I. Mục đích, yêu cầu.
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn, giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, phân biệt lời người dẫn truyện với lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa nhỏ. Tốc độ đọc 80 tiếng / 1 phút.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Cách nghĩ của trẻ em về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, rất khác với người lớn.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ trong sgk (nếu có).
III. Các hoạt động dạy học.
30 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc làm bằng gì, trông như thế nào, em đựng gì ở mỗi ngăn?
C, Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. VN viết hoàn thành 2 đoạn văn vào vở TLV.
Tiết 3: Toán
Bài 85: Luyện tập
I. Mục tiêu.
Giúp hs:
- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp 2 dấu hiệu để nhận biết các số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là 0.
II. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; dấu hiệu chia hết cho 5? Vd minh hoạ?
- 2,3 Hs nêu.
- Gv cùng hs nx, chốt ý đúng.
B, Giới thiệu bài luyện tập:
Bài 1.
- Gv cùng hs nx, trao đổi cách làm:
- Hs đọc yêu cầu, tự làm bài vào nháp, 2 Hs lên bảng chữa bài.
a. Số chia hết cho2:
4568; 66814; 2050; 3576; 900;
b. Số chia hết cho 5:
2050; 900; 2355.
Bài 2. Yc hs làm bài vào vở nêu miệng:
- Cả lớp làm và nêu. Lớp nx.
- VD:a. 346; 478; 900; 806
b. 345; 580; 905
Bài 3. Yêu cầu hs tự làm bài vào vở, chữa bài.
- Cả lớp làm bài, 3 hs lên bảng chữa bài.
- Gv cùng hs chữa bài cùng trao đổi cách làm.
a. 480; 2000; 9010;
b. 296; 324
c. 345; 3995.
Bài 4.Khái quát lên từ bài 3:
Số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là chữ số 0.
C, Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài.
Tiết 4: Địa lí
Bài 17: Ôn tập học kì I
I. Mục tiêu:
- Củng cố luyện tập những kiến thức cơ bản:
+ Hệ thống những đặc điểm chính về thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất của người dân ở HLS, trung du Bắc Bộ , Tây Nguyên, và hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB.
- Chỉ được dãy núi HLS , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt , thành phố Hà Nội trên bản đồ.
- Có ý thức yêu quí, gắn bó hơn với quê hương, đất nước Việt Nam.
II - Đồ dùng dạy học.
- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN ( TBDH )
- Phiếu học tập ( Lược đồ trống VN phô tô nhỏ )
- Lược đồ trống VN ( TBDH )
III - Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ :
Gv nêu 3 câu hỏi sgk / 112.
3 hs trả lời
- Gv cùng hs nx ghi điểm
B, Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu bài
1, Hoạt động 1 : Vị trí miền núi và trung du
* Mục tiêu : - Xác định vị trí miền núi và trung du trên bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Điền tên dãy núi HLS , các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt vào lược đồ.
* Cách tiến hành:
? Chúng ta đã học về những vùng nào ?
- Dãy HLS ( với đỉnh Phan- xi păng ) ; Trung du bắc bộ ; Tây Nguyên, và thành phố Đà Lạt.
GV treo bản đồ, yêu cầu hs lên chỉ
1 số hs lên chỉ, lớp qs nx trao đổi, bổ sung.
Gv nx, tuyên dương hs làm tốt
GV phát phiếu ( lược đồ trống )
Hs tự điền, 2,3 hs lên dán bảng.
- Lớp nx,bổ sung
Gv nx chung.
2, Hoạt động 2 : Đặc diểm thiên nhiên và hoạt động sản xuất.
* Mục tiêu: - Hs nêu đặc điểm địa hình và khí hậu ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên. - Hs nêu đặc điểm về con người và hoạt động ở HLS và Tây Nguyên.
* Cách tiến hành :
Đọc câu hỏi 2 và gợi ý sgk / 97
- Cả lớp đọc thầm
Gv chia nhóm 4 để thảo luận chuyên sâu vào 1 đặc điểm của từng vùng.
- N1,2 : Địa hình và khí hậu ở HLS và Tây Nguyên
- N3,4 : Dân tộc, trang phục, lễ hội, ở HLS và Tây Nguyên
- Con người và các hoạt động sinh hoạt, sản xuất ở HLS và TN.
Trình bày :
Lần lượt từng đặc điểm
Lớp nx, bổ sung
Gv nx chốt ý chung.
* Kết luận : Cả 2 vùng đều có những đặc điểm đặc trưng riêng về thiên nhiên, con người với cách sinh hoạt động sản xuất .
3, Hoạt động 3 : Vùng trung du bắc bộ.
* Mục tiêu : - Nêu đặc điểm địa hình ở Trung du bắc bộ. Những việc làm của người dân để phủ xanh đất trống đồi trọc.
* Cách tiến hành :
- Tổ chức thảo luận nhóm đôi
Mỗi bàn là 1 nhóm
? Trung du bắc bộ có đặc điểm địa hình như thế nào ?
- Là vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.
? Tại sao phải bảo vệ rừng ở trung du Bắc Bộ ?
- Rừng bị khai thác cạn kiệt, diện tích đất trống đồi trọc tăng lên.
-Trồng rừng che phủ đồi, ngăn chặn tình trạng đất bị xấu đi.
? Những biện pháp để bảo vệ rừng ?
Trồng rừng nhiều hơn nữa, trồng cây công ngiệp dài ngày cây ăn quả.
- Dừng hành vi khai thác rừng phá rừng bừa bãi.
* Kết luận : Cần được bảo vệ, không khai thác bừa bãi, tích cực trồng rừng.
