Môn : Học vần
BÀI : Q , QU , GI
I.Mục tiêu :
-HS đọc và viết được q, qu, gi, chợ quê, cụ già.
-Đọc được câu ứng dụng : chú Tư ghé qua nhà
-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : quà quê.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ từ khóa : chợ quê, cụ già.
-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ : Câu luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học :
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo nhóm.
Gọi HS tham gia nhận xét, góp ý cho ý kiến của nhóm bạn.
GV tóm ý: Các em tự giác súc miệng và đánh răng sau khi ăn hằng ngày, không nên ăn bánh kẹo nhiều, khi đau răng phải đến phòng khám răng. Đó là cách chăm sóc và bảo vệ răng để có hàm răng khoẻ đẹp.
4.Củng cố : Hỏi tên bài :
GV nêu câu hỏi: Để bảo vệ răng ta phải làm gì?
GV gọi vài HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, bổ sung ý trả lời của HS.
5.Dăn dò: Giữ vệ sinh răng, thực hành đánh răng.
Học bài, xem trước bài mới.
Bài “Vệ sinh thân thể”
Tăm, gội, thay áo, giặt áo quần hàng ngày
Rữa chân bằng nước sạch, mang giày.
Cắt móng tay, rữa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu tiện.
HS nêu lại tựa bài học.
Hai học sinh tự quan sát răng của nhau và nhận xét.
Răng sún, trắng, sâu, đen …
HS quan sát mô hình răng và lắng nghe cô tóm ý.
HS quan sát ranh ở SGK
Nhóm 1 : trang 14 , nhóm 2 : trang 15
HS nêu : Súc miệng, đánh răng, khám răng khi đau, không nên tước mía, ăn mía bằng răng vì dể tê răng và hư răng.
Bạn rún răng, sâu răng vì ăn đồ ngọt nhiều như kẹo, bánh.
Quan sát ở bảng lớp và chú ý nghe cô nói, về việc nên làm, không nên làm để bảo vệ răng.
HS nêu : Chăm sóc và bảo vệ răng.
Súc miệng sau khi ăn, đánh răng hằng ngày, không ăn kẹo nhiều, nên đi khám răng khi đau răng.
Thực hiện ở nhà.
Môn : Mĩ Thuật
BÀI : VẼ HOẶC NẶN QUẢ CÓ DẠNG HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu :
-Giúp học sinh nhận biết đặc điểm, hình dáng và màu sắc của một số quả dạng hình tròn như : cam, táo, bưởi, hồng …
-Vẽ hoặc nặn được vài dạng quả hình tròn.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số tranh ảnh vẽ về các dạng quả…, một số quả thật.
-Vở tập vẽ, màu, tẩy …
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC : K/ tra đồ dùng học tập của các em.
2.Bài mới: Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa.
GV giới thiệu đặc điểm của các quả dạng tròn.
Cho học sinh quan sát tranh ảnh và các quả để HS trả lời các câu hỏi sau :
-Quả táo tây có dạng gì?
-Màu sắc như thế nào?
-Quả bưởi có hình dáng như thế nào?
-Có màu gì?
Quả cam hình gì? Màu sắc ra sao?
3.Hướng dẫn học sinh cách vẽ quả:
GV vẽ và giải thích các đường nét cơ bản khi vẽ các quả có dạnh hình tròn.
GV quy định kích thước của quả.
Vẽ hình quả trước, các chi tiết phụ vẽ sau và sau cùng là tô màu vào quả đã vẽ.
4.HS thực hành bài vẽ :
GV xem xét giúp đỡ các em yếu để các em hoàn thành bài vẽ đúng quy định.
-Thu bài chấm
Nhận xét bài vẽ của học sinh.
5.Củng cố :Hỏi tên bài vẽ, cách vẽ các dạng quả tròn.
Tuyên dương học sinh vẽ tốt.
6.Dặn dò: Bài thực hành ở nhà.
Vở tập vẽ, tẩy, chì, …
Quan sát tranh ảnh vật thật.
Hình tròn.
Xanh, vàng, đỏ.
Hình tròn.
Xanh hoặc vàng.
Hình tròn, da vàng hay xanh đậm.
HS lắng nghe hướng dẫn của GV và vẽ nháp vào giấy nháp.
HS vẽ vào vở tập vẽ quả dạng tròn tuỳ ý
Quả cam
Thứ năm ngày tháng năm 200…
Môn : Học vần
BÀI : ÔN TẬP
I.Mục tiêu :
-HS đọc và viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần :p, ph, nh, ng, ngh, q, qu ,gi, …
-Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng :
-Nắm được các nguyên âm, phụ âm để ghép tiếng từ mới.
-Nghe hiểu tranh và chuyện kể “Tre ngà”
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng ôn như SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi HS đọc SGK xen kẽ bảng: âm, tiếng, từ.
