Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 33

BÀI: BÁC ĐƯA THƯ

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các từ ngữ: mừng quýnh, nhễ nhại, mát lạnh, lễ phép. Luyện ngắt hơi khi gặp dấu phẩy, nghỉ hơi sau mỗi câu.

2. Ôn các vần inh, uynh; tìm được tiếng trong bài có vần inh, tìm tiếng ngoài bài có vần inh, uynh.

3. Hiểu nội dung bài: Bác đưa thư vất vã trong việc đưa thư tới mọi nhà. Các em cần yêu mến và chăm sóc bác cũng như những người lao động khác.

 II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể vẽ nhiều em bé, nhiều bông hoa, cửa hàng bách hoá, chợ hoa.  Hướng dẫn học sinh cách vẽ Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại hình dáng và trang phục của em bé, đặc điểm màu sắc các loại hoa. Màu sắc và kiểu áo của em bé. Em bé đang làm gì? Hình dáng các loại hoa. Màu sắc của hoa. Tự chọn loại hoa mà em thích nhất. Giáo viên hướng dẫn các em vẽ: Vẽ em bé là hình ảnh chính của tranh, xung quanh là hoa và cảnh vật khác. Bé trai và bé gái mặc quần áo đẹp trong vườn hoa. Vẽ thêm cảnh vật khác như cây cối, lối đi, chim, bướm, … Vẽ màu theo ý thích. Ž Học sinh thực hành: Giáo viên nêu yêu cầu của bài vẽ: “Vẽ tranh bé và hoa”. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các em yếu hoàn thành nhiệm vụ tại lớp. 3.Nhận xét đánh giá: Cách thể hiện đề tài (đúng hay chưa rõ đề tài) Cách sắp xếp hình ảnh trong tranh (bố cục hợp lí hay rời rạc) Hình dáng ngộ nghỉnh, vui. Màu csác của tranh rực rỡ và tươi sáng hay không ? 4.Dặn dò: Thực hành ở nhà. Xem lại tất cả các bài vẽ đã học. Vở tập vẽ, tẩy, chì, … . Học sinh nhắc tựa. Học sinh quan sát tranh ảnh SGK và tranh phóng lớn của giáo viên và nhận xét. Tranh vẽ em bé trai hay gái, mấy em bé và mấy bông hoa ? Cảnh vật xung quanh vẽ như thế nào? Hình dung cách vẽ cho bài vẽ của mình, (học sinh nêu theo thực tế của tranh) Học sinh lắng nghe và lựa chọn cách vẽ cho bài vẽ của mình. Nhắc lại yêu cầu. Học sinh thực hiện bài vẽ của mình theo ý thích. Học sinh tham gia đánh giá nhận xét cùng giáo viên về bài vẽ của các bạn theo hướng dẫn của giáo viên: Chọn ra tranh vẽ đúng đề tài và đẹp nhất để trưng bày trước lớp. Thực hành ở nhà. Thứ sáu ngày… tháng… năm 2005 Môn : Tập đọc BÀI: NGƯỜI TRỒNG NA I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả. -Luyện đọc đúng các câu đối thoại. Ôn các vần oai, oay; tìm được tiếng trong bài có vần oai, tiếng ngoài bài có vần oai, oay. Hiểu nội dung bài: Cụ già trồng na cho con chấu hưởng. Con cháu sẽ không quên công ơn người đã trồng. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài: “Làm anh” trả lời các câu hỏi trong SGK. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (chú ý đổi giọng khi đọc đọan đối thoại) Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu: lúi húi, ngoài vườn, trồng na, ra quả. Cho học sinh ghép bảng từ: ngoài vườn, ra quả. Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện đọc lời người hàng xóm và lời cụ già Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn đối thoại rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Luyện học sinh đọc cả bài. Khi đọc chú ý lời người hàng xóm vui vẻ, xởi lởi lời cụ già tin tưởng. Luyện tập: Ôn các vần oai, oay: Tìm tiếng trong bài có vần oai? Tìm tiếng ngoài bài có vần oai, oay? Điền tiếng có vần oai hoặc oay? Nhận xét học sinh thực hiện các bài tập. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện nói: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Thấy cụ già trồng na người hàng xóm khuyên cụ điều gì? Cụ tả lời thế nào? Bài có mấy câu hỏi? Đọc các câu hỏi trong bài? Gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Đề tài: Kể về ông bà của em. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và đọc các câu dưới tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trao đổi với nhau, theo nhóm 3 học sinh, kể cho nhau nghe về ông bà của mình Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Kể lại câu chuyện trên cho bố mẹ nghe. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. Ghép bảng từ: ngoài vườn, ra quả. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. Từng cặp 2 học sinh, một em đọc lời người hàng xóm, một em đọc lời cụ già. Các em luyện đọc, thi đọc giữa các nhóm. 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Nghỉ giữa tiết Ngoài. Các nhóm thi đua tìm và ghi vào bảng con tiếng ngoài bài có vần oai, oay. Oai: củ khoai, phá hoại, … Oay: hí hoáy, loay hoay, … Điền vào chỗ trống: Bác sĩ nói chuyện điện thoại. Diễn viên múa xoay người. 