Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 20

A/Mục tiêu:

- Đọc rành mạch,trôi chảy.Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp nội dung câu chuyện.

- Hiểu ND: Ca ngợi sức khoẻ, tài năng, tinh thần đoàn kết chiến đấu chống yêu tinh, cứu dân bản của bốn anh em Cẩu Khây (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

-Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

- Hợp tác.

- Đảm nhận trách nhiệm.

B/Phương tiện dạy học : Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.SGK

C/Tiến trình dạy học:

1/Bài cũ: GV gọi HS đọc bài, trả lời câu hỏi.GV nhận xét,chấm điểm.

2/Bài mới: -GV giới thiệu bài.

 

doc13 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy các môn lớp 4 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh: GV gọi 1 HS đọc từ nốt thấp đến nốt cao (Đô, rê, mi, son, la).Trong bài có những hình nốt nào? (nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng).HS tập gõ thanh phách, tiết tấu.HS tập đọc thang đi lên liền bậc,cách bậc.Giáo viên chia lớp thành nai nhóm: một nhóm đọc nhạc, một nhóm ghép lời ca.Cả lớp đọc nhạc và ghép lời ca.GV và học sinh nhận xét,tuyên dương. 3. Hoạt động 3:TÍCH HỢP NGLL: ( 10 phút): Hoạt động ngoại khóa 3.1. Nội dung: GV cho HS nghe một số bài hát của nước nga. Volga xinh đẹp. Đôi bờ. 3.2. Cách thể hiện: Hoạt động riêng cuối tiết. 4/Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. -GV nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung.. . ******************************************* * BUỔI CHIỀU Luyện từ và câu (BS) LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀM GÌ? (SGK/15 –TGDK:35’) A/Mục tiêu: - Xác định được bộ phận CN,VN trong câu kể . - Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì? B/ Tiến trình dạy học: *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Xác định C-V trong câu kể . Bài 2: Giáo viên treo tranh minh hoạ, HDHS khá giỏi viết 1 đoạn văn ngắn kể về hoạt động giờ ra chơi . (Có sử dụng câu kể Ai làm gì?).Gọi một số học sinh trình bày đoạn văn, cả lớp nhận xét. Giáo viên nhận xét tiết học. __________________________ Toán: ( BS ) PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN. (SGK/108 –TGDK:35’) A/Mục tiêu: -Biết được thương của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số; tử số là số bị chia, mẫu số là số chia. -Làm bài tập 1, 2 (2 sau). B/ Tiến trình dạy học: 1/ GV giới thiệu bài. * Hoạt động 1: - GV ôn lại KT mới Phân số và phép chia số tự nhiên. * Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập.Cả lớp làm bài tập.GV gọi 4 HS lên bảng làm bảng phụ. Bài 2 1 HS đọc yêu cầu bài tập. GV gọi 2 HS lên bảng làm bảng phụ.Cả lớp ,sửa sai. Bài 3: Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng 1. ( 28 ; 9 ; 35 ; 55 ) -GV nhận xét tiết học. __________________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 17 tháng 1 năm 2014 Luyện từ và câu:(tiết 40) MỞ RỘNG VỐN TỪ: SỨC KHOẺ (SGK/18 –TGDK:35’) A/Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khoẻ của con người và tên một số môn thể thao (BT1, BT2); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khoẻ (BT3, BT4). B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK. C/Tiến trình dạy học: 1/Bài cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Đặt câu kể Ai làm gì? Xác định chủ ngữ và vị ngữ.Giáo viên nhận xét,cho điểm. 2/Bài mới:-GV giới thiệu bài. *Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.Học sinh thảo luận nhóm,làm bài tập vào bảng phụ.Đại diện các nhóm báo cáo.Cả lớp nhận xét. Bài 2: Gọi một em học sinh đọc yêu cầu của bài tập.Giáo viên gợi ý cho cả lớp làm bài tập.Gọi 2 em lên bảng làm bài tập, cả lớp nhận xét. Bài 3: Gọi 1 em học sinh đọc yêu cầu bài tập.Học sinh trao đổi nhóm, tìm một số từ để điền vào chỗ trống.Đại diện các nhóm báo cáo.Cả lớp nhận xét. Bài 4: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.GV gợi ý một số câu tục ngữ liên quan đến sức khoẻ con người,hướng dẫn HS làm bài tập.GV gọi HS phát biểu ý kiến.Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung. *Hoạt động 2: Củng cố dặn dò. -GV nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung.. . _________________________________ Tập làm văn: (tiết 40) LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG. (SGK/19 –TGDK:35’) A/Mục tiêu: Nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn miêu tả (BT1). - Bước đầu biết quan sát và trình bày được một vài nét đổi mới ở nơi HS đang sống (BT2). - Thu thập xử lí thông tin (về địa phương mình giới thiệu). - Thể hiện sự tự tin. - Lắng nghe tích cực, cảm nhận chia sẻ, bình luận ( Về bài giới thiệu của bạn ) B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK. C/Tiến trình dạy học: 1/Bài cũ: Giáo viên nhận xét chung bài làm của học sinh. 2/Bài mới: -GV giới thiệu bài. *Hoạt động 1:Học sinh làm bài tập. Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập,đọc thầm bài Nét mới ở Vĩnh Sơn.Học sinh thảo luận nhóm qua 2 câu hỏi SGK/19→Đại diện các nhóm báo cáo: + Bài văn giới thiệu những đổi mới của xã Vĩnh Sơn, một xã miền núiđeo đẳng quanh năm. + Học sinh kể lại bài dựa vào bài mẫu. -GV đưa bảng phụ có sẵn dàn ý của bài mẫu. Cho HS dựa vào bài mẫu có thể lập dàn ý vắn tắt của một bài giới thiệu: + Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương em đang sinh sống. + Thân bài: Giới thiệu những đổi mới của địa phương. + Kết bài: Cảm nghĩ của em về sự đổi mới→Các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét. * Qua hoạt động này HS thu thập xử lí thông tin (về địa phương mình giới thiệu). Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài tập.GV hướng dẫn HS dựa vào dàn ý để viết bài văn giới thiệu về địa phương của mình có những thay đổi gì? Học sinh viết bài theo gợi ý.Học sinh trình bày bài làm,cả lớp nhận xét.Cả lớp và giáo viên nhận xét,bình chọn người giới thiệu về địa phương mình tự nhiên, chân thực,hấp dẫn nhất. *Qua hoạt động này HS thể hiện sự tự tin khi trình bày, lắng nghe tích cực, cảm nhận chia sẻ, bình luận ( về bài giới thiệu của bạn ) *Hoạt động 2: Củng cố dặn dò. -GV nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung.. . ________________________________________ Toán PHÂN SỐ BẰNG NHAU. (SGK/111 –TGDK:35’) A/Mục tiêu: :Bước đầu nhận biết được tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau. -Làm được các bài tập 1. B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK. C/Tiến trình dạy học: 1/Bài cũ HS lên bảng làm bài tập: Viết phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1..GV nhận xét . 2/Bài mới: -GV giới thiệu bài. *Hoạt động 1: Tính chất cơ bản của phân số. - GV phân tích cho HS hiểu tính chất cơ bản của phân số: + Lấy hai hình tròn bằng nhau. + Hình tròn thứ nhất chia thành 4 phần bằng nhau, tô màu 3 phần () + Hình tròn thứ hai chia thành 8 phần bằng nhau, tô màu 6 phần () -Ta thấy của hình tròn bằng của hình tròn. + Vậy: và là hai phân số bằng nhau. →GV chốt lại ý: Tính chất cơ bản của phân số SGK/111. *Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập .Cả lớp làm bài tập.GV gọi 1 HS lên bảng làm bảng phụ.Cả lớp và GV nhận xét,sửa sai. *Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. -GV nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung.. . ___________________________________ Khoa học: (tiết 40) BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH. (SGK/80 –TGDK:35’) A/Mục tiêu: Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây, - Kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí. B/Phương tiện dạy học : Bảng phụ,bút dạ,SGK. C/Tiến trình dạy học: 1/Bài cũ: GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi: Nêu những nguyên nhân làm cho không khí bị ô nhiễm? Nêu tác hại của bầu không khí bị ô nhiễm? GV nhận xét,chấm điểm. 2/Bài mới:-GV giới thiệu bài. *Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. - Giáo viên hướng dẫn HS quan sát tranh,chỉ ra những tranh thể hiện những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.Học sinh thảo luận nhóm.Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát.Cả lớp nhận xét và sửa sai→Giáo viên chốt lại ý: Chống ô nhiễm không khí bằng cách: Thu gom và sử lý rác, phân hợp lý, giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếpBảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. *Qua hoạt động này HS có kĩ năng lựa chọn giải pháp bảo vệ môi trường không khí. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. -Mục tiêu: HS viết bản cam kết và tuyên truyền,cổ động mọi người tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch. -Cách tiến hành: Học sinh làm việc theo nhóm,dựa vào những thông tin có trong bài,xây dựng bản cam kết, tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền,cổ động mọi người bảo vệ bầu không khí trong sạch.Các nhóm báo cáo.Cả lớp nhận xét.Giáo viên nhận xét, chốt lại ý. *Qua hoạt động này HS có kĩ năng trình bày, tuyên truyền về việc bảo vệ bầu không khí trong sạch. *Hoạt động 3: Củng cố dặn dò. -GV nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung.. . Sinh hoạt tập thể ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC A. Mục tiêu: - Nhằm đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động của lớp tuần vừa qua . - Đồng thời, đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới. - Nhắc nhở, giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động. B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động: 1. Ưu điểm: Trong tuần vừa qua, đa số tất cả Hs đều có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. 2. Khuyết điểm: Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh còn làm việc riêng trong giờ học. Ở lớp, chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng. Tham gia công tác lao động chưa tốt. Tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. C. Phương hướng tuần tới: 1. Hạnh kiểm: Trong hoạt động tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo. Giáo dục cho Hs hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. Biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Học tập: Tuần tới, giáo viên thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. 3. Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động trên lớp ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh.

File đính kèm:

  • docTUAN 20.doc