Viết bảng con.
GV nhận xét kiểm tra.
2.Bài mới :
GT trực tiếp ghi tựa bài học.
*Các chữ và âm vừa học trong tuần.
Gọi HS nêu âm học trong tuần.
GV ghi cột dọc cột ngang.
Gọi đọc âm: o, ,ô, a, e, ê,
Ghép chữ thành tiếng.
Gọi HS đọc theo thước cô chỉ.
Chú ý HS đọc để sữa sai.
Gọi đọc toàn bài.
Gọi ghép ở bảng: âm i.
Gọi đọc toàn bài.
Gọi đọc 2 bảng ôn.
GV ghi từ ứng dụng lên bảng
Gọi đọc từ, GV giảng từ.
GV gọi nêu tiếng mang âm vừa mới ôn, GV đánh vần, đọc trơn.
Các từ còn lại dạy tương tự như trên.
Gọi đọc từ ứng dụng.
3.GV hướng dẫn viết : tre gìa, quả nho.
4.Củng cố : Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu trò chơi.
Nhận xét tiết học.
Tiết 2 :
1.Kiểm tra : Nêu các âm đã học
Đọc bảng : Gọi đọc theo thước chỉ của GV, chú ý việc đọc của HS để sửa sai.
2.Giới thiệu câu ứng dụng
GV ghi bảng :
Gọi đọc trơn toàn câu.
3.Luyện nói :
GV nêu câu hỏi :
GV kể chuyện có minh hoạ tranh.
Hướng dẫn các em quan sát tranh để kể lại câu chuyện.
Ý nghĩa : Truyền thống đánh giặc của trẻ nước Nam.
GV ghi “Tre ngà”.
Đọc mẫu.
4.Đọc SGK:
Nêu nội dung SGK.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
5.Viết VTV(3 phút)
GV theo dõi nhận xét, chấm điểm.
6.Củng cố – dặn dò :
Hỏi tên bài .
Gọi đọc bài, nêu trò chơi.
Nhận xét, tuyên dương , dặn dò.
Y, tr, 7 em đọc SGK.
Đọc bảng con : y, tr, tre, y tá, tre ngà, y tế, cá trê.
N1 : Chú ý , N2: Trí nhớ.
Vài em nêu tựa
Chú ý lên bảng lớp.
O, ô , a, e, ê, ph, nh, gi, nh , ng, ngh, q, gi…
Đọc theo thước chỉ của GV.
Ghép chữ cột dọc với chữ cột ngang.
Nêu ph ghép với o, … “pho, phô, phơ …”
HS đọc 2 em.
Í, ỉ, ì ….
1 HS đọc, lớp đồng thanh.
2 HS đọc, lớp đồng thanh.
1 em đọc : nhà ga, nghe cô giảng từ
4 em đánh vần đọc trơn từ, lớp đồng thanh.
Nhà ga, quả nho, tre già, ý nghĩ.
Viết bảng con: tre già, quả nho.
Nêu tựa, 1 em đọc toàn bài, tìm tiếng mang các âm đã học ở bảng lớp.
Đọc theo hướng dẫn của GV.
Cá nhân đánh vần, đọc trơn các tiếng mang âm vừa ôn.
CN 6 -> 7 em
HS quan sát trả lời.
Chú ý nghe câu chuyện.
Quan sát tranh 1, tranh 2, 3, 4, 5, 6 để kể lại câu chuyện.
Vài em nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
Tre ngà
3 CN, lớp ĐT.
Mở SGK theo dõi GV đọc bài, đọc cá nhân.
Nghỉ 5 phút.
HS viết vào vở, chấm 5 em.
Nêu tựa bài, 1 em đọc toàn bài.
Tìm từ mang âm vừa ôn.
Môn : Tập viết
BÀI : NHO KHÔ, NHGÉ Ọ, CHÚ Ý.
I.Mục tiêu :
-Giúp học sinh nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ : nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê theo mẫu viết.
-Biết cầm bút, tư thế ngồi viết.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu viết bài 6, vở viết, bảng … .
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.KTBC: Hỏi tên bài cũ.
Gọi 4 HS lên bảng viết.
Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV viết mẫu trên bảng lớp các từ: nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
GV hướng dẫn HS quan sát bài viết.
Gọi HS đọc nội dung bài viết.
Phân tích độ cao khoảng cách chữ ở từ nho khô.
HS viết bảng con.
Phân tích độ cao khoảng cách chữ ở từ nghé ọ.
HS viết bảng con.
Phân tích độ cao khoảng cách chữ ở từ chú ý.
HS viết bảng con.
Phân tích độ cao khoảng cách chữ ở từ cá trê.
HS viết bảng con.
3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết
4.Củng cố :
Hỏi lại tên bài viết.
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết .
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới.