4. Hoạt động 4: Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở ĐBBB.
* Mục tiêu: - Hs xác định được vị trí ĐBBB và Hà Nội trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Nêu được đặc điểm về HĐSX của người dân ở ĐBBB.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs xác định vị trí ĐBBB, Hà Nội trên bản đồ:
- Hs quan sát và chỉ trên bản đồ.
? Trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBBB có đặc điểm gì?
- Hs thảo lận N2 trả lời.
? Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở ĐBBB? Nêu thứ tự công việc trong quá trình sx lúa gạo?
- Hs thảo luận trước lớp. Lớp trưởng điều khiển.
? Vì sao Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá khoa học hàng đầu của nước ta?
- Hs trao đổi và trả lời.
* Kết luận: Gv tóm tắt lại ý chính.
5, Củng cố, dặn dò:
- Gv nx tiết học. Học thuộc nội dung ôn tập chuẩn bị tiết sau KTĐK.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 17
I. yêu cầu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 17.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc.
II. Lên lớp:
1/ Nhận xét chung:
- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao.
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
- Thực hiện tốt nề nếp của trờng, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Chữ viết có tiến bộ:
- Vệ sinh lớp học. Thân thể sạch sẽ.
Kn tính toán có nhiều tiến bộ.
Khen:
Tồn tại:
- 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Lười học bài và làm bài:
Đi học quên đồ dùng.
Chê:
2/ Phương hướng tuần 17:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 18.
Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
Ôn tập cho kiểm tra định kì học kì I có kết quả.
Tiết 5: Đạo đức
Bài 8: Yêu lao động ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho hs thấy được giá trị của lao động.
- Hs tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Hs biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết, vẽ về một công việc mà em yêu thích.
III. Đồ dùng dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng ghi nhớ của bài?
- 2,3 Hs đọc.
- Gv cùng hs nx, đánh giá chung.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Làm bài tập 5, sgk.
* Mục tiêu: Hs nói lên những ước mơ của mình và những việc làm để thực hiện những ước mơ đó.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi:
- Hs đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu:
- Hs trao đổi theo nhóm đôi.
- Trình bày trước lớp:
- Một số hs trình bày, Lớp thảo luận theo ước mơ của bạn trình bày.
* Gv nx, nhắc nhở hs cần phải cố gắng, học tập rèn luyện để thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
3. Hoạt động 2: Giới thiệu về các bài viết tranh ảnh, vẽ.
* Mục tiêu: Hs trình bày về 1 bài giới thiệu viết, vẽ, tư liệu sưu tầm về một công việc mà em yêu thích.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs làm việc cá nhân:
- Từng hs chẩn bị bài của mình đã chuẩn bị ở nhà để trình bày trước lớp.
- Trình bày:
- Từng hs trình bày, giới thiệu bài viết, vẽ của mình.
- Thảo luận, nx bài giới thiệu của từng hs.
- Hs nêu ý kiến của mình thông qua bài giới thiệu của bạn.
- Gv cùng hs nx, khen những hs trình bày bài tốt.
* Kết luận: + Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội.
+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của bản thân.
4. Hoạt động tiếp nối.
Làm tốt các công việc tự phục vụ bản thân. Tích cực tham gia vào các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
Tiết 6: Kĩ thuật
Tiết 35: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa (Tiết 1).
I. Mục tiêu:
- Hs biết được mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng qui trình.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu đĩa hạt giống đã thử độ nảy mầm.
- Hạt giống, giấy thấm nước, bông, hoặc vải mềm.
- Đĩa đựng hạt.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu.
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu:
- Hs quan sát.
? Thế nào là thử độ nảy mầm?
- Gieo hạt giống vào đĩa có lớp vải, bông có đủ độ ẩm ...
? Điều kiện hạt giống nảy mầm được?
- Nhiệt độ, độ ẩm..qs sau một thời gian xem có bao nhiêu hạt nảy mầm được.
? Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
- Biết hạt giống tốt hay xấu...để sử dụng hạt giống đó hay thay giống.
3. Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật.
? Nêu các bước thử độ nảy mầm ?
- Hs nêu.
- Gv lưu ý hs :
- Đĩa dùng thử phải có đáy bằng phẳng.
- Nên dùng bông thử độ nảy mầm. Nhúng bông đủ ẩm, trải đều lòng đĩa.
- Xếp các hạt cách đều nhau.
4. Hoạt động 3: HS thực hành:
- Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm, báo cáo.
- Tiến hành thử theo nhóm 4:
- Mỗi nhóm thử một loại hạt.
- Các nhóm thực hành thử.
- Gv quan sát, giúp đỡ nhóm lúng túng.
5. Nhận xét, dặn dò.
- Nx tiết học. VN theo dõi sản phẩm, có thể thử độ nảy mầm của 2 loại hạt trong một đĩa. Giờ học sau mang sản phẩm tới lớp.
Tiết 1: Kĩ thuật
Tiết 36: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Luyện tập củng cố cho hs:
- Thực hiện các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống.
- Có ý thức làm việc cẩn thận, ngăn nắp, đúng qui trình.
II. Đồ dùng dạy học.
- Sản phẩm của tiết học trước.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống?
- 1 số hs nêu.
- Gv cùng hs nx, đánh giá.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1. Nêu lại các bước đã thực hiện thử.
- Nhắc lại cách tiến hành thử độ nảy mầm của nhóm em?
- Đại diện các nhóm trình bày.
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Gv cùng hs quan sát kết quả, trao đổi, nx cho từng sản phẩm.
- Các nhóm tiến hành qs, nx các sản phẩm theo tiêu chí:
- Vật liệu, dụng cụ.
- Qui trình thực hiện.
- Kết quả;
- Gv nx chung kết quả của hs.
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nx tiết học. Chuẩn bị tiết học sau: Một số loại hạt giống rau, hoa.
File đính kèm:
- Tuan 17.doc