Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 14

BÀI : ĂM - ÂM

I.Mục tiêu: -HS hiểu được cấu tạo các vần ăm, âm, các tiếng: tằm, nấm.

 -Phân biệt được sự khác nhau giữa vần ăm và âm.

 -Đọc và viết đúng các vần ăm, âm, các từ nuôi tằm, hái nấm.

-Nhận ra ăm, âm trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì.

-Đọc được từ và câu ứng dụng.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm.

II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa.

-Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng.

-Tranh minh hoạ luyện nói: Thứ, ngày, tháng, năm.

-Bộ ghép vần của GV và học sinh.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 1 - Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng: Bức tranh vẽ gì? Nội dung bức tranh minh hoạ cho câu ứng dụng: Khi đi em hỏi Khi về em chào Miệng em chúm chím Mẹ có yêu không nào? Gọi học sinh đọc. GV nhận xét và sửa sai. Luyện nói: Chủ đề: “Xanh, đỏ, tím, vàng”. GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. Tổ chức cho các em thi nói về các màu sắc em yêu. GV giáo dục TTTcảm. Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu 1 lần. GV Nhận xét cho điểm. Luyện viết vở TV (3 phút). GV thu vở một số em để chấm điểm. Nhận xét cách viết. 4.Củng cố : Gọi đọc bài. Trò chơi: Tìm vần tiếp sức: Giáo viên gọi học sinh chia thành 2 nhóm mỗi nhóm khoảng 6 em. Thi tìm tiếng có chứa vần vừa học. Cách chơi: Học sinh nhóm này nêu vần, học sinh nhóm kia nêu tiếng có chứa vần vừa học, trong thời gian nhất định nhóm nào nói được nhiều tiếng nhóm đó thắng cuộc. GV nhận xét trò chơi. 5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 5 -> 8 em N1 : que kem; N2 : ghế đệm. Học sinh nhắc lại. HS phân tích, cá nhân 1 em Cài bảng cài. Giống nhau : kết thúc bằng m. Khác nhau : im bắt đầu bằng i. i – mờ – im. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Thêm âm ch đứng trước vần im. Toàn lớp. CN 1 em. chờ – im – chim. CN 4 em, đọc trơn 4 em, 2 nhóm ĐT. Tiếng chim. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. CN 2 em Giống nhau : kết thúc bằng m Khác nhau : um bắt đầu bằng u, im bắt đầu bằng i. 3 em 1 em. Nghỉ giữa tiết. Toàn lớp viết Học sinh quan sát và giải nghĩa từ cùng GV. HS đánh vần, đọc trơn từ, CN vài em. Nhím, tìm, tủm tỉm, mũm mĩm. CN 2 em. CN 2 em, đồng thanh. Vần im, um. CN 2 em Đại diện 2 nhóm. CN 6 -> 7 em, lớp đồng thanh. Em bé chào mẹ để đi học.. HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh. Học sinh nói theo hướng dẫn của Giáo viên. Học sinh khác nhận xét. Hai nhóm mỗi nhóm 5 em thi tìm các màu sắc ở các đồ vật…. HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em. Học sinh lắng nghe. Toàn lớp. CN 1 em Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh dưới lớp cổ vũ tinh thần các bạn trong nhóm chơi. Học sinh khác nhận xét. Môn : Tập viết BÀI: NHÀ TRƯỜNG – BUÔN LÀNG – HIỀN LÀNH ĐÌNH LÀNG – BỆNH VIỆN – ĐOM ĐÓM I.Mục tiêu : -Giúp HS nắm được nội dung bài viết, đọc được các từ trong bài viết. -Viết đúng độ cao các con chữ. -Biết cầm bút, tư thế ngồi viết. II.Đồ dùng dạy học: -Mẫu viết bài 13, vở viết, bảng … . III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Hỏi tên bài cũ. Gọi 4 HS lên bảng viết. Gọi 1 tổ nộp vở để GV chấm. Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài. GV hướng dẫn HS quan sát bài viết. GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu cách viết. Gọi HS đọc nội dung bài viết. Phân tích độ cao, khoảng cách các chữ ở bài viết. HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa sai cho học sinh trước khi tiến hành viết vào vở tập viết. GV theo dõi giúp các em yếu hoàn thành bài viết của mình tại lớp. 3.Thực hành : Cho HS viết bài vào tập. GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết 4.Củng cố : Hỏi lại tên bài viết. Gọi HS đọc lại nội dung bài viết. Thu vở chấm một số em. Nhận xét tuyên dương. 5.Dặn dò : Viết bài ở nhà, xem bài mới. 1HS nêu tên bài viết tuần trước. 4 HS lên bảng viết: con ong, cây thông, vầng trăng, củ gừng, củ riềng. Chấm bài tổ 3. HS nêu tựa bài. HS theo dõi ở bảng lớp. Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm. HS tự phân tích. Học sinh nêu : các con chữ được viết cao 5 dòng kẽ là: h, l, b. Các con chữ được viết cao 4 dòng kẽ là: đ. Các con chữ được viết cao 3 dòng kẽ là: t .Các con chữ kéo xuống tất cả 5 dòng kẽ là: g, còn lại các nguyên âm viết cao 2 dòng kẽ. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 vòng tròn khép kín. Học sinh viết 1 số từ khó. HS thực hành bài viết HS nêu: Nhà trường, buôn làng, hiền lành, đình làng, bệnh viện, đom đóm. Thứ sáu ngày… tháng… năm 2004 Môn : Học vần BÀI : IÊM - YÊM I.Mục tiêu: -HS hiểu được cấu tạo vần iêm, yêm, tiếng xiêm, yếm. -Phân biệt được sự khác nhau giữa iêm và yêm để đọc và viết đúng. -Nhận ra iêm, yêm trong tiếng, từ ngữ, trong sách báo bất kì. -Đọc được từ và câu ứng dụng trong bài. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Điểm mười. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ từ khóa. -Tranh minh hoạ: Câu ứng dụng, luyện nói. -Thanh kiếm, cái yếm. -Bộ ghép vần của GV và học sinh. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh rút ra vần iêm, ghi bảng. Gọi 1 HS phân tích vần iêm. Lớp cài vần iêm. GV nhận xét So sánh vần êm với iêm. HD đánh vần vần iêm. Có iêm, muốn có tiếng kiếm ta làm thế nào? Cài tiếng kiếm. GV nhận xét và ghi bảng tiếng kiếm. Gọi phân tích tiếng kiếm. GV hướng dẫn đánh vần tiếng kiếm. Dùng tranh giới thiệu từ “dừa xiêm”. Hỏi:Trong từ có tiếng nào mang vần mới học Gọi đánh vần tiếng xiêm, đọc trơn từ dừa xiêm. Gọi đọc sơ đồ trên bảng. Vần 2 : vần yêm (dạy tương tự ) So sánh 2 vần Đọc lại 2 cột vần. Gọi học sinh đọc toàn bảng. HD viết bảng con : iêm, dừa xiêm, yêm, cái yếm. GV nhận xét và sửa sai. Đọc từ ứng dụng. Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng, có thể giải nghĩa từ (nếu thấy cần), rút từ ghi bảng. Thanh kiếm: Giáo viên đưa thanh kiếm cho học sinh xem. Quý hiếm: Cái gì đó rất quý mà lại rất hiếm. Yếm dãi: Đưa cái yếm cho học sinh xem. Thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi. Hỏi tiếng mang vần mới học trong từ : Thanh kiếm, quý hiếm, âu yếm, yếm dãi. Gọi đánh vần tiếng và đọc trơn từ đó. Đọc sơ đồ 2 Gọi đọc toàn bảng 3.Củng cố tiết 1: Hỏi vần mới học. Đọc bài. Tìm tiếng mang vần mới học. NX tiết 1 Tiết 2 Luyện đọc bảng lớp : Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng: Ban ngày, Sẻ mãi đi kiếm ăn cho cả nhà. Tối đến, sẻ mới có thời gian âu yếm đàn con. Gọi học sinh đọc. GV nhận xét và sửa sai. Luyện nói : Chủ đề: “Điểm mười”. GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. GV treo tranh và hỏi: Trong trang vẽ những ai? Bạn học sinh như thế nào khi cô cho điểm 10? Nếu là con, con có vui không? Khi con nhận điểm 10, con muốn khoe với ai đầu tiên? Phải học như thế nào thì mới được điểm 10? Lớp mình bạn nào hay được điểm 10? Bạn nào được nhiều điểm 10 nhất? Con đã được mấy điểm 