Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 28

BÀI: ĐẦM SEN

I.Mục tiêu:

1. Học sinh đọc trơn cả bài. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu là s hoặc x và các tiếng có âm cuối là t (mát, ngát, khiết, dẹt).

-Biết nghỉ hơi sau dấu chấm câu.

2. Ôn các vần en, oen; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần en, oen.

Hiểu từ ngữ trong bài: đài sen, nhị (nhuỵ), thanh khiết, thu hoạch, ngan ngát.

Nói đươc vẽ đẹp của lá, hoa và hương sen.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.

III.Các hoạt động dạy học :

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÚ CÔNG I.Mục tiêu: Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu ch, tr,n l, v, d, có thanh hỏi, ngã; các từ ngữ: nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. -Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Ôn các vần ong, oong; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần ong, oong. Hiểu từ ngữ trong bài. Hiểu đặc điểm duôi công lúc bé, vẽ đẹp của bộ lông đuôi lúc công trưởng thành. -Tìm và hát các bài hát về con công. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài đọc SGK. -Bộ chữ của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 học sinh đọc bài: “Mời vào” và trả lời các câu hỏi SGK. Gọi 3 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa bài ghi bảng. Hướng dẫn học sinh luyện đọc: Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả vẽ đẹp độc đáo của đuôi công) Tóm tắt nội dung bài: Đọc mẫu lần 2 (chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần 1. Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các nhóm đã nêu. Nâu gạch: (n ¹ l), rẻ quạt (rẻ ¹ rẽ) Rực rỡ: (ưt ¹ ưc, rỡ ¹ rở), lóng lánh (âm l, vần ong, anh) Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ. Các em hiểu như thế nào là nâu gạch? Rực rỡ có nghĩa thế nào? Luyện đọc câu: Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu. Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy. Luyện đọc đoạn, bài (chia thành 2 đoạn để luyện cho học sinh) Đoạn 1: Từ đầu đến “Rẻ quạt” Đoạn 2: Phần còn lại. Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi giữa các nhóm. Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài. Đọc đồng thanh cả bài. Luyện tập: Ôn các vần oc, ooc: Giáo viên treo bảng yêu cầu: Bài tập 1: Tìm tiếng trong bài có vần oc ? Bài tập 2: Tìm tiếng ngoài bài có vần oc, ooc ? Giáo viên nêu tranh bài tập 3: Nói câu chứa tiếng có mang vần oc hoặc ooc. Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét. 3.Củng cố tiết 1: Tiết 2 4.Tìm hiểu bài và luyện đọc: Hỏi bài mới học. Gọi học sinh đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi: Lúc mới chào đời chú công xó bộ lông màu gì, chú đã biết làm động tác gì? Đọc những câu văn tả vẽ đẹp của đuôi công trống sau hai, ba năm. Nhận xét học sinh trả lời. Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 2 học sinh đọc lại cả bài văn. Luyện nói: Hát bài hát về con công. Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay múa … . Hát tập thể nhóm và lớp. 5.Củng cố: Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã học. 6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới. Học sinh nêu tên bài trước. 2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi: Học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền. Nhắc tựa. Lắng nghe. Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng. Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung. 5, 6 em đọc các từ trên bảng. Nâu gạch: Màu lông nâu như màu gạch. Rực rỡ: Màu sắc nỗi bật, rất đẹp mắt. Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp các câu còn lại. Các em thi đọc nối tiếp câu theo dãy. 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất. 1 học sinh đọc lại bài, lớp đọc đồng thanh cả bài. Nghỉ giữa tiết Ngọc. Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng con, trong thời gian 1 phút, nhóm nào tìm và ghi đúng nhiều từ thì thắng cuộc. Oc: bóc, bọc, cóc, lọc, …. Ooc: Rơ – moóc, quần soóc Đọc mẫu câu trong bài. Con cóc là câu ông giời. Bé mặc quần soóc. Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt nói nhanh câu của mình. Học sinh khác nhận xét. 2 em đọc lại bài. Con công. 1. Lúc mới chào đời chú công có bộ lông màu tơ màu nâu gạch, sau vài giờ chú đã biết làm động tác xoè cái đuôi nhỏ xíu thành hình rẻ quạt. 2. Đuôi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ sắc màu, mỗi chiếc lông đuôi óng ánh màu xanh sẩm được tô điểm bằng những đốm tròn đủ màu, khi giương rộng đuôi xoè rộng như một chiếc quạt lớn đính hàng trăm viên ngọc. Học sinh đọc lại bài văn. Quan sát tranh và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay múa. Nhóm hát, lớp hát. Nêu tên bài và nội dung bài học. 1 học sinh đọc lại bài. Thực hành ở nhà. Môn : Kể chuyện BÀI: NIỀM VUI BẤT NGỜ I.Mục tiêu : -Học sinh nghe giáo viên kể chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ học sinh kể được từng đoạn của câu chuyện. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện. Biết thay đổi giọng kể để phân biệt lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện. -Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK. -Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK trang 90 để kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”. Mỗi em kể theo 2 tranh. Gọi học sinh nói ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua tranh giới thiệu bài và ghi tựa. Œ Bác Hồ là vị Chủ tịch nước, tuy bận trăm công nghìn việc nhưng Bác lúc nào cũng nhớ đến thiếu nhi. Thiếu nhi cả nước ai cũng rất yêu quý Bác, lúc nào cũng mong gặp Bác. Mong ước của các em đã đi vào giấc ngũ. Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ. Có nhiều bạn thiếu nhi may mắn được gặp Bác Hồ nhưng không phải trong mơ mà trong đời thực. Câu chuyện cô kể hôm nay nói về một cuộc gặp gỡ như vậy.  Kể chuyện: Giáo viên kể 2, 3 lần với giọng diễn cảm: Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện. Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ câu chuyện. Lưu ý: Giáo viên cần thể hiện Lời người dẫn chuyện: Lúc khoan thai, hồi hộp, khi lưu luyến, tuỳ theo sự phát triển của nội dung Lời Bác: Cởi mở, âu yêm. Lời các cháu Mẫu giáo: Phấn khởi, hồn nhiên. Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu chuyện. Ž Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: Tranh 1: Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh trong SGK đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh. Tranh 1 vẽ cảnh gì ? Câu hỏi dưới tranh là gì ? Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1. Tranh 2, 3 và 4: Thực hiện tương tự như tranh 1.  Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện: Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng các vai: Lời người dẫn chuyện, Lời Bác, Lời các cháu Mẫu giáo). Thi kể toàn câu chuyện. Cho các em hoá trang thành các nhân vật để thêm phần hấp dẫn. Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện, các lần khác giao cho học sinh thực hiện với nhau.  Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện này cho em biết điều gì ? 3.Củng cố dặn dò: Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện. 2 học sinh xung phong kể lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”. Học sinh khác theo dõi để nhận xét các bạn kể. 2 học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. Học sinh nhắc tựa. Học sinh lắng nghe và theo dõi vào tranh để nắm nội dung câu truyện. Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch, xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác. Các bạn nhỏ xin cô giáo điều gì khi đi qua cổng Phủ Chủ tịch? Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai và kể. Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn chuyện và các học sinh để kể lại câu chuyện. Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng 4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian mà giáo viên định lượng số nhóm kể). Học sinh khác theo dõi và nhận xét các nhóm kể và bổ sung. Bác Hồ rấy yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất yêu Bác Hồ. Bác Hồ và thiếu nhi rất yêu quý nhau. Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu nhi. Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. Tuyên dương các bạn kể tốt. Môn : Hát ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: QUẢ - HOÀ BÌNH CHO BÉ NGHE HÁT (HOẶC NGHE NHẠC) I.Mục tiêu : -Học sinh hát đúng giai điệu lời ca và thuộc bài. -Biết hát đối đáp bài : Quả và hát kết hợp vận động phụ hoạ. -Nghe gõ tiết tấu, nhận ra bài hát (bài: Hoà bình cho bé và Bầu trời xanh có tiết tấu lời ca giống nhau). II.Đồ dùng dạy học: -Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc. -Những nhạc cụ gõ cho học sinh. -Bảng chép lời ca. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ Gọi HS hát trước lớp bài “Hoà bình cho bé”. GV nhận xét phần KTBC. 2.Bài mới : GT bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Ôn tập bài Quả Cả lớp ôn tâp bài hát. Tập hát theo hình thức đối đáp: Đố và trả lời. Tổ chức cho các nhóm biểu diễn trước lớp (một em đơn ca câu hát đố: Quả gì ? … cả nhóm hát phần trả lời, kết hợp vận động phụ hoạ, nhún chân nhịp nhàng. Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát: Hoà bình cho bé. Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách hoặc tiết tấu lời ca. Tổ chức cho các nhóm biểu diễn có vận động phụ hoạ. Giáo viên vỗ tay hoặc gõ tiết tấu lời ca của bài hát đề học sinh nhận ra sự giống nhau về tiết tấu lời ca của các câu hát trong bài: Hoà bình cho bé và bài Bầu trời xanh. Hoạt động 3 : Nghe hát hoặc nghe nhạc. Giáo viên chọn bài hát thiếu nhi không lời cho học sinh nghe qua băng để học sinh nhận biết bài hát. 4.Củng cố : Cho học sinh hát lại kết hợp với vận động phụ hoạ hai bài hát. Nhận xét, tuyên dương. 5.Dặn dò về nhà: Tập hát ở nhà. Xem lại bài hát, thuộc bài hát … HS nêu. 4 em lần lượt hát trước lớp bài“Hoà bình cho bé”. HS khác nhận xét bạn hát. Lớp hát tập thể 1 lần. Vài HS nhắc lại. Học sinh hát lại bài “Quả” theo hướng dẫn của giáo viên. Nhóm này hát đố, nhóm kia hát trả lời. Các nhóm tập biểu diễn có vận động phụ hoạ. Học sinh hát và vỗ tay theo phách. Các nhóm biểu diễn và vận động phụ hoạ. Học sinh lắng nghe và nhận ra sự giống nhau về tiết tấu lời ca của hai bài hát từ đó nhận thất tất cả các câu hát của hai bài hát đều có tiết tấu hoàn toàn giống nhau. Học sinh lắng nghe và nêu tên bài hát. Ôn tập lại 2 bài hát và vận động phụ hoạ. Thực hiện ở nhà.

File đính kèm:

  • docGIAO AN T28.doc
Giáo án liên quan