2 em đọc lại bài. Nên trồng chuối vì trồng chuối nhanh có quả còn trồng na lâu có quả. Con cháu cụ ăn na sẽ không quên ơn người trồng. Có 2 câu hỏi, người ta dùng dấu chấm hỏi để kết thúc câu hỏi. Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na? Cụ trồng chuối có phải hơn không? 2 học sinh đọc lại bài văn. Học sinh luyện nói theo hướng dẫn của giáo viên. Ông tớ rất hiền. Ông tớ kể chuyện rất hay. Ông tớ rất thương con cháu. Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại. Thực hành ở nhà. Môn : Kể chuyện BÀI: HAI TIẾNG KÌ LẠ I.Mục tiêu : -Học sinh thích thú nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Giọng kể hào hứng sôi nổi. -Học sinh nhận ra: Lễ phép, lịch sự sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK và các câu hỏi gợi ý. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi học sinh kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ”. Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Một cậu bé giận cả nhà nên ra công viên ngồi, vì sai câu giận cả nhà ? viậc gì xảy ra tiếp theo? Các em nghe câu chuyện “ Hai tiếng kì lạ” sẽ hiểu những điều vừa nêu trên.  Kể chuyện: Giáo viên kể 2 lần với giọng diễn cảm. Khi kể kết kết hợp dùng tranh minh hoạ để học sinh dễ nhớ câu chuyện: Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện: Đoạn đầu: Kể chậm rãi, làm rõ các chi tiết. Lời cụ già: thân mật, khích lệ Pao-lích. Lời Pao-lích nói với chị, với bà, với anh: nhẹ nhàng âu yếm. Các chi tiết tả phản ứng của chị Lê-na, của bà, của anh cần được kể với sự ngạc nhiên, sau đó là sự thích thú trước thay đổi của Pao-lích. Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc câu hỏi dưới tranh và trả lời các câu hỏi. Tranh 1 vẽ cảnh gì? Câu hỏi dưới tranh là gì? Y/ cầu mỗi tổ cử 1 đại diện để thi kể đoạn 1. Cho học sinh tiếp tục kể theo tranh 2, 3 và 4  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai để thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Theo em, hai tiếng kì lạ mà cụ già dạy cho Pao-lích là hai tiếng nào? Vì sao Pao-lích nói hai tiếng đó, mọi người lại tỏ ea yêu mến và giúp đỡ cậu 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 4 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Dê con nghe lời mẹ” theo 4 đoạn, mỗi em kể mỗi đoạn. Nêu ý nghĩa câu chuyện. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung và nhớ câu truyện. Học sinh quan sát tranh minh hoạ theo truyện kể. Pao-lích đang buồn bực. Câu hỏi dưới tranh: Cụ già nói điều gì làm em ngạc nhiên? Học sinh thi kể đoạn 1 (mỗi nhóm đại diện 1 học sinh) Lớp góp ý nhận xét các bạn đóng vai và kể. Tiếp tục kể các tranh còn lại. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Hai tiếng vui lòng cùng lời nói dịu dàng, cách nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Hai tiếng vui lòng đã biến em bé Pao- lích thành em bé ngoan ngoãn, lễ phép, đáng yêu. Vì thế em được mọi người yêu mến và giúp đỡ. Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện Tuyên dương các bạn kể tốt. Môn : Hát ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG – NĂM NGÓN TAY NGOAN I.Mục tiêu : -Học sinh thuộc 2 bài hát. -Biết hát gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp hoặc đệm theo tiết tấu lời ca. -Biết phân biệt 3 cách gõ đệm. II.Đồ dùng dạy học: Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ Cho học sinh hát trước lớp bài “Năm ngón tay ngoan” hát tập thể”. GV nhận xét phần KTBC. 2.Bài mới : GT bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát: Đi tới trường. Cả lớp ôn tập bài hát. Gõ đệm theo phách theo nhịp 2. Tổ chức cho các nhóm biểu diễn và vận động phụ hoạ. Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát: Năm ngón tay ngoan. Cả lớp ôn tập bài hát. Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Hát kết hợp gõ đệm theo theo nhịp 2. Tổ chức cho các nhóm biểu diễn và vận động phụ hoạ. Hoạt động 3 : Nghe hát hoặc nghe nhạc. Giáo viên cho học sinh nghe một bài hát thiếu nhi tự chọn hoặc trích đoạn một khúc nhạc không lời. 4.Củng cố : Cho học sinh hát lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ 2 bài hát vừa ôn tập. Nhận xét, tuyên dương. 5.Dặn dò về nhà: Tập hát ở nhà. Xem lại bài hát, thuộc bài hát … HS nêu. Lớp hát tập thể 1 lần. Vài HS nhắc lại. Học sinh hát tập thể. Gõ đệm theo phách theo nhịp 2. Hát và biểu diễn theo nhóm. Học sinh hát tập thể. Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Hát kết hợp gõ đệm theo theo nhịp 2. Hát và biểu diễn theo nhóm. Học sinh nghe nhạc. Hát lại 2 bài hát và vận động phụ hoạ theo bài hát. Thực hành ở nhà.

File đính kèm:

  • docGIAO AN T33.doc
Giáo án liên quan