Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Bài 17: Dồng bằng Nam Bộ

A. Mục tiêu :

Học xong bài, HS biết :

- Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam : sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau.

- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ.

B. Đồ dùng dạy học :

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.

- Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ.

C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 4524 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Bài 17: Dồng bằng Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 17 : ĐỒNG BẰNG NAM BỘ ( 1Tiết ) Mục tiêu : Học xong bài, HS biết : - Chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam : sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ. Đồ dùng dạy học : - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh I. Kiểm tra bài cũ (4’) * Hỏi : Tiết trước các em học bài gì ? - Cho 1 HS lên chỉ vị trí thành phố Hải Phòng. - Hỏi : Vì sao nói Hải Phòng là một thành phố cảng, một trung tâm công nghiệp đóng tàu & là trung tâm du lịch lớn của nước ta. - GV nhận xét. - Thành phố Hải Phòng. - 1 HS lên chỉ trên bản đồ. - 3 HS phát biểu. II. Dạy bài mới. *Giới thiệu bài. (2’) * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. (8’) - GV phát thẻ từ có ghi sẵn các câu ca dao nói về đồng bằng Nam Bộ cho 4 nhóm. - Đại diện mỗi nhóm sẽ đọc câu ca dao của nhóm. *Ví dụ : Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đấy lòng không muốn về Hỏi : Trong câu ca dao vừa rồi có tên địa danh gì ? - GV gắn tranh, ảnh về Cần thơ. Tương tự với các tranh như Đồng Tháp Mười, Tiền Giang, Cà Mau, - GV : Các địa danh trên thuộc đồng bằng Nam Bộ. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Đồng Bằng Nam Bộ. 1. Đồng bằng lớn nhất của nước ta : - GV yêu cầu HS dựa vào SGK & vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi : + Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước ? Do phù sa của con sông nào bồi đắp nên ? - HS nhóm 1 đọc câu ca dao : Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đấy lòng không muốn về - Cần Thơ. - 2 HS nhắc lại tựa bài. - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Nam của đất nước. Do phù sa của sông Các bước Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Giáo Viên * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. (8’) + Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu ( diện tích, địa hình, đất đai )? - Cho HS quan sát hình 2/SGK trang 117, yêu cầu HS chỉ vị trí đồng bằng Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. 2. Mạnh lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt : * Bước 1: - Cho HS quan sát hình 2/SGK trang 117 + Tìm và kể tên một số sông lớn, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. + Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ. - Yêu cầu HS dựa vào SGK để nêu đặc điểm sông Mê Công, giải thích vì sao ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long. * Bước 2: - GV chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế, và chốt lại các ý chính. Mê Công & sông Đồng Nai bồi đắp nên. - Đây là đồng bằng lớn nhất cả nước, có diện tích lớn gấp 3 lần đồng bằng Bắc Bộ. Phần Tây Nam Bộ có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như : Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn có nhiều đất phèn, đất mặn cần cải tạo. - 3 – 4 HS lên chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. - Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, chằng chịt ( tức là rất nhiều con sông lớn, nhỏ ). - Sông Mê Công là một trong những sông lớn trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua nhiều nước & đổ ra biển Đông. Đoạn hạ lưu sông chảy trên đất Việt Nam chỉ dài trên 200 km & chia thành 2 nhánh chính : sông Tiền & sông Hậu. Do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long ( Chín con rồng ). - HS trình bày kết quả, 3 -4 HS chỉ vị trí các sông lớn & một số kênh rạch của đồng bằng Nam Bộ ( kênh Vĩnh Tế, kênh Nội dung Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh * Hoạt động 3: Làm việc cặp đôi. (8’-10’) * Bước 1: - HS dựa vào SGK & vốn hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi : + Vì sao ở đồng bằng Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ? + Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì ? * Bước 2: - GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV chốt lại : Nhờ có Biển Hồ ở Cam – pu – chia chứa nước vào mùa lũ nên nước sông Mê Công lên xuống điều hòa. Nước lũ dâng cao từ từ ( không lên nhanh & dữ dội như sông Hồng ), ít gây thiệt hại về nhà cửa & cuộc sống nên người dân không đắp đê ven sông để ngăn lũ. Mùa lũ là mùa người dân được lợi về đánh bắt cá, nước lũ ngập đồng bằng còn có tác dụng thau chua rửa mặn cho đất & làm cho đất thêm màu mỡ do được phủ thêm phù sa . Phụng Hiệp, ) trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS trình bày kết quả trước lớp : + Người dân ở đồng bằng Nam Bộ không đắp đê ven sông để ngăn lũ vì qua mùa lũ, đồng bằng được bồi thêm một lớp phù sa màu mỡ. + Sông có tác dụng : cung cấp nhiều cá, tôm, kênh rạch, sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc đi lại bằng đường thủy. + Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, ở Đồng Bằng Nam Bộ, nhiều hồ lớn được xây dựng để cấp nước cho sản xuất & sinh hoạt vào mùa khô như hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An. Nội dung Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh - GV miêu tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở đồng bằng Nam Bộ. III. Củng cố, dặn dò. (3’) - Cho HS so sánh sự khác nhau giữa đồng bằng Bắc Bộ & đồng bằng Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực trong giờ học. - Dặn dò HS về nhà xem lại bài & chuẩn bị cho bài Người dân ở đồng bằng Nam Bộ. - Các nhóm thi đua xem nhóm nào nhanh nhất, đúng nhất. - HS lắng nghe.

File đính kèm:

  • docBai 17 Dong Bang Nam Bo.doc
Giáo án liên quan