10? Hôm nay, có bạn nào được điểm 10 không? GV giáo dục TTTcảm. Đọc sách kết hợp bảng con. GV đọc mẫu 1 lần. GV Nhận xét cho điểm. Luyện viết vở TV (3 phút). GV thu vở 5 em để chấm. Nhận xét cách viết 4.Củng cố: Gọi đọc bài. Trò chơi: Thi tìm nhanh tiếng có vần iêm, yêm Hai đội chơi, mỗi đội 5 người. Thi tìm trong sách báo các tiếng có vần iêm, yêm. Đội nào tìm nhiều tiếng và viết ra đúng, đội đó thắng. GV nhận xét trò chơi. 5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 6 -> 8 em N1 : trốn tìm; N2 : tủm tỉm. Học sinh nhắc lại. HS phân tích, cá nhân 1 em Cài bảng cài. Giống nhau: Kết thúc bằng m. Khác nhau: iêm bắt đầu bằng iê. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Thêm âm k đứng trước vần iêm và thanh sắc trên đầu âm iê. Toàn lớp. CN 1 em. ka – iêm – kiêm – sắc – kiếm. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. Tiếng xiêm. CN 4 em, đọc trơn 4 em, nhóm. CN 2 em Giống nhau : phát âm như nhau. Khác nhau : yêm bắt đầu nguyên âm yê. 3 em 1 em. Nghỉ giữa tiết. Toàn lớp viết HS đánh vần, đọc trơn từ, CN 4 em Kiếm, hiếm, yếm. CN 2 em CN 2 em, đồng thanh Vần iêm, yêm. CN 2 em Đại diện 2 nhóm CN 6 ->8 em, lớp đồng thanh HS tìm tiếng mang vần mới học (có gạch chân) trong câu, 4 em đánh vần các tiếng có gạch chân, đọc trơn tiếng 4 em, đọc trơn toàn câu 7 em, đồng thanh. Học sinh nói dựa theo gợi ý của GV. Học sinh khác nhận xét. Cô giáo và các bạn. Vui sướng. Rất vui. Khoe với mẹ. Học thật chăm chỉ. Tuỳ các em nêu. Tuỳ học sinh nêu. Liên hệ thực tế và nêu. HS đọc nối tiếp kết hợp đọc bảng con 6 em. Học sinh lắng nghe. Toàn lớp CN 1 em Đại diện 2 đội mỗi đội 5 học sinh lên chơi trò chơi. Giáo viên phát cho 2 đội 2 bài viết giáo viên đã chuẩn bị giống nhau. Học sinh tìm và viết lên bảng lớp. Học sinh khác nhận xét. Môn : Hát BÀI : ÔN TẬP BÀI HÁT SẮP ĐẾN TẾT RỒI I.Mục tiêu : -HS biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát: Sắp đến tết rồi. -Biết tập biểu diễn hát kết hợp vận động phụ hoạ. II.Đồ dùng dạy học: -Nhạc cụ, tranh, trống, nhỏ, thanh phách … -Tranh mô tả ngày tết với tuổi thơ. -GV nắm vững cách thể hiện bài hát III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ Gọi HS hát trước lớp. Gọi HS nhận xét. GV nhận xét phần KTBC. 2.Bài mới : GT bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Ôn bài hát: Sắp đến tết rồi. GV treo tranh quang cảnh ngày tết cho học sinh nhận xét nội dung tranh. Hát kết hợp vỗ tay theo phách (gõ thanh phách, song loan…) Gọi từng tổ học sinh hát, nhóm hát. GV chú ý để sửa sai. Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ hoạ. GV vừa hát vừa vỗ tay theo phách. Hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động phụ hoạ. Gọi HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, kết hợp nhún chân. Hoạt động 3: Chia lớp thành 4 nhóm. Một nhóm đọc lời theo tiết tấu, các nhóm khác đệm theo bằng nhạc cụ gõ. 4.Củng cố : Hỏi tên bài hát. HS biểu diễn bài hát. Nhận xét, tuyên dương. 5.Dặn dò về nhà: HS nêu. 4 em lần lượt hát trước lớp. HS khác nhận xét bạn hát. Vài HS nhắc lại Học sinh quan sát tranh và nhận xét nêu nội dung tranh. Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV. Học sinh hát theo nhóm. Học sinh theo dõi GV thực hiện. Lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ. Học sinh thực hành theo hướng dẫn của GV. Học sinh nêu. Học sinh 2 em một hát song ca và biểu diễn động tác phụ hoạ. Lớp hát đồng thanh.

File đính kèm:

  • docGIAO AN T14.doc
Giáo án liên quan