Giáo án lớp 4 môn Toán học - Tiết 156: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên

Giúp HS ôn tập về phép nhân, phép chia các số tư nhiên: Cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, , giải các bài toán liên quan đến phép nhân, phép chia.

 

doc47 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học - Tiết 156: Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần :..Tiết: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật. 2. Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài (HS đã viết) để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một vài tờ giấy khổ rộng để HS viết đoạn mở bài gián tiếp (BT 2), kết bài mở rộng (BT 3). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cuÕ : GV kiểm tra 1 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình con vật đã quan sát (BT 2), 1 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật (BT 3) – tiết TLV trước. - GV nhận xét. 3./Bài mới : a.. Giới thiệu bài. Trong tiết TLV trước, các em đã viết phần thân bài cho một bài văn tả con vật (tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật). Tiết học hôm nay giúp các em biết viết phần mở bài, kết bài cho thân bài đó để hoàn chỉnh bài văn tả con vật. b. Các hoạt động: Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC *Hoạt động:Hướng dẫn HS làm bài tập. *Mục tiêu: Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật. Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung BT 1. - GV yêu cầu các em nhắc lại kiến thức đã học về các kiểu mở bài: trực tiếp, gián tiếp; các kiểu kết bài: mở rộng, không mở rộng. - HS đọc thầm bài văn Chim công múa, làm bài cá nhân hoặc trao đổi với bạn ngồi cạnh, trả lời lần lượt từng câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến. GV kết luận câu trả lời đúng. Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của BT2. - HS viết đoạn mở bài vào vở hoặc VBT. GV phát phiếu cho một số HS. HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình. GV nhận xét. - GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét (đó là mở bài trực tiếp / gián tiếp, cách vào bài, lời văn). GV cho điểm những em có đoạn mở bài tốt. Bài tập 3 - HS đọc yêu cầu của bài tập. + Viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng để hoàn chỉnh bài văn tả con vật. GV phát phiếu cho một số HS. HS tiếp nối nhau đọc đoạn kết bài của mình. GV nhận xét. - GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài lên bảng lớp. Cả lớp nhận xét (đó là kết bài mở rộng / không mở rộng, lời văn). GV cho điểm những em có đoạn kết bài tốt. - GV mời 2 – 3 HS đọc bài văn tả con vật đã hoàn chỉnh cả 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Chấm điểm bài viết hay. - HS đọc nội dung BT - HS làm bài vào vở. Ý a, b: - Đoạn mở bài ( 2 câu đầu):. (Mở bài gián tiếp). - Đoạn kết bài (câu cuối): (Kết bài mở rộng). Ý c: - Để mở bài theo kiểu trực tiếp, có thể chọn những câu văn sau: Mùa xuân là mùa công múa. (bỏ đi từ cũng) - Để kết bài theo kiểu không mở rộng, có thể chọn những câu văn sau: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. (Bỏ qua câu kết bài mở rộng Quả không ngoa khi ) - HS làm bài vào vở - HS trình bày kết quả trên bảng lớp - HS viết đoạn kết bài vào VBT. - HS đọc đoạn kết bài đã viết . - HS trình bày kết quả. - HS đọc bài văn hoàn chỉnh trước lớp. 4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, viết lại hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật. IV. Hoạt động nối tiếp: Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra viết (miêu tả con vật) trong tiết TLV sau. Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần :..Tiết: Toán 160. ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ (T1) Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I – MỤC TIÊU Kiến thức: Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số. - Thái độ: Rèn HS tính cẩn thận ,chính xác. II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh nêu cách thực thực phép cộng, trừ 2 phân số khác mẫu số Tính -Nhận xét và cho điểm học sinh 2. Bài mới: *Giới thiệu bài: - Trong tiết học này các em sẽ cùng ôn tập về phép cộng, phép trừ phân số * Các hoạt động: Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : ôn tập *Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện các phép cộng và trừ phân số. Bài tập 1 a) Yêu cầu HS tính được cộng, trừ hai phân số có cùng mẫu số. - GV nhận xét. *Bài tập 2. Yêu cầu HS thực hiện được phép cộng, phép trừ hai phân số khác mẫu số (Quy đồng mẫu cố các phân số rồi thực hiện như bài 1). - GV nhận xét, ghi điểm. *Bài tập 3. Yêu cầu HS thực hiện được x theo quan hệ giữa thành phần và kết quả phép tính (như đối với số tự nhiên). - GV nhận xét. Bài tập 4. HS tự tìm hiểu đề bài rồi giải (GV có thể gợi ý nếu HS gặp khó khăn), - GV nhận xét, ghi điểm. Bài tập 5 GV có thể gợi ý: có thể tìm trong cùng 1 phút mỗi con sên bò được bao nhiêu xăng-ti-mét? Hoặc trong cùng 15 phút mỗi con sên bò được bao nhiêu xăng-ti-mét? Chẳng hạn: Đổi m = cm = 40 cm Đổi giờ = phút = 15 phút. Như vậy, trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40 cm. trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm. Kết luận: Con sên thứ hai bò nhanh hơn. HS lên bảng giải ; ; ; b) ; ; - HS giải vào vở. . a. b. c. - HS đọc đề toán - HS giải trên bảng lớp. a. Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi là: (vườn hoa) Số phần diện tích để xây bể nước là: (vườn hoa) b. Diện tích vườn hoa là 20 x 15 = 300 (m2). Diện tích để xây bể nước là (m2) Đáp số: a. (vườn hoa) b. 15 m2. - HS đọc yêu cầu BT - HS giải vào vở. III. Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học. v Rút kinh nghiệm: Tuần :..Tiết: Khoa học Bài 64: TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200 I. Mục tiêu: - Sau bài học, học sinh biết: - Kể ra những động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống. - Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật. II. Đồ dùng dạy học Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm. Tranh SGK. III. Hoạt động dạy học : 1/ Khởi động: 2/ Kiểm tra bài cũ: “Động vật ăn gì để sống” Gọi 2 HS đọc ghi nhớ GV nhận xét. 3/ Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Trao đổi chất ở động vật” b.Phát triển bài: Thời lượng HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật. *Mục tiêu: động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống. - Cho học sinh quan sát tranh ảnh về các con vật. Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình đưa ra từng động vật ăn loại thức ăn loại thức ăn gì. - GV hướng dẫn học sinh đưa ra những động vật sống nhờ nước, ánh sáng,không nước, thức ăn - HS thực hiện, GV kiểm tra. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV gọi 3 học sinh lên trả lời câu hỏi - Em hãy kể tên động vật lấy từ môi trường những chất gì? - Động vật thường thải ra gì ? - Quá trình trên được gọi là gì ? - GV kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí Ô – Xi và các chất cặn bã, khí các – bô – níc, nước tiểu,..Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường. * Hoạt động 2: Thực hành trao đổi chất ở động vật - Bước 1: Tổ chức hướng dẫn - GV hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ. - Gv giao việc cho nhóm thực hiện. - Chia nhóm, phát giấy cho học sinh tiến hành vẽ. - Bước 2 : Học sinh vẽ - GV quan sát hướng dẫn học sinh vẽ. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn. - Gọi 2,3 nhóm lên bảng vẽ lại - GV nhận xét . - Hs quan sát. - Hoạt động nhóm đôi - HS quan sát hình và kể ra. - HS tự thảo luận đưa ra - HS trả lời câu hỏi. - HS nêu động vật lấy từ môi trường những chất như thức ăn, không khí,nước - Động vật thải ra môi trường những chất thải như nước tiểu,.. - HS nêu quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật. - Hoạt động nhóm - HS quan sát . - HS làm việc theo nhóm - 2,3 nhóm lên bảng trình bày. 4/ Củng cố : - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGk. IV.Hoạt động nối tiếp: - Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau - Chuẩn bị bài: “Quan hệ thức ăn trong tự nhiên” - GV nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGA cac mon L4 Tuan 32.doc
Giáo án liên quan