1HS nêu tên bài viết tuần trước,
4 HS lê bảng viết:
Cử tạ, thợ xẻ, chữ số, cá rô.
Lớp viết chữ số.
Chấm bài tổ 2
HS nêu tựa bài.
HS theo dõi ở bảng lớp
nho khô, nghé ọ, chú ý, cá trê.
Các con chữ : n, o, e: viết trong 1 dòng kẽ (2 ô ly), h, k : cao 5 ô ly.
Nho khô
HS tự phân tích
Nghé ọ
HS tự phân tích
Chú ý
HS tự phân tích
Cá trê
HS thực hành bài viết
HS nêu : nho khô, nghé ọ, chu ý, cá trê.
Thứ sáu ngày tháng năm 200…
Môn : Học vần
BÀI : ÔN TẬP ÂM VÀ CHỮ GHI ÂM.
I.Mục tiêu :
-Giúp HS ôn lại các âm và chữ ghi âm đã học.
-Biết đọc viết đúng các âm và chữ ghi âm.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các mẫu bài tập như SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Ổn định
2.KTBC:KT đồ dùng của học sinh.
3.Bài mới :
GT bài và ghi tựa .
Gọi học sinh nêu các nguyên âm đã được học. GV ghi bảng.
Gọi học sinh nêu các phụ âm đã được học. GV ghi bảng.
Gọi học sinh nêu các dấu thanh đã được học . GV ghi bảng.
Gọi học sinh đọc không thứ tự về nguyên âm, phụ âm, các dấu thanh đã học.
Gọi học sinh đọc toàn bài.
4. Hướng dẫn học sinh viết:
Hướng dẫn học sinh viết nguyên âm.
GV sửa sai.
Hướng dẫn học sinh viết phụ âm.
GV sửa sai.
Hướng dẫn học sinh viết các dấu thanh.
GV sửa sai.
5.Củng cố : Hỏi lại tên bài học.
HS đọc lại bài học.
Trò chơi:
6.Nhận xét – dặn dò :
đọc lại bài nhiều lần, xem trước bài mới.
Hát, điểm danh.
Các đồ dùng học viết của HS.
Vài em nêu tựa.
A, o, ô, ơ, e, ê, I, u, ư
Nhiều HS đọc lại
B, v, l. h. c, n, m, d, đ, t, k, x, s,…
Nhiều HS đọc lại.
Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng.
Nhiều HS đọc lại
10 em
1 em
Nghỉ 5 phút
HS viết bảng con : a, o, ô, ơ, e, ê, i, u, ư
HS viết bảng con : b, v, l. h. c, n, m, d, đ, t, k, x, s, …
Huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng
HS nêu tên bài đã được ôn tập.
3 em.
Tổ chức HS thi đua theo 2 dãy.
Thực hiện ở nhà.
Môn : Hát
BÀI : TÌM BẠN THÂN
I.Mục tiêu :
-HS biết hát đúng giai điệu bài hát.
-Hát được một lời. Biết tác giả bài hát
-Biết gõ đệm theo phách, biết giúp bạn…
II.Đồ dùng dạy học:
-Nhạc cụ, tranh, trống, nhỏ …
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ .
Gọi HS hát trước lớp.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét phần KTBC.
2.Bài mới :
Giới thiệu bài, ghi tựa.
*Dạy bài hát “Tìm bạn thân”(lời 1).
Lần lượt hướng dẫn học sinh đọc từng câu lời ca cho đến hết bài hát .
GV đọc mẫu – HS đọc theo
Hướng dẫn HS hát theo cô, GV hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát theo.
Tập hát từng câu hết lời 1.
Chia theo nhóm để HS hát.
*Vỗ tay và gõ đệm theo phách.
GV làm mẫu và hướng dẫn HS thực hiện vừa hát vừa vỗ tay đệm theo .
3.Thực hành :
Gọi CN học sinh hát.
GV chú ý để sửa sai.
Gọi HS hát và vỗ nhịp theo phách.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài hát, tên tác giả.
HS hát lại bài hát.
Nhận xét, tuyên dương.
5.Dặn dò về nhà:
Tập hát ở nhà.
HS nêu.
4 em lần lượt hát trước lớp.
HS khác nhận xét bạn hát .
Vài HS nhắc lại.
Lắng nghe cô hát mẫu.
HS đọc : Nào ai ngoan ai xinh ai tươi. Nào ai yêu những người bạn thân.Tìm đến đây ta cầm tay, múa vui nào.
HS hát theo cô.
(HS hát từng câu mỗi câu 3 lần)
Hát theo 2 dãy
HS hát vỗ tay theo phách
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi.
x x x x (vỗ tay)
HS lần lượt hát vỗ tay từng em một
Nêu tên bài
Hát đồng thanh lớp.
Thực hiện ở nhà.
File đính kèm:
- GIAO AN T6.doc