àKết luận: Con người cũng là thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
HĐ4. Củng cố dặn dò (5’)
- Nhận xét giờ học.
- Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2007
Lịch sử
Ôn tập Phần địa lí
I - Mục tiêu: HS biết:
- Chỉ trên bản đồ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan - xi - păng, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.
- So sánh hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của ngời dân Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lí Việt Nam, Bản đồ hành chính Việt nam.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1.Khởi động (3’)
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự cạn kiệt nguồn hải sản?
HĐ2. Làm việc cá nhân (8-10’)
- HS điền các địa danh ở câu 1 SGK vào lược đồ khung.
- HS chỉ vị trí của các địa danh trên bản đồ Việt Nam.
- GV nhận xét sửa sai .
HĐ3. Làm việc theo nhóm (12- 14’)
- GV chia nhóm và giao việc:
+ Thảo luận nhóm và điền đặc điểm tiêu biểu của các thành phố.
- Đại diện các nhóm lên chỉ và trình bày đặc điểm các thành phố trên bản đồ.
- GV nhận xét và chốt kiến thức đúng.
HĐ4. Củng cố dặn dò (5’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2007
Khoa học
Ôn tập: thực vật và động vật
(Đã soạn ở ngày 7/5/2007)
Địa lí
Ôn tập
I - Mục tiêu:
HS biết:
- Chỉ trên bản đồ vị trí dãy các thành phố lớn: Hà Nội , Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
- So sánh hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ địa lí Việt Nam, Bản đồ hành chính Việt nam.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Làm việc cá nhân (8-10’)
- HS điền các thành phố Hà Nội , Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ vào lược đồ khung.
- HS chỉ vị trí của các thành phố trên bản đồ Việt Nam.
- GV nhận xét sửa sai .
HĐ2. Làm việc theo nhóm (12- 14’)
- GV chia nhóm và giao việc:
+ Thảo luận nhóm kể tên các dân tộc sống ở Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.
- Đại diện các nhóm lên trình bày .
- GV nhận xét và chốt kiến thức đúng.
HĐ3.Làm phiếu bài tập ( 10- 12’)
GV giao nhiệm vụ: Đọc yêu cầu trên phiếu bài tập và lựa chọn phương án trả lời đúng.
HS làm việc cá nhân.
Chữa bài toàn lớp.
HĐ4. Củng cố dặn dò (5’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tuần 35
Thứ hai ngày 14 tháng 5 năm 2007
Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì II và cuối năm
I - Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập và thực hành những kĩ năng đã học trong giữa học kì II và cuối năm
- HS biết biết đợc các chuẩn mực đạo đức, có kĩ năng khi thực hiện các chuẩn mực đạo đức đó.
II - Tài liệu và phương tiện
- GV chuẩn bị một số tình huống, câu hỏi cho HS ôn tập.
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1-Khởi động. (3’)
- Kể tên các gương thiếu niên anh hùng của Hải Phòng.
HĐ 2: Hoạt động cả lớp (8-10’)
- Nêu các bài đạo đức em đã học từ đầu kì II?
- Vì sao phải kính trọng và biết ơn ngời lao động?
- Thế nào là lịch sự với mọi ngời?
- Vì sao phải giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng?
- GV kết luận, chốt những câu trả lời đúng của HS
HĐ3: Thảo luận nhóm đôi (10-12’)
- HS nhóm đôi thảo luận các câu hỏi:
Hãy nêu một số việc làm:
+ Thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động.
+ Thể hiện sự lịch sự với mọi người.
+ Thể hiện sự giữ gìn nơi công cộng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét tuyên dương những nhóm trả lời tốt.
HĐ4: Vẽ, viết, trưng bày tranh ảnh về các đề tài: Ngưòi lao động, Phép lịch sự với mọi người, Giữ gìn bảo vệ nơi môi trường, Tôn trọng luật giao thông.
- GV giao việc và chia nhóm.
- HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét và kết luận về nội dung của từng nhóm.
HĐ5 Củng cố- dặn dò (5’)
Nhận xét giờ học.
Cần có những hành vi đúng trong cuộc sống hàng ngày.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Kĩ thuật
Lắp ghép mô hình tự chọn
(Đã soạn ở tuần 33)
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Khoa học
Ôn tập học kì
I - Mục tiêu: HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
- Kĩ năngphán đoán, giỉa thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
- Khắc sâu hiểu biết về thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Tranh vẽ SGK/138,139,140.
- Giấy, bút vẽ, phiếu bài tập
III - Các hoạt động dạy học:
HĐ1.Trò chơi Ai nhanh ai đúng (10-12’)
* Mục tiêu:
- Mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao việc: Thảo luận và trình bày 3 câu hỏi SGK/138,139.
- Cử ban giám khảo theo dõi chấm kết quả của các nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
à Chốt lại: Quá trình trao đổi chất ở thực vật.
HĐ2. Trả lời câu hỏi (10- 12’)
* Mục tiêu: Củng cố kĩ năng phán đoán qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng.
* Cách tiến hành:
- HS bốc thăm câu hỏi trả lời.
à Chốt: Tính chất của nước, không khí, ánh sáng.
HĐ3.Trò chơi: Thi nói về vai trò của không khí và nước trong đời sống (10-12’)
* Mục tiêu:
- Khắc sâu hiểu biết về thầnh phần của không khí và nước trong đời sống.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm thành hai đội. Hai đội trưởng bắt thăm đội nào được đặt câu hỏi trước. Nêu cách chơi:
+ Đội này hỏi đội kia trả lời. Nếu đội nào trả lời đúng được hỏi lại. Đội nào được nhiều điểm đội ấy thắng cuộc.Mỗi thành viên trong đội chỉ được trả lời 1 lần.
HĐ4. Củng cố – Dặn dò (5’)
- Nhận xét giờ học.
Ôn lại các kiến thức đã học để kiểm tra học kì.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
Lịch sử
Kiểm tra định kì lịch sử ( cuối học kì I )
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày 18 tháng 5 năm 2007
Khoa học
Kiểm tra học kì I
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Địa lí
Kiểm tra định kì Địa lí ( cuối học kì I )
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
File đính kèm:
- Cac mon Tuan 1 - 35 - Chi Han.doc